Công tác lập dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Công tác lập dự toán ngân sách

Trong những năm qua hầu hết các cơ quan, đơn vị, tổ chức thụ hưởng ngân sách địa phương đã ý thức được tầm quan trọng của công tác lập dự toán ngân sách, trong đó đặc biệt là dự toán chi. Do huyện Tân Sơn là huyện nghèo,vẫn chưa tự cân đối được ngân sách nên để đảm bảo được các khoản chi cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và chi thường xuyên lại chủ yếu vào trợ cấp bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.

Từ năm 2002 Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 và các văn bản hướng dẫn thực hiện được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 2 ngày 12 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 2002 phê chuẩn, huyện Tân Sơn đã thực hiện được việc giao dự toán đến tận các đơn vị cơ sở đã làm tăng số đơn vị dự toán. Cụ thể, toàn huyện có có 17 đơn vị hành chính cấp xã, 71 đơn vị dự toán, trong đó có: 17 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 15 trường THCS, còn lại là các cơ quan hành chính sự nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các đoàn thể, các tổ chức hội.

Năm đầu thực hiện việc lập dự toán thu, chi ngân sách chi tiết, đầy đủ theo mục lục Ngân sách Nhà nước đối với các tổ chức và các đơn vị dự toán đã không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tránh khỏi lúng túng trong khi xây dựng dự toán. Nhưng đến nay công tác lập dự toán của các tổ chức và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện cơ bản đã tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các đơn vị này đã từng bước lập dự toán một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở đó, việc lập dự toán ngân sách huyện hàng năm đã thuận lợi hơn.

Hàng năm, căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, địa phương; hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính về lập dự toán ngân sách, định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định, Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn nhiệm vụ thu và định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan đơn vị trực thuộc ngân sách địa phương và Uỷ ban nhân dân cấp dưới, các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán có trách nhiệm lập dự toán theo mục lục Ngân sách Nhà nước và biểu mẫu do Bộ Tài chính quy định, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện vào tháng 7 hàng năm.

Để công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện được chặt chẽ, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Sơn đã cố gắng làm tốt công tác lập dự toán ngân sách địa phương, cơ sở để xây dựng dự toán thực hiện trên cơ sở thảo luận trực tiếp với đơn vị nên phần nào đã đảm bảo sát với thực tế và tính hợp lý của dự toán, quán triệt việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi cải tạo giống, cây con, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chi cho công tác xoá đói giảm nghèo… giảm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết. Hiện tại các đơn vị dự toán trong toàn huyện, khi lập dự toán đều trích 10% tiết kiệm chi thường xuyên của đơn vị (trừ các khoản có tính chất lương và các khoản mua sắm sửa chữa lớn) theo đúng chủ trương của Nhà nước, để bổ sung nguồn kinh phí tăng lương. Đây là một chủ trương đúng đắn và đang phát huy hiệu quả trong thực tế bởi trong tổng chi ngân sách huyện thì chi thường xuyên luôn là khoản chi lớn nhất chiếm khoảng 65 - 70%. Để thực hiện việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể lương và các khoản có tính chất lương), tức là phải giảm các khoản chi khác như: chi quản lý (chi vật tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

văn phòng, hội nghị, tiền thưởng, chi khác ngân sách …) như vậy điều này đòi hỏi các đơn vị phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Huyện Tân Sơn đã chủ động xây dựng và giao dự toán ngân sách Nhà nước cho năm sau vào tháng 12 trước năm dự toán cho các đơn vị dự toán ngân sách. Điều này giúp cho các đơn vị dự toán có nguồn thu lớn chủ động trong việc triển khai công tác thu và nhiệm vụ chi một cách kịp thời ngày từ đầu năm. Năm 2011 huyện đã tổ chức thực hiện theo hướng nội dung của Thông tư số 130/2005/NĐ-CP, giúp cho các đơn vị dự toán thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.

