Công tác chi ngân sách trên địa bàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Công tác chi ngân sách trên địa bàn

Trong những năm qua nhờ có sự tăng thu ngân sách trên địa bàn cùng với sự quan tâm tạo điều kiện bổ sung nguồn ngân sách của Trung ương và của tỉnh cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huyện, do vậy công tác chi ngân sách tại địa phương đã đảm bảo nhiệm vụ cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng chi tiêu thường xuyên được nâng lên. Đặc biệt là các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các chương trình xoá đói giảm nghèo... Kết quả chi ngân sách huyện cụ thể ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Cơ cấu chi ngân sách nhà nƣớc huyện Tân Sơn 2008-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Năm

Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số 86.463 176.069 269.035 312.756 464.135

1 Chi đầu tư phát triển 9.976 31.321 65.757 76.291 138.153 2 Chi thường xuyên 76.133 120.398 168.482 181.972 253.476 3 Chi chuyển nguồn 22.203 32.904 52.601 68.702 4 Chi dự phòng 354 2.147 1.892 1.892 3.804

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn năm 2008-2012)

Nhìn chung, tình hình chi ngân sách đảm bảo theo kế hoạch đề ra. Nhiều nhu cầu phát sinh ngoài kế hoạch đã được giải quyết, tích cực góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trong năm. Hầu hết các khoản chi đều tăng so với dự toán mà Nghị quyết HĐND huyện giao. Chi ngân sách tăng cao một mặt để tương ứng với trợ cấp có mục tiêu mà Tỉnh bổ sung trong năm, mặt khác để thực hiện thu chuyển nguồn và kết dư năm trước chuyển sang. Một số nội dung chi tăng cơ bản:

Năm 2008: Chi ngân sách địa phương: 86.463 triệu đồng. Năm 2009: Chi ngân sách địa phương: 176.069triệu đồng. Năm 2010: Chi ngân sách địa phương: 269.035,4 triệu đồng. Năm 2011: Chi ngân sách địa phương : 312.756,6 triệu đồng. Năm 2012: Chi ngân sách địa phương : 464.136,5 triệu đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua số liệu cho thấy mức tăng chi năm sau so với năm trước có sự tăng đột biến, nguyên nhân chủ yếu là do có sự đầu tư cho các chương trình dự án của Trung ương cùng với việc cải cách tiền lương chung.

3.2.3.1. Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là đối với huyện Tân Sơn. Trong những năm qua Trung ương và tỉnh Phú Thọ luôn ưu tiên bố trí vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, đồng thời tỉnh cũng có cơ chế cho huyện được thực hiện đấu giá đất tạo nguồn vốn cho chi đầu tư nên tiền thu được từ đấu giá đất bố trí cho đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cũng được tăng lên đáng kể. Cụ thể kết quả chi đầu tư phát triển thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Cơ cấu chi đầu tƣ phát triển ở huyện Tân Sơn 2008-2012

Đơn vị tính: triệu đồng TT Năm Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 9.976 31.321 76.291 66.462 138.153 1 Ngân sách tập trung 4.000 8.900 17.900 19.700 12.600 2 Cấp quyền sử dụng đất 1.400 1.500 2.200 2.300 20.400 3 CT mục tiêu quốc gia 4.576 20.921 56.191 44.462 105.153

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn năm 2008-2012)

Bảng 3.8 cho thấy, chi đầu tư phát triển hàng năm của huyện có tăng nhưng không ổn định. Năm 2008 thực hiện 9.976 triệu đồng đạt 59% dự toán; năm 2009 thực hiện 31.321 triệu đồng đạt 103% dự toán; năm 2010 thực hiện 76.291 triệu đồng đạt 101% dự toán; năm 2011 thực hiện 66.462 triệu đồng đạt 102% dự toán; năm 2012 thực hiện 138.153 triệu đồng đạt 92% dự toán. Công tác đầu tư, quản lý và sử dụng nguồn vốn đúng quy định, thực hiện đúng các bước về trình tự xây dựng cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản, các công trình đã phát huy được hiệu quả, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Chi tiết từng nguồn vốn như sau:

