5. Kết cấu của luận văn
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, một số các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra như sau:
1. Vai trò, ý nghĩa của ngân sách Nhà nước ? và sự cần thiết phải quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện?
2. Thực trạng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Tân Sơn, những kết quả đạt được và hạn chế?
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý ngân sách ở huyện Tân Sơn và những bài học ?
4. Một số ảnh hưởng tiêu cực và nảy sinh trong quá trình quản lý ngân sách trên địa bàn huyện tân Sơn?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Tân Sơn?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Đề tài đã lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cho phép nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động, phát triển trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện tượng khác và luôn đặt trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định để xem xét, đánh giá…, tránh được nhìn nhận sự vật chủ quan, siêu hình, phi lịch sử.
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu
Tân Sơn là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, trong Chương trình 30a của Chính phủ, được thành lập theo Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 trên cơ sở điều chỉnh lại địa giới hành chính huyện Thanh Sơn (cũ). Là huyện có Vườn quốc gia Xuân Sơn được quy hoạch 15.048 ha với thảm thực vật đa dạng, hệ thống hang động nguyên sơ, phong phú và nhiều địa danh thắng cảnh khác tại xã Thu Cúc, Thu Ngạc đã tạo cho Tân Sơn có tiềm năng lớn về phát triển du lịch.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện về công tác quản lý thu - chi Ngân sách huyện Tân Sơn. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thì cần phải phân tích, đánh giá, đi sâu nghiên cứu; từ đó, thu thập thông tin, số liệu phù hợp cho quá trình phân tích.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu
Đề tài thu thập thông tin thông qua các nguồn tài liệu được khai thác trên cơ sở các văn bản, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo về thu - chi Ngân sách, báo cáo về quyết toán, dự toán về NSNN hàng năm, các báo cáo tổng kết tại phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước huyện Tân Sơn, Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của Huyện Tân Sơn, báo cáo tổng kết tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội hàng năm của huyện Tân Sơn và các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan,… có liên quan đến NSNN và Ngân sách huyện. Các tài liệu này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu.
2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài đã sử dụng các số liệu về thu - chi Ngân sách qua các năm từ 2008 - 2012, giá trị sản xuất của các ngành cũng như cơ cấu của các ngành để đánh giá tình hình quản lý Ngân sách huyện Tân Sơn.
2.2.2.4. Phương pháp phân tích
Số liệu sau khi thu thập được ở các cơ quan phòng, ban ở trên sẽ được phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của Nhà nước về công tác thu - chi NSNN nói chung và thu - chi Ngân sách huyện nói riêng. Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin như sau:
* Phương pháp thống kê.
Phương pháp thống kê sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó phân tích tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian giữa các năm từ 2008 - 2012, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp, đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách đối với huyện Tân Sơn.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Thu Ngân sách trên địa bàn huyện Tân Sơn và thu ngân sách được phân cấp phân cấp
Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao; giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước; Tỷ trọng (%) giữa nguồn thu của các cấp ngân sách (Ngân sách Trung ương, Ngân sách cấp tỉnh và Ngân sách cấp huyện) so với tổng số thu NSNN trên địa bàn huyện; Tỷ trọng (%) giữa các nguồn thu của Ngân sách huyện (thu Ngân sách huyện hưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
theo phân cấp, thu bổ sung từ Ngân sách tỉnh, thu để lại chi quản lý qua Ngân sách, thu kết dư Ngân sách năm trước và thu chuyển nguồn Ngân sách năm trước) so với tổng thu Ngân sách huyện.
2.3.2. Tình hình chi Ngân sách huyện Tân Sơn (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) phát triển)
Chỉ tiêu này là chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao; giữa kết quả thực hiện năm sau so với năm trước.
2.3.3. Cơ cấu chi Ngân sách huyện và cân đối thu-chi Ngân sách huyện
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nội dung chi Ngân sách huyện (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn Ngân sách sang năm sau và chi trợ cấp cho Ngân sách xã, thị trấn) với tổng chi Ngân sách huyện; Phản ánh chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao, kết quả thực hiện năm sau so với năm trước của tổng thu Ngân sách và tổng chi Ngân sách huyện.
2.34. Các chỉ tiêu về Kinh tế - Xã hội, cơ cấu ngành nghề kinh tế của huyện Tân Sơn
Chỉ tiêu này được thể hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối và tỷ trọng % của từng thành phần riêng biệt trong tổng số các thành phần của toàn hệ thống của nền kinh tế trên địa bàn huyện.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN TÂN SƠN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2008-2012)
3.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Tân Sơn lý ngân sách huyện Tân Sơn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Tân Sơn
Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Thanh Sơn mới và huyện Tân Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75km, có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền. Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.Là huyện thuộc chương trình 30a của Chính Phủ đối với 62 huyện nghèo nhất cả nước.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp: 5.297 ha; diện tích đất lâm nghiệp: nghiệp: 52.577,5 ha và diện tích đất chưa sử dụng: 8.779 ha.
