Khái quát tổ chức bộ máy Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 58)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2Khái quát tổ chức bộ máy Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Tân Sơn

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn và sự quản lý về chuyên môn của Sở tài chính tỉnh Phú Thọ, là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách, giúp Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm, 5 năm, 10 năm… Hiện nay Phòng có 9 cán bộ trong biên chế chính thức, không có cán bộ Hợp đồng được bố trí như sau:

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn

(Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn)

Lãnh đạo phòng gồm 3 người: Một Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng. Ngoài ra còn có các chuyên viên phụ trách lĩnh vực. Nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí như sau:

- Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch:

+ Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo chung mọi hoạt động công tác của phòng trước Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện.

+ Chỉ đạo toàn bộ hệ thống hoạt động Tài chính - Ngân sách, Kế hoạch- Đầu tư. + Chỉ đạo công tác lập dự toán, quyết toán và điều chỉnh dự toán thu - chi ngân sách; danh mục đầu tư theo phân cấp quản lý.

TRƢỞNGPHÒNG PHÓ TRƢỞNG PHÕNG BỘ PHẬN KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI BỘ PHẬN NGÂN SÁCH HUYỆN BỘ PHẬN NGÂN SÁCH BỘ PHẬN KẾ HOẠCH- ĐẦU TƢ; THẨM ĐỊNH, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU

TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách và danh mục đầu tư đã được quyết định. + Chỉ đạo công tác thẩm định quyết toán thu - chi ngân sách xã; các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện.

+ Chỉ đạo tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán thu chi ngân sách. + Chỉ đạo công tác xã hội hoá trên địa bàn huyện. .

-Phó Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch:

Phó Trưởng phòng: Giúp việc cho Trưởng phòng, trực tiếp phụ trách các mảng, lĩnh vực do Trưởng Phòng phân công.

* Phó Trưởng Phòng thứ nhất:

+ Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực được phân công. + Phụ trách công tác Tài chính - Ngân sách.

+ Phụ trách trực tiếp thẩm định các phương án GPMB trên địa bàn huyện. + Là Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự.

+ Phụ trách, hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý tài chính ngân sách, đầu tư XDCB. + Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác.

+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Phụ trách công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giá cả.

+ Ký tiếp nhận chuyển giao hồ sơ và ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Phụ trách công tác quản lý, xử lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở xã thị trấn, doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Phụ trách công tác đấu giá tài sản sung quỹ nhà nước.

+ Một số công việc khác khi lãnh đạo Huyện và Trưởng phòng yêu cầu.

* Phó Trưởng Phòng thứ hai:

+ Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng phần việc được phân công. + Phụ trách công tác Kế hoạch - Đầu tư.

+ Phụ trách công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Phụ trách, hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý tài chính ngân sách, đầu tư XDCB. + Một số công việc khác khi lãnh đạo Huyện và Trưởng phòng yêu cầu.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các chuyên viên trong phòng:

Chức năng nhiệm vụ của từng chuyên viên theo vị trí công việc như sau: + Chuyên viên phụ trách công tác Kế toán Ngân sách Huyện.

+ Chuyên viên phụ trách kế toán Ngân sách khối Giáo dục. + Chuyên viên phụ trách Tài chính - Ngân sách xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chuyên viên phụ trách công tác Kế hoạch - Đầu tư.

+ Chuyên viên phụ trách công tác thẩm định, quyết toán các dự án.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn ngoài chức năng tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương còn có chức năng chủ yếu sau: Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân sách; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách thuộc địa phương, Uỷ ban nhân dân các xã. Lập phương án phân bổ ngân sách báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.

Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt thuận lợi, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn còn gặp không ít những khó khăn. Nguyên nhân chính là do đây là một trong những huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ và là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, phương thức sản xuất lạc hậu, mang đậm nét sản xuất truyền thống của các đồng bào dân tộc, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Với đặc thù của một huyện vùng sâu vùng xa nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn rất hạn hẹp, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương đạt ở mức độ thấp do hàng hoá của huyện sản xuất ra chủ yếu là tự cung, tự cấp. Song được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Uỷ ban nhân dân huyện, sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính Phú Thọ và sự phối hợp cộng tác của các phòng ban, đơn vị có liên quan, các cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn phát huy ngày càng tốt công tác quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý ngân sách huyện nói riêng; kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn vướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mắc, sai sót giúp cho các xã, các đơn vị dự toán của huyện làm tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng quy định của luật ngân sách Nhà nước, phù hợp với điều kiện của địa phương.