Chi đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tập trung: Hàng năm nguồn vốn trên được huyện tiếp nhận, thực hiện xây dựng các công trình giao thông, trụ sở làm việc các xã, thị trấn theo kế hoạch được giao. Kết quả thực hiện nguồn vốn này qua các năm có chiều hướng tăng năm 2008 là 4.000 triệu đồng và tăng dần các năm sau, đến năm 2012 là 12.600 triệu đồng, do phụ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách của tỉnh cho huyện.

Chi đầu tư từ nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất: Do khai thác tốt nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất, đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng, từng bước thay đổi bộ mặt của huyện. Đây là nguồn thu của ngân sách huyện được 100% nhằm tạo vốn đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng. Năm 2008 thực hiện 1.400 triệu đồng đạt 100% dự toán; năm 2009 thực hiện 1.500 triệu đồng đạt 100% dự toán; năm 2010 thực hiện 2.200 triệu đồng đạt 98 % dự toán; năm 2011 thực hiện 2.300 triệu đồng đạt 118,4% dự toán; năm 2012 thực hiện 20.400 triệu đồng đạt 115 % dự toán. Nhìn vào số liệu trên, cho thấy 5 năm (2008-2012) chi đầu tư từ nguồn vốn cấp quyền sử dụng đất của huyện cơ bản thực hiện hoàn thành và hoàn vượt dự toán được giao.

Chi chương trình mục tiêu quốc gia: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Từ năm 2008-2012 huyện Tân Sơn tiếp tục được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu theo chương trình 134, 135, Nghị quyết 30a, năm 2008 là 4.576 triệu đồng đến năm 2012 là 105.153 triệu đồng tăng 22,9 lần so với năm 2008. Việc tiếp nhận và quản lý nguồn vốn chương trình mục tiêu được chặt chẽ, đúng quy trình, tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích đã góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

3.2.3.2. Chi thường xuyên

Đây là khoản chi đảm bảo hoạt động của bộ máy cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, chi sự nghiệp giáo dục, văn hoá, thể thao….Khoản chi này chiếm tỷ trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rất lớn trong tổng chi ngân sách toàn huyện. Với những nỗ lực trong công tác kiểm soát chi, hạn chế các nội dung chi chưa thực sự cấp thiết, qua các năm từ 2008 đến 2012 ngân sách huyện về cơ bản hoàn thành kế hoạch được giao. Kết quả thực hiện năm 2008 là 76.133 triệu đồng đạt 115% dự toán; năm 2009 là 120.398 triệu đồng đạt 144% dự toán; năm 2010 là 168.482 triệu đồng đạt 143% dự toán; năm 2011 là 181.969 triệu đồng đạt 136% dự toán; năm 2012 là 253.475 triệu đồng đạt 1047% dự toán. Kết quả chi thường xuyên thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9: Cơ cấu chi thƣờng xuyên ở huyện Tân Sơn 2008-2012

Đơn vị tính: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Năm

Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số 76.133 120.398 168.482 181.969 253.475

1 Chi an ninh quốc phòng 493 493 1.805 1.910 3.409 2 Chi SN giáo dục 42.676 59.073 82.466 89.613 117.156

3 Chi sự nghiệp y tế 85 85 573 25

4 Chi SN văn hoá thông tin 189 289 305 370 670 5 Chi SN phát thanh truyền hình 290 309 444 509 851

6 Chi SN thể thao 84 96 230 150 257

7 Chi đảm bảo xã hội 1.087 3.646 11.868 7.855 14.549 8 Chi trợ giá điện ảnh miền núi 181 181 241 280 280 9 Chi sự nghiệp khoa học công nghệ 35 35 15 10 Chi SN kinh tế 1.516 22.723 364 9.370 13.633 11 Chi quản lý hành chính 8.355 8.356 27.694 38.277 58.303 12 Chi khác ngân sách 2.986 1.729 18.234 5.694 3.818

