5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Tân Sơn
Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Thanh Sơn mới và huyện Tân Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75km, có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền. Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.Là huyện thuộc chương trình 30a của Chính Phủ đối với 62 huyện nghèo nhất cả nước.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp: 5.297 ha; diện tích đất lâm nghiệp: nghiệp: 52.577,5 ha và diện tích đất chưa sử dụng: 8.779 ha.
Huyện Tân Sơn có tổng số dân là 76.722 người gồm có 16.968 hộ. Trong đó 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H'mông 0,67% ...). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,26 %. Mật độ dân số trung bình là 111 người/km2
. Tổng số lao động của huyện là 53.782, trong đó có 45.394 lao động trong độ tuổi (chiếm 84,34%).
Về kinh tế - xã hội:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2011 đạt 19,7 % + Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 6.5 triệu đồng/năm. + Thu ngân sách huyện năm 2011 đạt 4.352 tỷ đồng.
+ Tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ là: 77,7% - 6,57% - 9%.
Huyện mới được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động nên còn gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa đồng nhất, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị phải thực hiện điều chuyển, luân chuyển thường xuyên gây ảnh hưởng không ít tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Song với sự quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc, huyện Tân Sơn đã vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp cận và bắt nhịp nhanh các cơ chế, chính sách của tỉnh. Huyện Tân Sơn cũng như các địa phương khác trên cả nước nói chung, và tỉnh Phú Thọ nói riêng, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tư nhiều Chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu như: Chương trình 135, Chương trình WB, chương trình 159, chương trình 186, chương trình 134, dự án 5 triệu ha rừng (661). Đặc biệt huyện Tân Sơn được thụ hưởng nguồn hỗ trợ của chương trình 30a của Chính phủ dành cho 62 huyện nghèo nhất cả nước (theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ), các chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển qua 5 năm. Điều này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương ổn đinh trong nhiều năm qua. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn năm 2011 trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, rét đậm, rét hại kéo dài, sâu bệnh phát triển trên cây trồng, dịch lở mồm, long móng trên gia súc gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, giá một số loại hàng hóa thiết yếu tăng cao. Việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội với các nhóm chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa, cắt giảm đầu tư công đã bị ảnh hưởng không nhỏ dẫn tới việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn. Song, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, sự cố gắng của cán bộ, công chức và nhân dân toàn huyện, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có những bước phát triển khá, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2011 tổng giá trị sản xuất đạt 495,7 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2010, giá trị tăng thêm ước đạt 261,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 17,6%; Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,1 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ giảm nghèo đạt 5,34%, số hộ thoát nghèo ước đạt 903 người. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 17.975 triệu đồng, vượt 156% kế hoạch giao; Các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục… tiếp tục được đầu tư, các công trình phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Huyện uỷ, UBND huyện cũng như trụ sở làm việc của một số đơn vị từng bước được hoàn thiện; An ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/