Quản lý chi ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.4.Quản lý chi ngân sách Nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là những khoản chi tiêu do Chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích, như bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo xã hội... Về bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở rộng sự nghiệp văn hóa xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Trong chi ngân sách nhà nước, chủ yếu là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Đối với chi thường xuyên, là khoản chi gắn liền với thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội của nhà nước, đảm bảo mục đích tiêu dùng, duy trì hoạt động của bộ máy hành chính, nội dung chi rất đa dạng. Tuy nhiên, do nguồn thu ngân sách nhà nước có giới hạn, nhu cầu chi đầu tư lớn nên trong quản lý chi thường xuyên đòi hỏi phải thực hiện nghiêm nguyên tắc chi theo dự toán được duyệt, đúng nội dung, đối tượng, định mức chi; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Mọi khoản chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao phải được kiểm soát trước, trong, và sau chi đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức chi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, hoặc liên tịch giữa bộ Tài chính và bộ chuyên ngành; định mức chi đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Đối với chi đầu tư phát triển có tính đến cơ cấu chi thỏa đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, đây là nguyên tắc trong bố trí và danh mục đầu tư, tránh phân tán, dàn trải và đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành và vùng kinh tế. Ngoài ra, trong quản lý chi đầu tư còn phải thực hiện nghiêm nguyên tắc cấp phát vốn đầu tư như trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; thực hiện cấp phát theo mức độ thực tế hoàn thành theo đúng dự toán được duyệt.

Chi ngân sách được đo bằng tỷ lệ tổng chi ngân sách với GDP; chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi sự nghiệp được xác định tỷ lệ so với tổng chi và so với GDP. Mối tương quan giữa tổng thu và tổng chi, tỷ lệ tổng thu, tổng chi; chi đầu tư phát triển, chi giáo dục so với GDP thể hiện quy mô và trình độ phát triển của từng địa phương. Trong quản lý chi ngân sách phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển; trong chi thường xuyên quan tâm đến tỷ lệ chi cho giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 31)