5. Kết cấu của luận văn
1.3.6. Quản lý nợ ngân sách Nhà nước
Có thể thấy, nguyên nhân phổ biến dẫn đến vay nợ của nhà nước là nhu cầu chi và thực tế chi của nhà nước cho tiêu dùng không thể cắt giảm mà ngày càng tăng lên, trong khi việc tạo nguồn thu, tăng thu là có hạn, dẫn đến vay nợ để tài trợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cho chi tiêu ngân sách. Vay nợ của nhà nước gồm vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường tài chính trong nước, ưu điểm dễ triển khai và ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng lại giới hạn nguồn lực và tác động đến lãi suất. Trong khi đó, vay nợ nước ngoài thông qua nguồn tài trợ phát triển, phát hành trái phiếu nhà nước trên thị trường tài chính quốc tế... huy động được nguồn lực lớn nhưng chịu ràng buộc bởi điều kiện kinh tế, chính trị. Nhìn chung mỗi khoản vay có ưu nhược điểm riêng, tuy theo tình hình thực tế để lựa chọn giải pháp cũng như liều lượng thích hợp với tình hình kinh tế xã hội, sao cho phát huy tối đa mặt tích cực và hạn chế đến mức có thể các tác động tiêu cực. Quản lý nợ ngân sách đòi hỏi phải có một chiến lược hợp lý, hạn chế được mất cân đối nợ, đảm bảo nợ vay được sử dụng hiệu quả, kích thích kinh tế phát triển. Nguồn thực hiện trả nợ được trích từ tổng sản phẩm xã hội hàng năm và nợ ngân sách được đo bằng tỷ lệ tổng nợ so với GDP. Ngoài ra, đối với nước ta, ngân sách tỉnh được phép vay để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, mức dư nợ từ nguồn huy động không quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách tỉnh. Nguồn trả nợ bố trí trong vốn xây dựng cơ bản hàng năm, hiệu quả đầu tư của dự án, và mức tăng thu của địa phương.