Công tác quyết toán ngân sách huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3.Công tác quyết toán ngân sách huyện

Hàng năm theo Luật Ngân sách, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn tham mưu cho UBND huyện Tân Sơn tổ chức quyết toán Ngân sách huyện với mục đích:

- Thẩm định tính chính xác, hợp pháp các khoản thu, chi ngân sách theo các quy định hiện hành.

- Các khoản thu chi tăng, giảm so với dự toán được giao.

- Hạch toán các khoản thu chi có đúng với quy định của Mục lục Ngân sách nhà nước, đúng theo tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Các kiến nghị qua công tác thanh tra, kiểm toán, thẩm định quyết toán đã thực hiện như thế nào....

Từ kết quả thẩm định quyết toán Ngân sách để có cơ sở chốt số liệu quyết toán Ngân sách huyện để báo cáo với Sở Tài chính và Hội đồng nhân huyện theo luật định.

Trong quá trình quyết toán Ngân sách qua các năm thấy rằng việc quản lý các nguồn kinh phí có nguồn gốc từ Ngân sách ở một số đơn vị có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo các yếu tố hợp lý, hợp lệ. Có một số trường hợp các đơn vị sử dụng Ngân sách do không chứng minh được tính hợp lý hợp lệ của các khoản chi Phòng Tài chính- Kế hoạch cương quyết tham mưu cho UBND huyện xuất toán bằng các biện pháp thu hồi Ngân sách hoặc giảm trừ vào Ngân sách năm sau. Việc xử lý kiên quyết giúp cho việc duy trì kỷ luật Ngân sách trên địa bàn huyện, nâng cao tính trách nhiệm của đơn vị sử dụng Ngân sách mà trực tiếp là Chủ tài khoản và kế toán đơn vị dự toán. Qua đó cũng phát hiện những sai phạm trong quản lý Ngân sách và thấy được năng lực quản lý Ngân sách của các đơn vị để từ đó có thể tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí nhân sự trong lĩnh vực Tài chính, kế toán một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả quản lý trên bình diện chung của toàn huyện.

3.4. Những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Tân Sơn giai đoạn 2008 - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.4.1. Những kết quả đạt được

Có thể nói, Tân Sơn là một huyện nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Phú Thọ nhưng kết quả thu, chi ngân sách địa phương qua số liệu ở các bảng trên cho thấy công tác quản lý ngân sách huyện đã từng bước đi vào nề nếp, tổng số thu, chi Ngân sách Nhà nước của năm sau đều cao hơn năm trước. Điều này chỉ rõ sự nỗ lực của Chính quyền địa phương trong việc quán triệt và đã nắm chắc các chủ trương chính sách của Đảng, đó là ưu tiên đầu tư cho phát triển vùng sâu vùng xa, cùng với sự tập trung tranh thủ sự ưu tiên của cấp trên và phát huy tối đa nội lực của địa phương. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng triển khai kịp thời các chính sách, chế độ của Nhà nước, hướng dẫn của cấp trên cho các ban ngành chuyên môn của huyện thực hiện.

Công tác lập dự toán cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước đã bám sát định hướng phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, chất lượng dự toán từng bước được nâng lên, được cụ thể hóa chi tiết sát với thực tế. Các khoản thu, chi được tính toán phân bổ theo chế độ Nhà nước quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành ngân sách và công tác kiểm soát thu, chi của Kho bạc nhà nước.

Công tác quản lý điều hành ngân sách đã dần đi vào nề nếp; mọi khoản thu, chi ngân sách đều được kiểm soát qua kho bạc nhà nước và được hạch toán theo chế độ hiện hành.

Đối với công tác thu: dưới sự chỉ đạo quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền địa phương sự nỗ lực cố gắng, nỗ lực khai thác nguồn thu của cơ quan thuế, công tác thu ngân sách các năm đã đạt kết quả tích cực. Các lĩnh vực thu có chuyển biến tích cực.

Hàng năm trên cơ sở phân cấp và nhiệm vụ của tỉnh giao, huyện chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn của huyện, các xã triển khai tốt các quy trình quản lý thu thuế, phí, lệ phí đảm bảo đúng luật, thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Về chống thất thu ngân sách: Triển khai thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 15/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thất thu ngân sách nhà nước cũng như các quy định của Luật quản lý thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thực hiện chế độ kế toán. Thực hiện công tác uỷ nhiệm thu thuế theo quy định của Luật quản lý thuế, từ đó đã góp phần tăng thu, chống thất thu ngân sách.

