Quản lý thu ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.3.Quản lý thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách nhà nước là những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Tuy nhiên, thực chất thu ngân sách chỉ bao gồm thu mang tính bắt buộc dưới hình thức thuế; các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu khác. Về bản chất, thu ngân sách Nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thu ngân sách Nhà nước có vai trò đảm bảo nguồn vốn thực hiện các nhu cầu chi tiêu của nhà nước, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời thông qua thu ngân sách nhà nước, nhà nước thực hiện việc quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Căn cứ vào hình thức động viên, thu ngân sách Nhà nước phân thành 03 loại thu dưới hình thức nghĩa vụ thuế, phí lệ phí; thu đóng góp tự nguyện và thu vay mượn trong và ngoài nước.

Trong quản lý thu ngân sách, khả năng thu ngân sách được đánh giá bằng tỷ lệ thu ngân sách và GDP, so sánh tốc độ tăng thu và tăng GDP xem thu ngân sách có tương xứng với GDP nhằm đảm bảo tính hợp lý, không lạm thu, vừa đảm bảo, bồi dưỡng nguồn thu và kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong cơ cấu thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn tính đến tỷ lệ các khoản thu thuế, phí, lệ phí trong tổng thu, tỷ lệ này lớn thể hiện tính ổn định trong thu ngân sách.

Nội dung quản lý thu ngân sách được thể hiện qua các khâu lập dự toán từng khoản thu trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; chế độ, chính sách thu ngân sách hiện hành; tình hình thực hiện thu ngân sách năm trước, khâu tổ chức thực hiện có vai trò quan trọng, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền trong thực hiện thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và huy động kịp thời nguồn lực phục vụ nhu cầu chi. Kết thúc năm tài chính so sánh kết quả thực hiện với số dự toán được lập đầu năm, từ đó có đánh giá mức độ hoàn thành, những kết quả đạt được và tồn tại cần phải khắc phục. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách được quan tâm, chú trọng thường xuyên, nó giúp phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong quản lý, chấp hành các luật thuế; các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; các chế độ về kế toán thống kê thuế từ đó góp phần hạn chế, chống thất thu ngân sách nhà nước, đảm bảo nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 30)