Áp dụng ma trận SWOT:

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020 (Trang 78)

2.

3.4.1. Áp dụng ma trận SWOT:

Để đạt được các mục tiêu chiến lược, việc hoạch định chiến lược phải hướng đến phát huy được các điểm mạnh và hạn chế được điểm yếu của bản thân đơn vị, đồng thời tận dụng được các cơ hội hay đẩy lùi được các đe doạ đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị; muốn thực hiện điều này ta sử dụng ma trận SWOTtại Bảng 3.1:

Bảng 3.1: Phân tích ma trận SWOT

Điểm mạnh (S- STRENGTHS) Điểm yếu (W-WEAKNESSES)

1. Sản phẩm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, có chất lượng tốt

2. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ

chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh xăng dầu

3. Hệ thống thiết bị, công nghệ bán hàng của

Công ty khang trang, hiện đại và an toàn

4. Uy tín thương hiệu Petrolimex được khách hàng ưa chuộng rộng lớn

5. Công ty có khả năng tài chính mạnh

6. Có khả năng cung ứng nguồn hàngổn định cả trong trương hợp có sự thay đổi

7. Lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng

1. Giá cả hàng hóa hợp lý trong phạm vi quy định

của nhà nước

2. Tinh thần làm việc của người lao động chưa

phát huy nhiệt tình, trách nhiệm với công việc

3. Mạng lưới kinh doanh của Công ty phân bố

rộng, vị trí thuận lợi cho người mua hàng nhưng

quy mô nhỏ

4. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty thiết lập khá

phù hợp xu thế kinh doanh nhưng chậm chuyển

biến về chất lượng điều hành . Chất lượng dịch vụ

khách hàngchưa cao

5. Mạng lưới phân phối không đồng đều, chưa bố

tríở khu vực ngoại thành

Cơ hội (O- OPPORTUNITIES) Đe dọa (T-THREATS)

1. Nền kinh tế Việt nam tăng trưởng ổn định, tình hình chính trị, xã hội an ninh tốt

2. Nhu cầu sử dụng sản phẩm hàng hóa chất

lượng ngày càng cao của nhân dân

3. Thu nhập của người tiêu dùng tăng nhanh

4. Niềm tin vào khách hàng đối với uy tín của

Petrolimex

5. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công

1. Nền kinh tế Việt nam gia nhập WTO và hiệp định thương mại tự do ASEAN Công ty phải cạnh

tranh với các đối thủ nước ngoài.

2. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh là đầu mối kinh doanh xăng dầu

3. Sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh sản

xuất và chế biến dầu mỏ trong nước

nghệ trên thế giới

6. Cơ chế điều hành kinh doanh xăng dầu của

Chính phủ bảotrợ ngành xăng dầu

khẩu xăng dầu được nhập khẩu vào Việt Nam

5. Sự thay thế của các sản phẩm xăng dầu chế

biến sinh học

6. Sự điều chỉnh của nhà nước về quản lý chất lượng hàng hóa và tác động môi trường

Nguồn: “Kết quả thảo luận về việc hoạch định chiến lược phát triển Petrolimex SaiGon đến năm 2020”

Từ phân tích ma trận SWOT; trên cơ sở các cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của đ ơn vị đã phân tíchở các phần của ma trận SWOT, phối hợp logic từng cặp yếu tố để hình thành những phương án chiến lược cụ thể, Công ty có thể kết hợp lập các phương án để lựa chọn chiến lược kinh doanh của mình theo dạng sau:

- Chiến lược kết hợp (SO): S1S2S3S4S5S7O1O3O4O6, hình thành chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược này vận dụng hầu như toàn bộ các điểm mạnh của Công ty: nhân lực, tài chính, thiết bị máy móc, phát huy tốt thương hiệu Petrolimex và khai thác các quan hệ truyền thống để phục vụ kịp thời cho nhu cầu tăng trưởng kinh doanh do tín hiệu khởi sắc từ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng cao.

- Chiến lược kết hợp (SO): S1S3 S5 S6 O2 O5 O6, hình thành chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược này nhằm tăng doanh thu tăng sản lượng bán hàng bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng hiện tại.