Công tác quản lý chi ngân sách: Thường xuyên đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho các cơ quan công quyền thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước hiện hành. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi thực hiện dự toán, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách trên địa bàn huyện. Thực hiện công khai ngân sách góp phần thực hiện chế độ dân chủ cơ sở và cải cách thủ tục hành chính trong khâu cấp phát ngân sách.

Công tác đổi mới cơ chế tài chính theo Nghị định số 130/2005/ NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ và thực hiện tiết kiệm chống lãng phí đã được cấp, các ngành, các đơn vị tiếp tục quan tâm tổ chức thực hiện, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý tài chính ngân sách ở đơn vị.

Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính được quan tâm đúng mức, qua đó đã kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những tồn tại, khuyết điểm trong quản lý sử dụng tài chính ngân sách theo Luật; đồng thời thu hồi nộp ngân sách nhà nước và xử lý nghiêm túc những tập thể, cá nhân có sai phạm.

3.4.2. Những tồn tại và hạn chế

3.4.2.1. Thực trạng

Thời gian qua công tác quản lý ngân sách huyện đã có sự chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, vì là một huyện vùng sâu, vùng xa mà nhận thức của một số cán bộ và nhân dân địa phương, đặc biệt là cấp xã, thị trấn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nặng về tâm lý trông chờ ỷ lại vào ngân sách cấp trên nên sẽ không tránh khỏi việc thụ động trước kế hoạch ngân sách hàng năm do cấp trên giao. Hầu như huyện đã không chủ động triển khai thực hiện thu, chi ngân sách ngay từ đầu năm mà chủ yếu dồn vào các tháng cuối năm. Vì thế, công tác quản lý thu, chi ngân sách tại địa phương gặp không ít khó khăn trong điều hành ngân sách. Việc này cũng kéo theo sự chậm trễ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong phân bổ chi ngân sách, đặc biệt là việc thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước, đó là việc triển khai thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ- CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và Thông tư số: 03/2006/TTLT-BTC-BNV, ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ còn chậm trễ.

Công tác lập và giao dự toán tuy đã được nâng lên, song công tác dự báo kế hoạch còn hạn chế; nhiều khoản thu, chi chưa sát với thực tế phát sinh vì vậy chưa chủ động trong việc cân đối nguồn thu với nhiệm vụ chi.

Một số xã sử dụng kinh phí dự phòng chưa đúng với quy định của Luật ngân sách. Việc theo dõi và bố trí nguồn vốn các công trình hoàn thành thiếu chặt chẽ dẫn đến thanh toán vốn xây dựng bị kéo dài nhiều năm như các công trình trường học, nhà văn hoá xóm….

Về thu ngân sách: Mặc dù tốc độ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hàng năm đều tăng lên, thực hiện hoàn thành và vượt dự toán, song về chi tiết vẫn có những khoản thu chưa đạt, công tác kiểm tra, chống thất thu ngân sách (thuế phương tiện vận tải, thuế xây dựng cơ bản trong dân cư) chưa được triệt để. Có thể nói, công tác quản lý thu ngân sách chưa được quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ: việc quản lý, kê khai thuế còn buông lỏng, nhiều doanh nghiệp kê khai thấp hơn số thực tế phát sinh làm ảnh hưởng đến thu ngân sách về cả mặt số lượng và thời gian.

Về chi ngân sách: Chi đầu tư phát triển, đặc biệt là chi đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, thời gian thực hiện dự án kéo dài làm giảm hiệu quả vốn đầu tư. Trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng thì việc khảo sát, lập dự toán các công trình còn nhiều thiếu sót, trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Công tác quản lý, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình xây dựng của chủ đầu tư còn có sai phạm nhất là đối với cấp xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi thường xuyên tuy đã đáp ứng được tương đối đầy đủ, kịp thời yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, song việc sử dụng ngân sách chưa thật sự tiết kiệm và hiệu quả, còn thất thoát và lãng phí như chi hội nghị, tiếp khách, xăng xe, điện thoại…; việc thực hiện công khai minh bạch tài chính - ngân sách ở một số đơn vị còn mang tính hình thức.

Một số đơn vị, trường học được giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 26/4/2006 của Chính phủ chưa thực hiện tốt việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để làm căn cứ tổ chức quản lý thực hiện trong việc sử dụng ngân sách và tham gia giám sát của cán bộ công chức, viên chức trong việc chấp hành các định mức chi tiêu tài chính ở đơn vị.