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn, năm 2008-2012)

Qua số liệu bảng 3.9 tình hình thực hiện chi thường xuyên của huyện Tân Sơn như sau:

Chi sự nghiệp quốc phòng an ninh: Năm 2008 thực hiện 493 triệu đồng đạt 168% dự toán; năm 2009 thực hiện 493 triệu đồng đạt 168% dự toán; 2010 thực hiện 1.805 triệu đồng đạt 231% dự toán; năm 2011 thực hiện 1.910 triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đồng đạt 349% dự toán; năm 2012 thực hiện 3.409 triệu đồng đạt 410% dự toán. Ngân sách của huyện đã đáp ứng được nhiệm vụ chi an ninh quốc của địa phương theo phân cấp như huấn luyện dân quân tự vệ; diễn tập khu vực phòng thủ, tuyển quân, công tác giáo dục quốc phòng, các hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo: Năm 2008 thực hiện 42.676 triệu đồng đạt 110% dự toán; năm 2009 thực hiện 59.073 triệu đồng đạt 140% dự toán; 2010 thực hiện 82.466 triệu đồng đạt 145% dự toán; năm 2011 thực hiện 89.613 triệu đồng đạt 111% dự toán; năm 2012 thực hiện 117.156 triệu đồng đạt 123% dự toán. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên của huyện. Qua 5 năm thực hiện huyện đã chú trọng đến công tác giáo dục trên địa bàn, các khoản chi theo chính sách chế độ được đảm bảo và thanh toán kịp thời. Cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học từng bước được trang bị phục vụ tốt cho việc dạy và học của thầy và trò.

Chi sự nghiệp y tế: Năm 2008 thực hiện 85 triệu đồng đạt 47% dự toán; năm 2009 thực hiện 85 triệu đồng đạt 38% dự toán; năm 2010 thực hiện 25 triệu đồng đạt 28% dự toán. Năm 2010 chỉ tiêu này không thực hiện được do có sự điều chỉnh nhiệm vụ chi, thực hiện bàn giao kinh phí hoạt động của Trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã về ngân sách tỉnh quản lý.

Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể thao, phát thanh truyền hình: Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể thao, phát thanh truyền hình trong 5 năm (2008- 2012) của huyện tăng đáng kể, đáp ứng được các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao. Đảm bảo kinh phí tổ chức ngày hội văn hoá các dân tộc huyện hàng năm, kỷ niệm những ngày lễ lớn…

Chi đảm bảo xã hội: Năm 2008 thực hiện 1.087 triệu đồng đạt 163% dự toán; năm 2009 thực hiện 3.646 triệu đồng đạt 484% dự toán; 2010 thực hiện 11.868 triệu đồng đạt 216 % dự toán; năm 2011 thực hiện 7.855 triệu đồng đạt 153% dự toán; năm 2012 thực hiện 14.549 triệu đồng đạt 193% dự toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện công tác đảm bảo xã hội là công tác của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy cấp uỷ Đảng, chính quyền của địa phương đã chú trọng đến công tác này. Hàng năm dành một khoản kinh phí tương đối lớn để chi cho các đối tượng chính sách như trợ cấp cho người cao tuổi, tặng quà cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, trợ cấp khó khăn, cứu đói giáp hạt….thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách của cha ông ta.

Chi trợ giá điện ảnh miền núi: Hàng năm huyện phân bổ số chiếu bóng lưu động phục vụ bà con dân bản ở các xã vùng sâu vùng xa theo chương trình của tỉnh.

Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: Đây là khoản chỉ nâng cấp hệ thống máy móc phục vụ công tác quản lý tài chính của huyện.

