2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của ACB:
Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở gồm 9 khối và 8 phòng ban trực thuộc Tổng giám đốc. Kênh phân phối hiện nay có 342 chi nhánh và phòng giao dịch.
2.1.2.2. Kết quả kinh doanh:
Trong 20 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Hiện nay, ACB được đánh giá là một trong những ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, trong khối Ngân hàng TMCP, ACB là ngân hàng có tổng tài sản và vốn huy động lớn nhất, cơ cấu tài sản an toàn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều này được thể hiện thông qua các chỉ số tài chính của ACB trong giai đoạn 2006-20123
.
(i) Thu nhập: Thu nhập lãi thuần tăng bình quân 47% trong 7 năm, là nguồn thu nhập quan trọng nhất và ổn định nhất của ACB.
Bảng 2.1: Thu nhập của ACB giai đoạn 2006-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập lãi thuần 821 1.311 2.728 2.801 4.174 6.608 6.871 Thu nhập ngoài lãi 371 1.710 1.511 2.135 1.319 1.039 (1.036) Tổng thu nhập 1.192 3.021 4.239 4.936 5.493 7.647 5.835
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012
ACB đã có tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn 2006-2011. Tuy nhiên bước sang năm 2012, với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn và do thực hiện nghiêm túc, triệt để chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của Ngân hàng Nhà nước đã khiến hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, kéo theo tổng thu nhập thuần của Ngân hàng sụt giảm so với năm 2011, nhưng so với thu nhập thuần năm 2010 vẫn cao hơn 6%.
(ii) Chi phí: Chi phí hoạt động của ACB được kiểm soát tương đối chặt chẽ và
phù hợp trong giai đoạn 2006-2011. Tỷ lệ chi phí/ lợi nhuận khá ổn định, dao động trong khoảng 30%-40%. Riêng năm 2012 chi phí hoạt động của ACB tăng mạnh, lên hơn 4.200 tỷ đồng là do đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng mạng lưới hoạt động và nhân sự dự phòng. Nếu loại bỏ yếu tố bất thường (lỗ kinh doanh vàng và ngoại hối) thì tỷ lệ
3
chi phí/thu nhập của ACB cũng chỉ ở mức 55,5%. Theo kế hoạch năm 2013, chi phí hoạt động của ACB sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, và được đưa về mức trước khủng hoảng với tỷ lệ chi phí/thu nhập dự kiến 45%.
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012
Hình 2.2: Tỷ lệ chi phí/thu nhập của ACB giai đoạn 2006-2012
(iii) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng vốn tự có và chủ sở hữu bình
quân (ROE, ROA)
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012
Hình 2.3: ROA và ROE của ACB giai đoạn 2006-2012
Hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và vốn chủ sở hữu (ROE) của ACB luôn nằm ở mặt bằng cao so với trung bình ngành, mặc dù 2 chỉ số này biến động qua các năm. Năm 2007, cả ROA và ROE đều đạt mức đỉnh khá ấn tượng với tỷ lệ lần lượt
462 805 1591.0 1809.0 2161.0 3147.0 4271.0 039% 027% 038% 037% 039% 041% 073% 0% 20% 40% 60% 80% 0 1000 2000 3000 4000 5000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Chi phí (tỷ đồng) Chi phí/Thu nhập (%)
047% 054% 037% 032% 029% 036% 009% 002% 003% 003% 002% 002% 002% 001% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ROA ROE
là 2,71% và 44,49%. Tuy nhiên, các chỉ số bị điều chỉnh giảm trong các năm tiếp theo và đến cuối năm 2011, ROA đạt 1,7% và ROE đạt 36,0%. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là mức sinh lời hấp dẫn. Kết thúc năm 2012, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và trên tổng tài sản bình quân (ROA) của ACB lần lượt là 8,5% và 0,5%, thấp nhất từ trước tới nay. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận năm 2012 của ACB giảm mạnh so với những năm trước.
(iv) Quy mô và tốc độ tăng trưởng
Với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2012 khoảng 33%, ACB là một trong những NHTM có tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản nhanh nhất trong hệ thống. Dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động cũng tăng trưởng tương ứng với tổng tài sản qua các năm: tăng trưởng dư nợ bình quân giai đoạn 2006-2012 đạt khoảng 38%, tăng trưởng nguồn vốn bình quân khoảng 32%.
Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của ACB đạt 176.308 tỷ đồng, giảm 37% so với cuối năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư, tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn. Thanh khoản được ưu tiên phục vụ chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng.
(v) Tương quan so với các Ngân hàng thương mại khác
Theo thống kê số liệu năm 2012 của các Ngân hàng, tổng tài sản của ACB hiện đang đứng thứ 4, xếp sau 3 NHTM nhà nước là CTG, BIDV, VCB. Ngoài ra, dư nợ cho vay và số dư tiền gửi khách hàng của ACB cũng xếp thứ 4 sau 3 NHTM nhà nước và bỏ xa các NHTM xếp sau.
