0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 34 -34 )

5. Kết cấu của luận văn

1.3.7. Các nhân tổ ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Nhà nước

Có thể hiểu quản lý NSNN nước là tổng đại lượng tiền tệ trong các mối quan hệ kinh tế quyết định tổng số thu và tổng số chi NSNN. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN.

1.3.7.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Ngân sách Nhà nước là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, do vậy luôn chịu tác động của những yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế-xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

- Về kinh tế: Như đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển, nền tài chính càng ổn định và phát triển thì vai trò của NSNN ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ với nhau

- Về mặt xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để dộng viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính.

1.3.7.2. Chính sách và thể chế kinh tế

Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài.

Các chính sách, chủ trương, cơ chế kinh tế của Nhà nước nếu đảm bảo nhất quán, thông thoáng, ổn định, công bằng, công khai minh bạch nền tài chính quốc gia thì đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng hết sức quan trọng đến phát triển kinh tế xã hội và quy mô ngân sách Nhà nước.

1.3.7.3. Cơ chế quản lý NSNN và bộ máy tổ chức quản lý ngân sách các cấp

Có thể nói, đổi mới cơ chế quản lý NSNN mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu- chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quĩ dự trữ tài chính và quĩ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của ngân sách cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong hệ thống ngân sách quốc gia.

Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý ngân sách nếu được bố trí hợp lý, cán bộ trong hệ thống có trình độ chuyên môn cao, tận tuỵ, trách nhiệm không sách nhiễu, vụ lợi cá nhân là điều kiện để thực hiện quản lý Ngân sách nhà nước một cách hiệu quả. Tổ chức bộ máy thu nộp phải gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, tránh được tình trạng thất thu thuế, trốn thuế, lậu thuế…. những nhân tố sẽ làm giảm thu của NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.3.7.4. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính

Hệ thống chính sách trích hưởng thụ vượt kế hoạch vào ngân sách các cấp địa phương, quyền chi phối lượng dư ngân sách cuối năm và sử dụng quĩ dự trữ tài chính, quĩ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương,phát huy tính năng động sáng tạo trong việc khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phương. Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu ngân sách và đảm bảo cân đối bền vững hệ thống ngân sách quốc gia.

1.4. Ngân sách huyện trong hệ thống ngân sách Nhà nƣớc và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc cấp huyện

1.4.1. Vai trò của Ngân sách huyện và sự cần thiết phải nâng cao quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách huyện là một bộ phận hữu cơ của ngân sách địa phương, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại, phát triển của hệ thống ngân sách Nhà nước, đảm bảo chức năng là cấp ngân sách trung gian giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp xã, phường cùng một số nhiệm vụ được uỷ quyền từ ngân sách Trung ương. Ở đây, ngân sách huyện đóng vai trò đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của Chính quyền cấp huyện theo luật định.

Ngân sách cấp huyện cùng ra đời và trải qua chặng đường hình thành và phát triển, cùng với sự vận động, biến đổi của kinh tế - xã hội, sự tồn tại và phát triển của chính quyền cấp quận - huyện cả về lượng và chất là một thực tế không thể phủ nhận được. Vị trí, vai trò của Ngân sách huyện được thể hiện rõ trong Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 2 khoá XI. Ngân huyện là một cấp ngân sách quan trọng, đóng vai trò là cầu nối giữa các đơn vị cơ sở với các cơ quan quản lý cấp trên. Mọi chủ chương, chính sách của Nhà nước, hiệu lực quản lý Nhà nước đều có sự tham gia của cấp ngân sách này, giúp cho công tác quản lý điều hành ngân sách của cả hệ thống đạt hiệu quả, thông suốt. Đồng thời cũng phản ánh kết quả của chủ trương chính sách, chế độ từ Trung uơng đến địa phương khi triển khai thực hiện tại cơ sở.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổ chức, bộ máy của Huyện là bộ máy quản lý với hệ thống các cơ quan, đoàn thể, hành chính nhằm tổ chức thực hiện các chức năng lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước. Điều này cũng có nghĩa rằng để cho các cơ quan, đoàn thể, tổ chức của Huyện hoạt động được thì cần phải có một quỹ tài chính tập trung, đó là Ngân sách huyện. Ngân sách huyện có vị trí nhất định rất quan trọng trọng nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại ở địa phương tuỳ theo địa giới hành chính, tình hình kinh tế xã hội của từng huyện mà nhu cầu đảm bảo này sẽ khác nhau.

Trong giai đoạn vừa qua cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và thay đổi của đất nước, sự năng động của Chính quyền các cấp cơ sở đã giúp cho kinh tế nhiều địa phương phát triển mạnh mẽ, trong đó có vai trò quan trọng của việc điều hành ngân sách cấp huyện. Nguồn thu không ngừng tăng lên, các khoản chi được quản lý ngày một chặt chẽ hơn.

