I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC KIỂMTRA TRA
1. Khái niệm
Kiểm tra là xem xét lại những hoạt động của tổ chức hoặc con người để nhận xét, đánh giá kết quả đạt được so với yêu cầu, mục đích, chỉ tiêu đã đề ra; tìm ra ưu điểm, khuyết điểm, từ đó rút ra kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.
2. Vị trí, tầm quan trọng và nguyên tắc của công tác kiểm tra
2.1. Vị trí
Công tác kiểm tra là việc làm thường xuyên của các cấp Hội từ Trung ương đến cơ sở.
Công tác kiểm tra của Hội có vị trí quan trọng trong việc giám sát việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở nông thôn; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên, nông dân góp phần thực hiện công bằng xã hội.
2.2. Tầm quan trọng
Để có chủ trương, quyết định đúng, giải pháp thực hiện tối ưu, kịp thời phát hiện sai sót, hoàn chỉnh các quyết định, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, thì công tác kiểm tra cần phải được tiến hành thường xuyên. Do đó, kiểm tra là một nội dung rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của mỗi cấp và từng cán bộ Hội
Quy trình lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân mỗi cấp đều được chia thành ba khâu chủ yếu: ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Lãnh
đạo, chỉ đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng.2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng.
3. Phải tổ chức sự kiểm soát.”( 1)2.3. Nguyên tắc kiểm tra 2.3. Nguyên tắc kiểm tra