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2012
Hình 2.4: Tổng tài sản của các NHTM năm 2012
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2012
Hình 2.5: Vốn chủ sở hữu của các NHTM năm 2012
Như vậy, ACB là NHTM ngoài quốc doanh có quy mô tổng tài sản, dư nợ cho vay và số dư tiền gửi lớn nhất. Về vốn chủ sở hữu, ACB xếp thứ 6 sau 3 NHTM nhà nước, STB và EIB. Với kết quả đã đạt được, ACB tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong khối các NHTMCP Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định và an toàn. Tất cả những yếu tố trên sẽ là tiền đề vững chắc để ACB có thể hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
2.2. Thực trạng về hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ và kết quả tại ACB thời gian qua tại ACB thời gian qua
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của ACB giai đoạn 2006-2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Huy động vốn bán lẻ 24.664 45.611 55.931 71.197 89.885 102.498 110.452 Tổng huy động vốn 29.395 55.283 64.217 86.919 106.937 142.218 125.234 Tỷ lệ tăng trưởng - 88,07% 16,16% 35,35% 23,03% 32,99% - 11,94% Lãi tiền gửi 1.553 2.949 6.779 5.685 9.209 17.050 13.475
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012
Tổng quy mô huy động vốn của ACB nhìn chung tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt giai đoạn 2006-2007, mức tăng trưởng đạt gần 90%. Giai đoạn từ 2008- 2011, huy động vốn của ACB tuy không đạt mức tăng ấn tượng như trước nhưng vẫn tăng mạnh so với các NHTM khác. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân giai đoạn 2006 – 2012 của ACB đạt 30,61%.
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012
Hình 2.6: Huy động vốn bán lẻ của ACB giai đoạn 2006-2012
Huy động vốn từ khách hàng bán lẻ: hoạt động huy động bán lẻ chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 82,82% trong tổng huy động vốn giai đoạn 2006-2012 cho thấy ACB có lợi thế trong huy động từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ trọng huy động vốn bán lẻ trong tổng huy động tương đối ổn định qua các năm, cao nhất là 88,20% năm 2012, nguyên nhân là trong giai đoạn này tình hình kinh tế khó khăn các tổ chức kinh tế lớn rút vốn về để cân đối hoạt động kinh doanh của
085% 023% 027% 026% 014% 008% 0% 20% 40% 60% 80% 100% .0 20000.0 40000.0 60000.0 80000.0 100000.0 120000.0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 HĐV Bán lẻ (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trưởng (%)
mình, trong khi lượng tiền gửi từ các khách hàng cá nhân – thế mạnh truyền thống của ACB lại tăng lên do sau sự cố tháng 8/2012, ACB đã nhanh chóng củng cố niềm tin, đưa ra những chính sách huy động cạnh tranh để giữ chân được nhóm khách hàng này.
ACB đã và đang trong quá trình hoàn thành mục tiêu trở thành NHBL hàng đầu Việt Nam, vì vậy về hoạt động huy động bán lẻ ACB kịp thời đưa ra những chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Bên cạnh đó, ACB đã nghiên cứu ra nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như "tiền gửi bậc thang không kỳ hạn VNĐ", "Tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi", cải tiến sản phẩm "tiết kiệm gửi góp", tiết kiệm kèm theo bảo hiểm... và triển khai nhiều tiện ích như chuyển gốc và lãi tự động từ tài khoản có kỳ hạn sang tài khoản không kỳ hạn..., đồng thời kết hợp với việc tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như tặng thêm lãi suất, bốc thăm trúng thưởng...gia tăng lợi ích thiết thực cho khách hàng gửi tiền tại ACB. Trong năm 2012, ACB đã triển khai 10 chương trình khuyến mại cho khách hàng bán lẻ. Các chương trình khuyến mãi được thiết kế mang nhiều ưu đãi cho khách hàng nên được đông đảo khách hàng đón nhận, mang lại lợi ích cao cho khách hàng và ngân hàng.