Chi sự nghiệp kinh tế: Năm 2008 thực hiện 1.516 triệu đồng đạt 101% dự toán; năm 2009 thực hiện 22.723 triệu đồng đạt 142% dự toán; 2010 thực hiện 364 triệu đồng đạt 2% dự toán; năm 2011 thực hiện 9.370 triệu đồng đạt 192% dự toán; năm 2012 thực hiện 13.633 triệu đồng đạt 152% dự toán. Trong 5 năm (2008-2012), chi sự nghiệp kinh tế có tốc độ tăng khá, ngoài việc đảm bảo cho hoạt động bộ máy của các đơn vị sự nghiệp, thì ngân sách của huyện cũng dành kinh phí để sửa chữa nâng cấp các công trình thuỷ lợi, duy tu sửa chữa các tuyến đường, công trình xây dựng hạ tầng ….nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Năm 2010 chi sự nghiệp phát triển kinh tế không đạt dự toán giao. Nguyên nhân không đạt, do một số xã được huyện giao cho làm chủ đầu tư chưa chủ động trong việc lập và thực hiện thanh toán vốn, dẫn đến không hoàn thành kế hoạch giao, nguồn vốn phải chuyển sang thực hiện ở năm sau..

Chi quản lý hành chính: Năm 2008 thực hiện 8.355 triệu đồng đạt 153% dự toán; năm 2009 thực hiện 8.356 triệu đồng đạt 153% dự toán; 2010 thực hiện 27.694 triệu đồng đạt 153% dự toán; năm 2011 thực hiện 38.277 triệu đồng đạt 168% dự toán; năm 2012 thực hiện 58.303 triệu đồng đạt 182% dự toán.

Đây là khoản chi đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan đảng và khối đoàn thể chính trị xã hội. Chi quản lý hành chính được tính theo biên chế, định mức phân bổ, vùng địa phương theo từng thời kỳ ổn định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân sách vì vậy định mức kinh phí được giao ổn định. Nhìn chung, chi quản lý hành chính theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước đã đáp ứng yêu cầu phục vụ các hoạt động của cấp uỷ Đảng, cấp chính quyền địa phương, đoàn thể và các cơ quan đơn vị của huyện.

3.2.3.3. Chi chuyển nguồn

Đây là những khoản chi được giao trong năm nhưng chưa thực hiện hay nguồn tăng thu để thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết được phép chuyển nguồn sang năm sau.

Thực hiện Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 và Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm. Hàng năm Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các đơn vị, các xã, thị trấn rà soát các khoản chi tạm ứng về đầu tư xây dựng cơ bản, tạm ứng chi thường xuyên để thanh toán, quyết toán theo năm ngân sách. Đối với các khoản chưa đủ điều kiện thanh toán, các khoản chi được giao trong năm chưa thực hiện thì phải chuyển nguồn theo quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể, chi chuyển nguồn của huyện Tân Sơn thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10: Chi chuyển nguồn ngân sách huyện Tân Sơn 2008-2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: triệu đồng TT Năm Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 0 22.203 32.904 52.601 68.702 1 Ngân sách tập trung 0 21.064 31.958 45.926 62.602 2 Cấp quyền sử dụng đất 0 1.139 946 6.675 6.100

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn, năm 2008-2012)

3.2.3.4. Chi dự phòng ngân sách

Là khoản chi khắc phục thiên tai hỏa hoạn, phòng, chống cháy rừng của huyện thể hiện ở bảng 3.11.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đơn vị tính: triệu đồng TT Năm Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 354 2.147 1.892 1.892 3.804 1 Khắc phục hậu quả do thiên tai 200 1.562 1.392 1.402 3.294 2 Phòng, chống cháy rừng 154 585 500 490 510

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn năm 2008-2012)

Tóm lại, chiquản lý ngân sách từ năm 2008 đến năm 2012 vẫn luôn đảm bảo cân đối, song các khoản chi chưa thực sự hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 70)