3.2. Thực trạng ngân sách và quản lý Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Tân Sơn giai đoạn 2008 - 2012

Dựa trên đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cùng với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện Tân Sơn về công tác quản lý điều hành Ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn đã tập trung chỉ đạo, điều hành về mọi mặt trong công tác quản lý Ngân sách huyện đảm bảo đúng chính sách, chế độ và quy định của luật ngân sách Nhà nước.

Là một trong 62 huyện nghèo trong cả nước, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Các khoản thu ngân sách trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa tự cân đối được ngân sách vì vậy, nguồn kinh phí để đảm bảo nhiệm vụ chi phần lớn phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Kết quả thu chi ngân sách Nhà nước của huyện Tân Sơn giai đoạn 2008-2012 thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả thu, chi ngân sách nhà nƣớc huyện giai đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Thu NS trên địa bàn huyện 3.516 5.226 22.715 32.885 44.864 2 Chi NS địa phương 86.463 176.069 269.035 312.756 464.135

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn năm 2008-2012)

Bảng 3.1 cho thấy: Trong những năm qua các chỉ tiêu thu Ngân sách trên địa bàn không ngừng được tăng lên, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt so với kế hoạch của tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện giao, cụ thể là:

Tốc độ tăng thu năm sau so với năm trước tương đối cao. Tuy nhiên thu trong cân đối của huyện còn nhỏ, chưa đáp ứng được chi thường xuyên trên địa bàn phải nhờ vào bổ sung cân đối ngân sách của tỉnh điều đó có những ảnh hưởng trực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiếp đến công tác quản lý và điều hành ngân sách ở huyện Tân Sơn. Theo số liệu trên chúng ta thấy:

Năm 2008: Số thu /số chi là 3.516/86.483 chỉ đạt 4,07 % Năm 2009: Số thu/số chi là 5.226/176.069 chỉ đạt 2,97 % Năm 2010: Số thu /số chi là 22.715/269.035 chỉ đạt 8,44 % Năm 2011: Số thu/số chi là 32.885/312.756 chỉ đạt 10,51% Năm 2012: Số thu/số chi là 44.864/464.135 chỉ đạt 9,67 %

Số thu từ năm 2010-2012 tăng cao đột biến là do thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, cơ cấu các nguồn thu khác không có thay đổi đáng kể.

3.2.1. Công tác phân cấp quản lý và điều hành ngân sách

Nhằm thực hiện tốt phân cấp quản lý ngân sách ở các đơn vị trên địa bàn huyện. Trong những năm qua huyện Tân Sơn đã cụ thể hoá và thực hiện tốt những quy định của Nhà nước về phân cấp và điều hành ngân sách. Phân định cụ thể các nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện với ngân sách cấp xã, thị trấn phù hợp với điều kiện và khả năng của cơ sở. Việc giao dự toán ngân sách cũng được tính toán cụ thể dựa trên tình hình thực tế và thực hiện nhiệm vụ của các xã, thị trấn, đơn vị nhằm nâng cao tính trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo trong khai thác, quản lý nguồn thu, đồng thời tạo khả năng cân đối ngân sách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện: Toàn huyện 71/71 đơn vị thực hiện nghị định 130/2005/NĐ-CP và nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Các đơn vị được giao quyền tự chủ, công tác quản lý tài chính và thực hành tiết kiệm, thực hiện tốt việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai, dân chủ; ngân sách được sử dụng có hiệu quả, từ đó nhiều đơn vị tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho cán bộ công chức cụ thể:

- Từ năm 2008- 2012, trên cơ sở quy định về định mức phân bổ dự toán theo quy định tại Nghị quyết của HĐND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Tân Sơn đã thực hiện giao dự toán và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cấp huyện, UBND các xã thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách theo đúng dự toán giao. Thực hiện tiết kiệm 10% thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện cải cách tiền lương và 10% thực hiện chính sách an sinh xã hội, với tổng số tiền tiết kiệm được là: 21,900 triệu đồng.

- Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tiếp khách tại các cơ quan, đơn vị: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010; Quyết định số 2427/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND tỉnh Phú Thọ về Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Phú Thọ, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các văn bản hướng dẫn chế độ, định mức khác của Nhà nước. Sau khi có Chỉ thị 13- CT/TU ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Tỉnh uỷ Phú Thọ về tăng cường công tác lãnh đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; chấn chỉnh việc uống rượu, bia, hút thuốc lá, tặng hoà, quà và sử dụng phương tiện công, đã tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên về những nội dung trên, góp phần đáng kể tiết kiệm chi phí tiếp khách, hội nghị, tặng hoa, quà và sử dụng phương tiện công một cách hiệu quả hơn

3.2.2. Công tác thu Ngân sách trên địa bàn

Trên cơ sở dự toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan thuế, tài chính, kho bạc Nhà nước huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các xã trong việc thực hiện thu ngân sách, đồng thời triển khai các biện pháp nghiệp vụ đến các đội thuế, các uỷ nhiệm thu để tổ chức thực hiện thu ngân sách Nhà nước. Quá trình thực hiện, cơ quan thuế có nhiều đổi mới về phương thức thực hiện cũng như tăng cường công tác tuyền truyền hỗ trợ pháp luật về chính sách thuế tới các đối tượng nộp thuế trên địa bàn huyện, đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc quản lý thu nộp thuế phục vụ các đối tượng nộp thuế và các khoản thu ngân sách được thuận lợi, nhanh gọn, chính xác. Nhìn chung các khoản thu ngân sách trên địa bàn huyện Tân Sơn được quản lý chặt chẽ. Quy trình thu, nộp giữa khâu lập kế hoạch, triển khai thực hiện từ cơ quan Tài Chính, Thuế, Kho bạc Nhà nước và các đối tượng nộp được thực hiện nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng nộp là các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước. Có sự phối hợp kịp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như Tài chính, Thuế, Kho bạc, Công an, Quản lý thị trường .... trong việc quản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý thu, xử lý dứt điểm việc trốn thuế, lừa đảo thuế, trây ỳ trong việc thu nộp. Tất cả các khoản thu đều được nộp vào Kho bạc Nhà nước theo đúng chế độ quy định để phản ánh kịp thời vào ngân sách nhà nước, số thu ngân sách nhà nước đều tăng qua các năm và được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Kết quả thu ngân sách nhà nƣớc huyện Tân Sơn 2008-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Năm

Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số 3.516 5.226 22.715 32.885 44.864

1 Các khoản thu từ thuế 523 631 1.731 2.636 4.639 2 Các khoản phí, lệ phí 500 725 908 1.183 2.038 3 Các khoản thu khác 1.975 2.775 3.568 10.276 21.359 4 Thu quản lý qua NS 518 1.095 16.508 18.790 16.828

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn, năm 2008-2012)

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.2 cho thấy trong các năm, từ năm 2008- 2012 các chỉ tiêu thu Ngân sách trên địa bàn không ngừng được tăng lên, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt so với kế hoạch của tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện giao, cụ thể là:

Năm 2008: Thu ngân sách địa bàn: 3.516 triệu đồng/2.263 triệu đồng đạt 155,4% Kế hoạch.

Năm 2009: Thu ngân sách địa bàn: 5.226 triệu đồng / 2.378 triệu đồng đạt 219,8% Kế hoạch.

Năm 2010: Thu ngân sách địa bàn: 22.715 triệu đồng / 3.710 triệu đồng đạt 612,3 % Kế hoạch.

Năm 2011: Thu ngân sách địa bàn đạt: 32.885 triệu đồng / 5.440 đạt 604,5 % kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 2012: Thu ngân sách địa bàn: 44.864 triệu đồng / 7.100 triệu đồng đạt 631,9% Kế hoạch.

Thu ngân sách trên địa bàn để cân đối chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu ngân sách chủ yếu do sản xuất kinh doanh, dịch vụ vẫn còn chưa phát triển và ở quy mô nhỏ. Để nắm được tình hình quản lý và thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện Tân Sơn, chúng tôi phân tích từng khoản thu cụ thể.

3.2.2.1. Các khoản thu từ thuế

Các khoản thu từ thuế là khoản thu để cân đối chi thường xuyên của huyện, khoản thu này phản ánh thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và công tác quản lý thu trên địa bàn huyện. Kết quả các khoản thu từ thuế thể hiện ở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 58)