Công ty cần khai thác tốt lợi thế có năng lực kinh doanh với thiết bị công nghệ hiện đại và an toàn, chất lượng sản phẩm cao và ổn định, được khách hàng tín nhiệm, tăng năng lực cạnh tranh trong chiến lược phát triển sản phẩm nhằm bảo vệ và giữ vững được thị trường truyền thống và tạo điều kiện phát triển thị phần ở thị trường mới. Thực hiện chiến lược này phải chú trọng hiệu quả, đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các biện pháp makerting và giải pháp điều hành tích cực kỹ lưỡng, cần cân nhắc, so sánh đánh giá mục tiêu hiệu quả trước khi quyết định.

- Chiến lược kết hợp (WO): O3O4O5W2W3W4,hình thành chiến lược phát triển thị trường, chiến lược này tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách dựa vào niềm tin

của khách hàng đối với thương hiệu xăng dầu Petrolimex.

Trong điều kiện thu nhập của nhân dân tăng cao sẽ mở ra nhu cầu tăng trưởng và khoa học công nghệ phát triển là điều kiện để bồi dưỡng đội ngũ nâng cao năng lực trìnhđộ đáp ứng yêu cầu phát triển; khẩn trương nâng cấp và mở rộng hệ thống mạng lưới cửa hàng xăng dầu với quy mô lớn, hiện đại theo hình mẫu cửa hàng xăng dầu trong khu vực và trên thế giới. Công ty cần sớm điều chỉnh đồng bộ mạng lưới kinh doanh và đổi mới lực lượng cán bộ lãnhđạo trong bộ máy điều hành doanh nghiệp có đủ năng lực thích ứng với nhiệm vụ kinh doanh chiến lược. Tuy nhiên phải xem xét tình huống có thể xảy ra cả trong và ngoài đơn vị để chọn phương án chiến lược tối ưu ở những thời điểm phù hợp hội tụ đủ điều kiện cũng cố, khắc phục các điểm yếu của Công ty.

- Chiến lược kết hợp (ST):S2S3S4S5T1T2T3T5T6, hình thành chiến lược giá rẻ, với khả năng tài chính mạnh, hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại và đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm cao, nguồn hàng có truyền thống ổn định, uy tín thương hiệu cao trong các tầng lớp khách hàng và có hệ thống mạng lưới cơ sở vật chất trải rộng chiếm tỉ trọng lớn trên thị trường xăng dầu nội địa. Vì vậy, cho phép Công ty và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam phát huy lợi thế đó; kết hợp chặt chẽ với các giải pháp đồng bộ đểtiết giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và cung cấp nguồn xăng dầu cho khách hàng với giá rẻ hơn các đối thủ trong và ngoài nước. Có như vậyPetrolimex SaiGon mới phát triển và đứng vững trong hội nhập kinh tế diễn ra cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên với trìnhđộ, năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ hiện tại cần và phải đầu tư mạnh cho hoạt động marketing, nâng cao chất lượng quản lý và điều hành doanh nghiệp, chiến lược này cần xem xét một cách thận trọng và cân nhắc từng vấn đề thật chu đáo để lựa chọn.

- Chiến lược k ết hợp (WT): W3W4T1T2T5, hình thành chiến lược hội nhập về phía trước, chiến lược này liên quan đến việc tăng quyền sở hữu hoặc kiểm soát các nhà phân phối hoặc các Tổng đại lý/đại lý bán lẻ sản phẩm xăng dầu của Công ty. Theo đuổi chiến lược này giúp Công ty khắc phục được các điểm yếu hiện tại như tin thần trách nhiệm của lực lượng bán hàng, khẩn trương đầu tư mở rộng và phát triển hệ thống cơ sở bán hàng có quy m ô lớn và hiện đại, cũng cố và nâng cao chất

lượng đội ngũ, tạo cấu trúc bộ máy khoa học và hiệu quả cao; đồng thời Công ty tổ chức duy trì và phát triển mạng lưới phân phối các đại lý, nhằm thiết lập hệ thống phân phối xăng dầu Petrolimex trên diện rộng vững mạnh và chiếm tỷ trọng cao, tạo thế cạnh tranh mạnh trước các đối thủ cạnh tranh hiện tại và những năm tới. Việc lựa cọn phương án chiến lược tùy thuộc vào sự cân nhắc và so sánh với các phương án khác để phương án chọn làm chiến lược kinh doanh phải th ực sự đạt chuẩn tối ưu trên mọi phương diện.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020 (Trang 78)