Huyện Tân Sơn có tổng số dân là 76.722 người gồm có 16.968 hộ. Trong đó 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H'mông 0,67% ...). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,26 %. Mật độ dân số trung bình là 111 người/km2
. Tổng số lao động của huyện là 53.782, trong đó có 45.394 lao động trong độ tuổi (chiếm 84,34%).
Về kinh tế - xã hội:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2011 đạt 19,7 % + Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 6.5 triệu đồng/năm. + Thu ngân sách huyện năm 2011 đạt 4.352 tỷ đồng.
+ Tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ là: 77,7% - 6,57% - 9%.
Huyện mới được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động nên còn gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa đồng nhất, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị phải thực hiện điều chuyển, luân chuyển thường xuyên gây ảnh hưởng không ít tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Song với sự quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc, huyện Tân Sơn đã vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp cận và bắt nhịp nhanh các cơ chế, chính sách của tỉnh. Huyện Tân Sơn cũng như các địa phương khác trên cả nước nói chung, và tỉnh Phú Thọ nói riêng, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tư nhiều Chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu như: Chương trình 135, Chương trình WB, chương trình 159, chương trình 186, chương trình 134, dự án 5 triệu ha rừng (661). Đặc biệt huyện Tân Sơn được thụ hưởng nguồn hỗ trợ của chương trình 30a của Chính phủ dành cho 62 huyện nghèo nhất cả nước (theo Nghị quyết 30a của Chính Phủ), các chương trình mục tiêu quốc gia, đã tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển qua 5 năm. Điều này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương ổn đinh trong nhiều năm qua. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn năm 2011 trong điều kiện có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, rét đậm, rét hại kéo dài, sâu bệnh phát triển trên cây trồng, dịch lở mồm, long móng trên gia súc gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất, giá một số loại hàng hóa thiết yếu tăng cao. Việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội với các nhóm chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa, cắt giảm đầu tư công đã bị ảnh hưởng không nhỏ dẫn tới việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn. Song, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, sự cố gắng của cán bộ, công chức và nhân dân toàn huyện, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có những bước phát triển khá, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2011 tổng giá trị sản xuất đạt 495,7 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2010, giá trị tăng thêm ước đạt 261,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 17,6%; Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,1 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ giảm nghèo đạt 5,34%, số hộ thoát nghèo ước đạt 903 người. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 17.975 triệu đồng, vượt 156% kế hoạch giao; Các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục… tiếp tục được đầu tư, các công trình phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Huyện uỷ, UBND huyện cũng như trụ sở làm việc của một số đơn vị từng bước được hoàn thiện; An ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2 Khái quát tổ chức bộ máy Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn và sự quản lý về chuyên môn của Sở tài chính tỉnh Phú Thọ, là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách, giúp Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm, 5 năm, 10 năm… Hiện nay Phòng có 9 cán bộ trong biên chế chính thức, không có cán bộ Hợp đồng được bố trí như sau:
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Tân Sơn)
Lãnh đạo phòng gồm 3 người: Một Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng. Ngoài ra còn có các chuyên viên phụ trách lĩnh vực. Nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí như sau:
- Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch:
+ Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo chung mọi hoạt động công tác của phòng trước Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện.
+ Chỉ đạo toàn bộ hệ thống hoạt động Tài chính - Ngân sách, Kế hoạch- Đầu tư. + Chỉ đạo công tác lập dự toán, quyết toán và điều chỉnh dự toán thu - chi ngân sách; danh mục đầu tư theo phân cấp quản lý.
TRƢỞNGPHÒNG PHÓ TRƢỞNG PHÕNG BỘ PHẬN KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI BỘ PHẬN NGÂN SÁCH HUYỆN BỘ PHẬN NGÂN SÁCH XÃ BỘ PHẬN KẾ HOẠCH- ĐẦU TƢ; THẨM ĐỊNH, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU
TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách và danh mục đầu tư đã được quyết định. + Chỉ đạo công tác thẩm định quyết toán thu - chi ngân sách xã; các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện.
+ Chỉ đạo tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán thu chi ngân sách. + Chỉ đạo công tác xã hội hoá trên địa bàn huyện. .
-Phó Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch:
Phó Trưởng phòng: Giúp việc cho Trưởng phòng, trực tiếp phụ trách các mảng, lĩnh vực do Trưởng Phòng phân công.
* Phó Trưởng Phòng thứ nhất:
+ Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực được phân công. + Phụ trách công tác Tài chính - Ngân sách.
+ Phụ trách trực tiếp thẩm định các phương án GPMB trên địa bàn huyện. + Là Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
+ Phụ trách, hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý tài chính ngân sách, đầu tư XDCB. + Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp tác.
+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Phụ trách công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giá cả.
+ Ký tiếp nhận chuyển giao hồ sơ và ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Phụ trách công tác quản lý, xử lý tài sản công tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở xã thị trấn, doanh nghiệp trên địa bàn.
+ Phụ trách công tác đấu giá tài sản sung quỹ nhà nước.
+ Một số công việc khác khi lãnh đạo Huyện và Trưởng phòng yêu cầu.
* Phó Trưởng Phòng thứ hai:
+ Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng phần việc được phân công. + Phụ trách công tác Kế hoạch - Đầu tư.