Trong giai đoạn đổi mới hội nhập giao lưu kinh tế quốc tế, tăng cường vai trò, vị trí ngân sách huyện là hết sức cấp thiết, ngoài việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động Nhà nước, ngân sách huyện còn có chức năng định hướng cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đúng đắn, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của địa phương, giải quyết các nhu cầu cấp thiết về vấn đề phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là vấn đề xoá đói giảm nghèo tại các huyện vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới của tổ quốc, đảm bảo sự công bằng giữa các vùng miền, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Việc triển khai thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước này càng chặt chẽ, sâu rộng giúp cho ngân sách huyện ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình nhằm thúc đẩy nền kinh tế - xã hội địa phương tạo bước phát triển đáng kể góp phần thay đổi diện mạo về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, là cơ sở cho đất nước vững bước trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến tới công bằng dân chủ văn minh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là một cấp thuộc Ngân sách địa phương, ngân sách huyện các nội dung thu và nhiệm vụ chi cụ thể gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của cấp mình như sau:

1.4.2.1 Về thu ngân sách

Nguồn thu Ngân sách cấp huyện bao gồm:

a. Các nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng 100%. + Thuế Nhà đất.

+ Thuế môn bài.

+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

+ Tiền cho thuê hoặc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước. + Lệ phí trước bạ.

+ Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

+ Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ quỹ đóng góp của địa phương.

+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân nước ngoài trực tiếp cho địa phương.

+ Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách Nhà nước của địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác.

+ Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

+ Đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo luật định. + Thu kết dư ngân sách địa phương.

+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. b. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ %.

+ Thuế giá trị gia tăng (Không kể hàng hoá nhập khẩu). + Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Tiền sử dụng đất.

1.4.2.2 Thu bổ sung cân đối ngân sách

+ Thu bổ sung có tính chất xây dựng cơ bản. + Thu bổ sung cân đối ngân sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Thu bổ sung chương trình mục tiêu.

1.4.2.3 Về chi ngân sách

Chi Ngân sách luôn gắn liền với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ. Đặc điểm này có thể nhìn ra từ vai trò của Ngân sách và bản chất Ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước mang bản chất chính trị, duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, ổn định phát triển kinh tế, đảm bảo xã hội ổn định, phát triển. Do vậy nhiệm vụ chi ngân sách huyện bao gồm: a. Chi đầu tư phát triển

- Đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý.

- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các địa phương thực hiện.

- Chi đầu tư để lại theo Nghị quyết Quốc hội.

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. b. Chi thường xuyên

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do địa phương quản lý:

+ Sự nghiệp kinh tế bao gồm;

Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu, đường và các công trình giao thông khác; lập biểu báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường.

Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp: Duy tu, bảo dưỡng các tuyến kênh mương, các công trình thuỷ lợi, các trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến nông, khuyến ngư; chi chăn nuôi, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Sự nghiệp kiến thiết thị chính: Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các sự nghiệp thị chính khác.

Sự nghiệp kinh tế khác gồm: Các hoạt động sự nghiệp về môi trường, phục vụ công cộng …

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Sự nghiệp Giáo dục bao gồm: Nhà trẻ mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, Phổ thông trung học, bổ túc văn hoá, giáo dục thường xuyên và các hoạt động khác.

+ Sự nghiệp y tế bao gồm hoạt động trung tâm y tế quận huyện, Bệnh viện cấp Huyện, các trạm xá xã, thị trấn.

+ Công tác đảm bảo xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội, thiên tai hoả hoạn và các hoạt động xã hội khác.

+ Bảo tồn, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác.

+ Về văn hoá thông tin; tuyên truyền cổ động, văn hoá văn nghệ quần chúng, xây dựng bản làng văn hoá và các hoạt động văn hoá xã hội khác.

+ Thể dục thể thao Bồi dưỡng, huấn luyện các vận động viên các đội tuyển cấp huyện; các giải thi đấu cấp huyện; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác.

+ Các sự nghiệp khác do địa phương khác quản lý.

- Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội do ngân sách huyện đảm bảo theo quy định của chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.

- Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở huyện theo quy định pháp luật.

- Thực hiện chính sách xã hội với các đối tượng do huyện quản lý. - Chương trình quốc gia do chính phủ giao cho địa phương quản lý . - Trợ giá theo chính sách Nhà nước.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. c. Chi bổ sung cân đối ngân sách cho cấp dưới.

- Bổ sung cân đối chi thường xuyên cho cấp xã, phường, thị trấn và các nguồn vốn do cấp trên phân bổ qua ngân sách huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Luật Ngân sách Nhà nước, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản dưới Luật có liên quan của các cấp thì quy trình quản lý Ngân sách huyện bao gồm các bước sau:

- Lập dự toán Ngân sách huyện. - Chấp hành Ngân sách huyện.

- Kế toán và quyết toán Ngân sách huyện.

Quản lý Ngân sách huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp huyện; quản lý các khoản thu, chi của huyện đã dự toán bởi Uỷ ban Nhân dân huyện giao và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp trên giao và Hội đồng nhân dân huyện đề ra.

1.4.3.1. Lập dự toán Ngân sách huyện

a. Yêu cầu của việc lập dự toán

Dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh. Việc lập dự toán ngân sách huyện cũng không nằm ngoài những điều kiện trên.

Các khoản thu trong dự toán phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.

Các khoản chi ngân sách trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đối với đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 34 -34 )

×