2.
3.7.3. Đối với Petrolimex SaiGon:
Thúc đẩy, triển khai và hoàn thiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành các hoạt động trong kinh doanh (thống kê, điều độ, giám định, thị trường, hoạt động tái xuất, ..). Đầu tư, hoàn thiện hơn cho công tác xây dựng website của Petrolimex SaiGon để tăng tính hấp dẫn về hình thức, phong phú về nội dung, hợp lý về bố cục;
Cải tiến quy trìnhđánh giá năng lực nhân viên nhằm chuẩn hóa chất lượng nhân sự. Đào tạo đội ngũ phát triển thị trường, đặc biệt đào tạo bộ phận này giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và công nghệ thông tin để không những tìm kiếm và phân tích thông tin hiệu quả mà còn là cầu nối giúp công ty liên kết chặt chẽ với các đốitác, khách hàng;
Cần có sự liên kết chặt chẽ hơn nữa đối với các Phòng/Ban nghiệp vụ, tránh sự chồng chéo và đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết. Phòng Kế toán Tài chính cần nhanh chóng triển khai phần mềm quản lý công nợ và kết nối với ngân hàng giúp lãnhđạo biết nhanh về công nợ của khách hàng;
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt đ ộng kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua nó doanh nghiệp có thể khai thác được cơ hội và tránh được rủi ro tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích nghi với môi trường kinh doanh. Do đó, Công ty cần quan tâm thích đáng đến công tác chiến lược. Đây chính là cơ sở để đưa ra các quyết định cụ thể về đầu vào cũng như đầu ra của Công ty.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Đánh giá các chiến lược khác nhau nhằm lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu và bền vững cho Petrolimex SaiGon từ nay đến năm 2020, tác giả đề tài rút ra những kết luận sau:
Về đánh giá chiến lược, tác giả đã vận dụng các công cụ phân tích: EFE, IFE, SWOT, SPACE làm tiền đề để lựa chọn các chiến lược t ối ưu. Mục tiêu của tác giả là định hướng, xây dựng các giải pháp và kiến nghị các biện pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển Petrolimex SaiGon.
Việc lựa chọn chiến lược dựa trên các cơ sở trong nước (hồi phục của nền kinh tế, cơ chế chính sách,...) và quốc tế (suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng chính trị, cạnh tranh gay gắt,..).
Áp dụng phương pháp nghiên cứu thảo luận chuyên sâu, tác giả nhận thấy đối với Petrolimex SaiGon, chiến lược phát triển thị trường có ưu thế hơn so với các chiến lược khác.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang từng bước thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái, doanh nghiệp nào có tầm nhìn xa và xác định được mục tiêu chiến lược đúng đắn ngay từ giai đoạn chuyển tiếp sẽ có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Để xây dựng Tập đoàn xăng dầu Việt Nam thành tập đoàn kinh tế vững mạnh ngang tầm với khu vực và quốc tế thì việc hoạch định chiến lược phát triển Petrolimex SaiGonđược xem là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng.
Đảng và Nhà nước luôn coi ngành công nghiệp dầu khí là ngành mũi nhọn, then chốt, tập trung đầu tư phát triển. Những năm qua, ngành này không những cung cấp một phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống sinh hoạt xã hội, mà quan trọng hơn là cung cấp nguyên - nhiên liệu đầu vào không thể thiếu được cho các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp hoá chất, công nghiệp điện, vận tải và các ngành sản xuất- kinh doanh khác... Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng có những đóng góp lớn vào quá trình này. Tuy vậy đến nay công nghiệp dầu khí Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu thăm dò, khai thác, chưa phát triển khâu chế biến mà dầu khí đang là một ngành công nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trên cơ sở ứng dụng lý thuyết kết hợp với phân tích thực trạng doanh nghiệp, tác giả đã xây dựng, định hình được chiến lược phát triển Petrolimex SaiGon đến năm 2020; đồng thời có những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược. Với việc hoàn thành đề tài: “Hoạch định chiến
lược phát triển Công ty xăng dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020”, tác giả đã rút rađược nhiều điều bổ ích để có thể đề xuất, đóng góp cho Ban lãnh đạo Tập đoàn và Petrolimex SaiGon trong chiến lược phát triển chung của ngành xăng dầu.
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Mặc dù, bản thân tác giả cố gắng vận dụng những kiến thức đã học tại trường vào thực tiễn hoạch định chiến lược, giải pháp, kiến nghị đưa ra trong luận văn. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, một số vấn đề cần nghiên cứu kỹ hơn nữa trong thời gian tới. Ngay từ lúc bắt đầu thực hiện luận văn, tác giả cũng đã ý thức được việc đưa nghiên cứu định lượng đầy đủ hơn nữa, nhưng đòi hỏi một khoản kinh phí khá lớn đối với một chuyên viên làm công tác kế toán và hiện nay Petrolimex SaiGon cũng chưa chủ trương hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển.
Tác giả cam kết trong thời gian tới, khi đã có đủ điều kiện (nghiên cứu sâu hơn về hoạch định chiến lược và kinh phí) sẽ thực hiện nghiên cứu định lượng đầy đủ trong đề tài mới của mình (có thể là luận án Tiến sĩ kinh tế hoặc xây dựng chiến lược Petrolimex SaiGonxa hơn năm 2020).
Tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và đơn vị công tác để luận văn được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Quyết định số 1139/QĐ-TTg ngày 31/07/2009 của Thủ tướng Chính phủvề phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống dự trữdầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam.
2. Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
3. Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
II. Giáo trình, luận văn và sách tham khảo:
1. Đào Duy Huân (1996), Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. FRED R.DAVID (1998), Khái niệm về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản thống kê.
3. Giáo trình các môn học ngành quản trị kinh doanh (2013), Trường Đại học công nghệ TP.HCM.
4. Lê Đức Hòa (2010), Hoạch định chiến lược phát triển Tổng công ty vận tải dầu khí đến năm 2015, tầm nhìnđến năm 2025, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM.
5. Nguyễn Quang Tuấn (2008), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP.HCM.
6. Nguyễn Thị Liên Diệp (2004), Chiến lược & chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.
7. Philip Kotler (1997), Phan Thăng dịch, Marketing căn bản, Nhà xuất bản thống kê.
8. Philip Kotler (1997), Vũ Trọng Hùng dịch, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản thống kê.
9. Trương Quang Dũng (2013), Giáo trình Quản trị Chiến lược, Trường Đại học
công nghệ TP.HCM.
III. Tài liệu của Công ty:
2. Điều lệPetrolimex SaiGon.
IV. Báo, tạpchí và website:
1. Báo kinh tế Việt Nam 2013 2. Tạp chí kinh tế và dự báo
3. Tạp chí dầu khí Việt Nam hàng tháng 4. Website:http://www.petrolimexsg.com.vn
5. Website:http://www.oil-price.net
6.Website:http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-
nam.gplist.343.gpopen.225835.gpside.1.gpnewtitle.bao-cao-tong-hop-thi-truong- xang-dau-nam-2013-va-du-bao-nam-2014.asmx