ACB cũng tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng, phù hợp với tình hình thị trường. Dịch vụ huy động vốn tại ACB được phân chia theo hai dòng đối tượng riêng biệt là khách hàng thông thường và khách hàng VIP nhằm tạo sự khác biệt trong cung cách phục vụ, thể hiện sự quan tâm chăm sóc của ACB đến các khách hàng có giao dịch tiền gửi lớn. Dịch vụ dành cho khách hàng VIP với nhiều tiện ích thiết thực, đa dạng, liên kết các đơn vị cung ứng dịch vụ triển khai nhiều ưu đãi dành cho khách hàng. Theo đó, khách hàng VIP được các đặc quyền ưu đãi vượt trội, được ưu tiên phục vụ và được hưởng dịch vụ đẳng cấp, như: ưu đãi tài chính, ưu tiên phục vụ, chăm sóc đặc biệt…
Với chính sách lãi suất cạnh tranh và linh hoạt cùng những cải tiến liên tục về chất lượng dịch vụ, tác phong và quy trình phục vụ khách hàng, tình hình huy động vốn cá nhân đã có những chuyển biến tích cực, góp phần ổn định nguồn vốn và thu hút vốn gửi mới từ dân cư.
2.2.2. Dịch vụ tín dụng
Bảng 2.3: Tín dụng bán lẻ của ACB giai đoạn 2006 - 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Cá nhân 8.700 15.910 18.763 23.005 32.584 35.847 44.349 Tỷ lệ tăng trưởng - 82,87 % 17,93 22,61 % 41,64 % 10,01 % 23,72 % Tỷ trọng 51,13% 50,02 % 53,87 % 36,89 % 37,37 % 34,87 % 43,30 % Tổng 17.014 31.810 34.833 62.358 87.195 102.80 9 102.41 5 Tỷ lệ tăng trưởng - 86,96 % 9,50% 79,02 % 39,83 % 17,91 % -0,38%
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012
Tổng dư nợ tín dụng năm 2012 đạt 102.415 tỷ đồng gấp 6 lần so với năm 2006 và tương ứng mức tăng bình quân giai đoạn khoảng 39%/năm. Mức tăng trưởng này được đánh giá là phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng ở mức bình quân 37,6%.
Tín dụng bán lẻ trong giai đoạn 2006 – 2012 của ACB đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân tăng 33,13%/năm. Với truyền thống phục vụ cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động tín dụng bán lẻ là hoạt động trọng tâm của ACB. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ khoảng 43,92%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm. Nguyên nhân là do hỗ trợ pháp lý trong hoạt động bán lẻ còn thiếu: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình còn chưa có quy định cụ thể và kiểm tra giám sát, gây khó khăn cho hoạt động quản lý dòng tiền của khách hàng. Mặt khác, mức lãi suất cho vay của ACB trong thời gian qua được đánh giá là chưa cạnh tranh, vì vậy chưa thu hút được nhiều khách hàng.
Nhìn chung hoạt động tín dụng bán lẻ của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt và là một trong những kênh quan trọng trong việc phát triển nguồn thu từ NHBL. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, ACB đã thường xuyên đổi mới các sản phẩm tín dụng với nhiều mục đích cho vay khác nhau và nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài ra, ACB cũng đã mở rộng cho vay tín chấp cá nhân là cán bộ nhân viên của doanh nghiệp hay sản phẩm cho vay hỗ trợ tiểu thương, cho vay chứng khoán, cho vay du học, cấp hạn mức thấu chi… Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh, ACB đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường tín dụng bán lẻ.
Bên cạnh đó, ACB thực hiện việc kiểm soát chất lượng tín dụng bán lẻ chặt chẽ, đảm bảo an toàn và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế theo sát diễn biến thị trường. Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại ACB nằm trong tầm kiểm soát, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu không vượt quá các mức quy định của Ngân hàng Nhà Nước.
Tỷ lệ nợ xấu tại ACB giai đoạn 2006 – 2012
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012
Hình 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2006 - 2012
ACB là một trong những ngân hàng quản lý chất lượng tài sản tốt nhất khi tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì dưới 1% từ năm 2006 đến năm 2011. Tỷ lệ này có xu hướng tăng cao vào năm 2011 và vượt ngưỡng 2% vào năm 2012. Mặc dù vậy, đây vẫn được
000% 000% 001% 000% 000% 001% 002% 000% 001% 001% 002% 002% 003% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu
xem là mức thấp đặt trong bối cảnh nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2.3. Dịch vụ thanh toán
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán của ACB giai đoạn 2006 - 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng TN từ hoạt động dịch vụ 173 343 680 988 967 1.139 917 Thu nhập từ dịch vụ thanh toán 121 177 225 499 662 797 501
Chi phí từ dịch vụ thanh toán 25 30 40 75 87 120 131
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB 2006-2012
Dịch vụ thanh toán là dòng sản phẩm chủ lực đem lại nguồn thu lớn nhất trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ACB. Hiện ACB đã thực hiện thành công dự án hiện đại hóa, quản lý dữ liệu tập trung, xử lý giao dịch trực tuyến và được đánh giá là ngân hàng có hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam. Kết hợp với mạng lưới rộng thì dịch vụ thanh toán của ACB thực sự có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Với ưu thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, danh mục sản