Vai trò của Ngân sách huyện và sự cần thiết phải nâng cao quản lý ngân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Vai trò của Ngân sách huyện và sự cần thiết phải nâng cao quản lý ngân

sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách huyện là một bộ phận hữu cơ của ngân sách địa phương, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại, phát triển của hệ thống ngân sách Nhà nước, đảm bảo chức năng là cấp ngân sách trung gian giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp xã, phường cùng một số nhiệm vụ được uỷ quyền từ ngân sách Trung ương. Ở đây, ngân sách huyện đóng vai trò đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Chính quyền cấp huyện theo luật định.

Ngân sách cấp huyện cùng ra đời và trải qua chặng đường hình thành và phát triển, cùng với sự vận động, biến đổi của kinh tế - xã hội, sự tồn tại và phát triển của chính quyền cấp quận - huyện cả về lượng và chất là một thực tế không thể phủ nhận được. Vị trí, vai trò của Ngân sách huyện được thể hiện rõ trong Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 2 khoá XI. Ngân huyện là một cấp ngân sách quan trọng, đóng vai trò là cầu nối giữa các đơn vị cơ sở với các cơ quan quản lý cấp trên. Mọi chủ chương, chính sách của Nhà nước, hiệu lực quản lý Nhà nước đều có sự tham gia của cấp ngân sách này, giúp cho công tác quản lý điều hành ngân sách của cả hệ thống đạt hiệu quả, thông suốt. Đồng thời cũng phản ánh kết quả của chủ trương chính sách, chế độ từ Trung uơng đến địa phương khi triển khai thực hiện tại cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổ chức, bộ máy của Huyện là bộ máy quản lý với hệ thống các cơ quan, đoàn thể, hành chính nhằm tổ chức thực hiện các chức năng lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước. Điều này cũng có nghĩa rằng để cho các cơ quan, đoàn thể, tổ chức của Huyện hoạt động được thì cần phải có một quỹ tài chính tập trung, đó là Ngân sách huyện. Ngân sách huyện có vị trí nhất định rất quan trọng trọng nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại ở địa phương tuỳ theo địa giới hành chính, tình hình kinh tế xã hội của từng huyện mà nhu cầu đảm bảo này sẽ khác nhau.

Trong giai đoạn vừa qua cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và thay đổi của đất nước, sự năng động của Chính quyền các cấp cơ sở đã giúp cho kinh tế nhiều địa phương phát triển mạnh mẽ, trong đó có vai trò quan trọng của việc điều hành ngân sách cấp huyện. Nguồn thu không ngừng tăng lên, các khoản chi được quản lý ngày một chặt chẽ hơn.

Trong giai đoạn đổi mới hội nhập giao lưu kinh tế quốc tế, tăng cường vai trò, vị trí ngân sách huyện là hết sức cấp thiết, ngoài việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhà nước, ngân sách huyện còn có chức năng định hướng cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đúng đắn, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của địa phương, giải quyết các nhu cầu cấp thiết về vấn đề phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là vấn đề xoá đói giảm nghèo tại các huyện vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới của tổ quốc, đảm bảo sự công bằng giữa các vùng miền, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Việc triển khai thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước này càng chặt chẽ, sâu rộng giúp cho ngân sách huyện ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội địa phương tạo bước phát triển đáng kể góp phần thay đổi diện mạo về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, là cơ sở cho đất nước vững bước trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến tới công bằng dân chủ văn minh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)