Cơ cấu tổ chức hoạt động của ACB và kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của ACB và kết quả kinh doanh

Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 8 phòng ban trực thuộc Tổng giám đốc. Kênh phân phối hiện nay có 342 chi nhánh và phòng giao dịch.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của ACB

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2012

2.1.2.2. Kết quả kinh doanh:

Trong 20 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Hiện nay, ACB được đánh giá là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, trong khối Ngân hàng TMCP, ACB là ngân hàng có tổng tài sản và vốn huy động lớn nhất, cơ cấu tài sản an toàn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều này được thể hiện thông qua các chỉ số tài chính của ACB trong giai đoạn 2006-20123.

(i) Thu nhập: Thu nhập lãi thuần tăng bình quân 47% trong 7 năm, là nguồn thu nhập quan trọng nhất và ổn định nhất của ACB.

Bảng 2.1: Thu nhập của ACB giai đoạn 2006-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập lãi

thuần

821 1.311 2.728 2.801 4.174 6.608 6.871 Thu nhập ngoài

lãi

371 1.710 1.511 2.135 1.319 1.039 (1.036) Tổng thu nhập 1.192 3.021 4.239 4.936 5.493 7.647 5.835

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012 ACB đã có tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2006-2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của Ngân hàng Nhà nước đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo tổng thu nhập thuần của Ngân hàng sụt giảm so với năm 2011, nhưng so với thu nhập thuần năm 2010 vẫn cao hơn 6%.

(ii) Chi phí: Chi phí hoạt động của ACB được kiểm soát tương đối chặt chẽ và phù hợp trong giai đoạn 2006-2011. Tỷ lệ chi phí/ lợi nhuận khá ổn định, dao động trong khoảng 30%-40%. Riêng năm 2012 chi phí hoạt động của ACB tăng mạnh, lên hơn 4.200 tỷ đồng là do đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng mạng lưới hoạt động và nhân sự dự phòng. Nếu loại bỏ yếu tố bất thường (lỗ kinh doanh vàng và ngoại hối) thì tỷ lệ

3 Phụ lục 3. Các chỉ số tài chính của ACB 2006-2012

chi phí/thu nhập của ACB cũng chỉ ở mức 55,5%. Theo kế hoạch năm 2013, chi phí hoạt động của ACB sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, và được đưa về mức trước khủng hoảng với tỷ lệ chi phí/thu nhập dự kiến 45%.

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012 Hình 2.2: Tỷ lệ chi phí/thu nhập của ACB giai đoạn 2006-2012

(iii) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng vốn tự có và chủ sở hữu bình quân (ROE, ROA)

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012 Hình 2.3: ROA và ROE của ACB giai đoạn 2006-2012

Hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) của ACB luôn nằm ở mặt bằng cao so với trung bình ngành, mặc dù 2 chỉ số này biến động qua các năm. Năm 2007, cả ROA và ROE đều đạt mức đỉnh khá ấn tượng với tỷ lệ lần lượt

462 805 1591.0 1809.0 2161.0

3147.0 4271.0 039%

027%

038% 037% 039% 041%

073%

0%

20%

40%

60%

80%

0 1000 2000 3000 4000 5000

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Chi phí (tỷ đồng) Chi phí/Thu nhập (%)

047%

054%

037%

032%

029%

036%

009%

002%

003%

003%

002%

002%

002%

001%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

ROA ROE

là 2,71% và 44,49%. Tuy nhiên, các chỉ số bị điều chỉnh giảm trong các năm tiếp theo và đến cuối năm 2011, ROA đạt 1,7% và ROE đạt 36,0%. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là mức sinh lời hấp dẫn. Kết thúc năm 2012, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tổng tài sản bình quân (ROA) của ACB lần lượt là 8,5% và 0,5%, thấp nhất từ trước tới nay. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận năm 2012 của ACB giảm mạnh so với những năm trước.

(iv) Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2012 khoảng 33%, ACB là một trong những NHTM có tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản nhanh nhất trong hệ thống. Dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng tương ứng với tổng tài sản qua các năm: tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2006-2012 đạt khoảng 38%, tăng trưởng nguồn vốn bình quân khoảng 32%.

Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của ACB đạt 176.308 tỷ đồng, giảm 37% so với cuối năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư, tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn.

Thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng.

(v) Tương quan so với các Ngân hàng thương mại khác

Theo thống kê số liệu năm 2012 của các Ngân hàng, tổng tài sản của ACB hiện đang đứng thứ 4, xếp sau 3 NHTM nhà nước là CTG, BIDV, VCB. Ngoài ra, dư nợ cho vay và số dư tiền gửi khách hàng của ACB cũng xếp thứ 4 sau 3 NHTM nhà nước và bỏ xa các NHTM xếp sau.

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2012 Hình 2.4: Tổng tài sản của các NHTM năm 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2012 Hình 2.5: Vốn chủ sở hữu của các NHTM năm 2012

Như vậy, ACB là NHTM ngoài quốc doanh có quy mô tổng tài sản, dư nợ cho vay và số dư tiền gửi lớn nhất. Về vốn chủ sở hữu, ACB xếp thứ 6 sau 3 NHTM nhà nước, STB và EIB. Với kết quả đã đạt được, ACB tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong khối các NHTMCP Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định và an toàn.

Tất cả những yếu tố trên sẽ là tiền đề vững chắc để ACB có thể hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.

2.2. Thực trạng về hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ và kết quả

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)