3.3.1.1. Lập dự toán thu NSNN huyện

Căn cứ luật NSNN và các văn bản của Chính Phủ, Bộ Tài chính,UBND tỉnh để nhằm thu đúng và đầy đủ các khoản thu, tránh thu sai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.12: Tình hình lập dự toán thu huyện Tân Sơn 2008-2012

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008* 2009 2010 2011 2012 Dự toán Số tuyệt đối % DT 2009/2008 Dự toán Số tuyệt đối % DT 2010/2009 Dự toán Số tuyệt đối % DT 2011/2010 Dự toán Số tuyệt đối % DT 2012/2011 Tổng thu 86.763 2.378 176.519 105 3.710 269.635 156 5.440 313.426 146,6 7.100 464.875 130,5

1. Các khoản thu cân

đối NSNN 3.156 2.378 5.226 105 3.710 22.715 156 5.440 32.885 146,6 7.100 44.864 130,5

2.Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN

3.00 350 450 116,7 500 600 143 600 670 120 700 740 116,7

3. Thu bổ sung ngân

sách Tỉnh 83.307 170.843 170.843 205 246.320 246.320 144 279.871 279.871 114 419.271 419.271 150

Năm 2008*: là năm gốc để so sánh

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn năm 2008-2012)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tình hình lập dự toán thu Ngân sách huyện Tân Sơn qua các năm 2008-2012 qua bảng 3.12 ta thấy còn nhiều bất cập. Số thu Ngân sách qua các năm đều vượt hơn rất nhiều so với dự toán thu cả số tuyệt đối và tương đối. Thực trạng này có cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan:

+ Các yếu tố khách quan: Do quy trình lập dự toán Ngân sách hàng năm dựa vào số thu thực tế trên địa bàn và các nhiệm vụ chi hàng năm. Tuy nhiên do chế độ chính sách hàng năm từ Trung ương đến địa phương thay đổi nhanh chóng do đó việc lập dự toán thu chưa sát với số thực thu của Ngân sách huyện, đặc biệt là đối với việc lập dự toán đối kinh phí do Ngân sách tỉnh và Trung ương hỗ trợ.

+ Các yếu tố chủ quan: Do việc nắm bắt các chế độ chính sách, dự báo các nguồn thu của huyện trong năm ngân sách tiếp theo còn hạn chế, dẫn đến việc lập dự toán chưa sát với thực tế.

3.3.1.2. Lập dự toán chi NSNN huyện

Căn cứ kiểm tra, số chi các năm trước, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu dân số vùng, lãnh thổ, biên chế,… do cơ quan có thẩm quyền thông báo và hướng dẫn của cấp trên làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách hàng năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.13: Tình hình lập dự toán chi huyện Tân Sơn 2008-2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

2008* Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dự toán Số tuyệt đối % DT 2009/ 2008 Dự toán Số tuyệt đối % DT 2010/2009 Dự toán Số tuyệt đối % DT 2011/ 2010 Dự toán Số tuyệt đối %DT 2012/2011 Tổng chi 86.463 149.189 176.069 203,6 246.005 269.035 164,9 255.507 312.756 103,7 409.224 464.135 160,2

1. Chi cân đối

ngân sách 52.486 120.455 147.235 229,5 188.863 211.793 156,8 220.978 278.157 117 350.366 405.237 158,6 2. Chi từ nguồn

thu để lại quản lý qua NSNN

3.00 350 450 116,7 500 600 143 600 670 120 700 740 116,7

3. Chi bổ sung ngân

sách cấp dưới 33.477 28.384 28.384 84,8 56.642 56.642 199,6 33.929 33.929 58,3 58.158 58.158 171.410

Năm 2008*: là năm gốc để so sánh

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn năm 2008-2012)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cũng như việc lập dự toán thu Ngân sách, tình hình lập dự toán chi Ngân sách huyện Tân Sơn qua các năm 2008-2012 qua bảng 3.13 ta thấy còn nhiều bất cập. Số chi Ngân sách qua các năm đều vượt hơn rất nhiều so với dự toán thu cả số tuyệt đối và tương đối. Thực trạng này có cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan:

+ Các yếu tố khách quan: Do cơ chế chính sách thay đổi, đặc biệt huyện Tân Sơn là huyện thuộc chương trình 30a của Chính Phủ, do đó mức hỗ trợ có thay đổi. Trong năm có sự bổ sung lớn từ Ngân sách cấp trên đối với vốn Đầu tư XDCB tập trung, do đó việc lập dự toán không sát với thực tế hàng năm là khó tránh khỏi.