Việc chấp hành chế độ báo cáo kế toán ở một số đơn vị dự toán, một số xã còn chậm về thời gian, kém chất lượng, sổ sách mở chưa đầy đủ, ghi chép cập nhật chưa kịp thời, chứng từ còn nhiều sai sót, hạch toán mục chi chưa đúng quy định.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý ngân sách huyện

a. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong một số lĩnh vực, nhất là trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ; nhiều tiêu chuẩn, chế độ, định mức kinh tế kỹ thuật trong các lĩnh vực không còn phù hợp nhưng chậm được sửa đổi. Nghị định, thông tư hướng dẫn thường xuyên thay đổi. Chẳng hạn, mâu thuẫn giữa Luật đất đai và Luật xây dựng, Điều 122 Luật đất đai năm 2003, yêu cầu hồ sơ xin cấp đất của nhà đầu tư phải có đơn xin cấp đất, giấy phép đầu tư và hồ sơ dự án mới được giao đất, nhưng theo điều 37 Luật xây dựng thì nhà đầu tư không thể xin phê duyệt và cấp phép đầu tư nếu không có đất cho dự án. Đây có thể nói là một trở ngại lớn đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác quản lý ngân sách còn thiếu và lạc hậu. Việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý Ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, máy móc trang thiết bị lạc hậu, phần mềm quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý như Kế toán Hành chính sự nghiệp, Quản lý tài sản, Kế toán chủ đầu tư, Kế toán Hợp tác xã... chưa được đầu tư cài đặt do khó khăn về nguồn kinh phí. Mặt khác trình độ đội ngũ cán bộ kế toán các đơn vị dự toán còn hạn chế, nhiều đơn vị còn kiêm nhiệm, không đúng tiêu chuẩn chuyên môn như tại các Trường mầm non, các đơn vị dự toán cấp huyện. Việc này dẫn đến việc quản lý các nguồn kinh phí tại các đơn vị còn nhiều bất cập, hệ thống sổ sách theo Thông tư 19-BTC chưa đầy đủ, hạch toán kế toán các khoản chi chưa kịp thời, chứng từ không đủ các yếu tố pháp lý...gây khó khăn cho công tác quản lý Ngân sách của huyện.

Tân Sơn là một huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, nền kinh tế với xuất điểm thấp, nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn nhỏ, phân tán, không ổn định, đáp ứng được 5,9 % nhu cầu chi ngân sách huyện. Do vậy, việc quản lý và điều hành ngân sách thường bị động. Chỉ một sự biến động nhỏ về thu, chi ngân sách hoặc hoặc bổ sung của ngân sách cấp trên cũng làm ảnh hưởng lớn đến cân đối và quản lý điều hành ngân sách ở địa phương.

Sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, ảnh hưởng bất lợi của lạm phát, đặc biệt là sức ép lạm phát, tín dụng tăng cao, suy giảm kinh tế cùng với diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh… sự thay đổi liên tục của nhiều chính sách nhất là về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng. Tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kể cả việc bố trí nguồn vốn đầu tư theo Nghị quyết 30a cũng chưa đáp ứng được yêu cầu và đề án được duyệt. b. Nguyên nhân chủ quan

Bộ máy hoạt động ngân sách huyện, đặc biệt là cấp xã còn yếu. Một số cán bộ có thể nói là chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn hóa của cán bộ trong ngành tài chính, kế toán đơn vị dự toán, kế toán ngân sách xã còn nhiều hạn chế.

Một số xã chưa chủ động, tích cực trong việc khai thác quản lý nguồn thu ở xã mà phó mặc cho các đội thuế, còn có tính trông chờ ỷ lại vào ngân sách của huyện cấp về. Khi xây dựng dự toán thu chưa tính hết được nguồn thu trên địa bàn, có khoản thu giao cao không có khả năng thực hiện, trong khi đó có khoản thu giao thấp so với thực tế nên không tạo được tính tích cực trong việc khai thác nguồn thu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong quá trình điều hành ngân sách, cấp huyện chưa thực sự kiên quyết trong việc khoán thu, khoán chi, các đơn vị còn quan liêu trong việc lập dự toán, không nắm bắt được nhiệm vụ phải thực hiện trong năm, dẫn đến việc sử dụng và bố trí chi không đều nên các quý thường vượt dự toán chi và nếu muốn hoàn thành nhiệm vụ thì phải bổ sung dự toán. Vì vậy, làm tăng chi ngân sách.

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính của huyện chưa thường xuyên. Ứng ứng dụng tin học trong quản lý chưa đáp ứng kịp thời phục vụ yêu cầu công tác quản lý tài chính, ngân sách, giá cả và quản lý tài sản công. Do đó, việc phối hợp cung cấp thông tin chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên thông tin cung cấp thường chậm nên chưa phục vụ kịp thời công tác phân tích, đánh giá và

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 92)