+ Các yếu tố chủ quan : Bộ máy cán bộ của UBND huyện nói chung và cán bộ của Phòng Tài chính-Kế hoạch nói riêng thay đổi thường xuyên dẫn đến việc nắm bắt cơ chế chính sách có lúc chưa kịp thời, việc tiên lượng các nguồn vốn trong năm kế hoạch tiếp theo còn hạn chế do đó việc lập dự toán còn chưa sát với thực tế .

3.3.1.3. Cơ cấu nguồn thu

Bảng 3.14: Cơ cấu nguồn thu ngân sách huyện Tân Sơn 2008-2012

Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng cộng 100 100 100 100 100

1. Thu cân đối ngân sách 3,64 2,96 8,42 10,49 14,31 2. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 95,7 96,78 83 78,54 73,95

2.1.Thu bổ sung cân đối 62,33 67,48 71,25 69,78 62,11

2.2. Thu bổ sung có mục tiêu 33,37 29,3 11,75 8,76 11,84

3. Thu chuyển nguồn 0 0 8,25 10,52 11,33

4. Thu để lại đơn vị chỉ quản lý qua

NSNN 0,66 0,26 0.33 0,45 0,41

(Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán ngân sách của UBND huyện Tân Sơn năm 2008-2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua số liệu bảng 3.14, cơ cấu ngồn thu ngân sách huyện Tân Sơn qua các năm 2008-2012, cho thấy chủ yếu là từ ngân sách cấp trên hỗ trợ. Tuy nhiên do nỗ lực của địa phương việc hỗ từ ngân sách cấp trên đã giảm dần qua các năm, tuy nhiên đến năm 2012 vẫn là 73,95%. Nguồn thu cân đối trên địa bàn còn thấp đến năm 2012 mới đạt 14,31%. Tuy nhiên việc quản lý thu Ngân sách qua các năm đã chặt chẽ hơn, từng bước giảm trợ cấp Ngân sách cấp trên tăng chủ động cho Ngân sách cấp huyện. Số thu để lại đơn vị chi chỉ quản lý Ngân sách qua các năm thấp dưới 1%, những khoản thu này là những khoản thu cần thiết để đáp ứng những nhiệm vụ phát sinh tại các đơn vị .

Nhận xét chung: Khi triển khai trên thực tế mới thấy được công tác lập dự toán ở huyện chưa chính xác và dự toán chưa sát với thực tế. Số giao chi và thực hiện chi qua các năm vượt kế hoạch tương đối cao. Những số liệu ở tiết 2.3 cho thấy năm 2008 đạt 134%, năm 2009 đạt 150%, năm 2010 đạt 221%, năm 2011 đạt 223%, năm 2012 đạt 210%. Bên cạnh đó, trong quá trình điều hành ngân sách, huyện chưa chưa kiên quyết trong việc khoán thu, khoán chi. Hơn nữa quá trình lập dự toán các đơn vị không nắm bắt được nhiệm vụ phải thực hiện trong năm, vì vậy việc sử dụng và bố trí chi không đều nên các quý thường vượt dự toán chi, do muốn hoàn thành nhiệm vụ thì phải bổ sung dự toán. Vì vậy, làm tăng chi ngân sách. Có thể thấy, đây là khoản chi chưa đạt được mong muốn đề ra, từ đó cho thấy việc quản lý chi ngân sách theo dự toán chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 78)