Nội dung hoạt động:

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 55)

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG THÁP

2.Nội dung hoạt động:

2.1. Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội

Hội Nông dân thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội cho nông dân là nội dung quan trọng hàng đầu. Thông qua công tác tuyên truyền làm cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội đi vào cuộc sống; động viên hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

2.2. Tham gia xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về pháttriển kinh tế - xã hội nông thôn triển kinh tế - xã hội nông thôn

Cán bộ Hội phải gắn bó và cùng với hội viên, nông dân tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kịp thời giúp nông dân

tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, đời sống; đồng thời tham gia với Đảng, Nhà nước điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nguyện vọng của nông dân. Đây là một trong những động lực cơ bản để tổ chức Hội thu hút, tập hợp đông đảo nông dân vào Hội. Xây dựng Hội vững mạnh là yêu cầu của Đảng đối với Hội. Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về Kết luận Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010- 2020”.

2.3. Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nông dân

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Nông dân Việt Nam nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ba phong trào thi đua lớn về kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đó là: “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2.3.1. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết

giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu của phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi là nhằm động viên các hộ nông dân phát huy mọi tiềm lực, đoàn kết giúp nhau phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, chống tái nghèo và làm giàu. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Phấn đấu để phong trào có bước phát triển mới về chất, làm xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với các tố chất mới, đó là sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở nâng cao chất lượng hàng hoá nông sản, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng khả năng cạnh tranh hàng hoá trong thời kỳ hội nhập; đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau làm giàu; tạo được nhiều việc làm cho người lao động trên cơ sở người lao động được đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh thần; liên kết, liên doanh, tham gia cổ phần vào các doanh nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng hợp tác xã nông thôn.

Hỗ trợ hộ nghèo về kỹ thuật, vốn, vật tư nông nghiệp và kinh nghiệm sản xuất. Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, đồng thời tổng kết mô hình hiệu quả để nhân ra diện rộng.

2.3.2. Phong trào nông dân thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới

- Phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội đẩy mạnh phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới. Tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng nông

thôn mà tập trung là giao thông nông thôn; kênh, mương thuỷ lợi, cầu, cống; trường học, trạm xá, nhà văn hoá xã, khóm, ấp; cơ sở hạ tầng thông tin...

- Thi đua xây dựng gia đình văn hoá, tham gia xây dựng khóm, ấp, xã văn hoá. Tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vận động nông dân thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Tích cực tham gia công tác kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc giáo dục trẻ em góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài ở nông thôn.

- Vận động nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn; thực hiện chương trình hành động phòng chống ma tuý, mại dâm, tệ nạn xã hội; an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ...

- Xây dựng nông thôn mới phải gắn với xây dựng người nông dân mới có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới như mục tiêu Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã đề ra.

2.3.3. Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Hội Nông dân Việt Nam với lực lượng quân đội, công an, tích cực tham gia xây dựng các khu vực phòng thủ, các “Điểm sáng vùng biên” tự quản đường biên, mốc giới nhất là thế trận quốc phòng toàn dân ở các vùng ven biên giới. Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân hăng hái tham gia dân quân tự vệ, bảo vệ an ninh, thực hiện nghĩa vụ quân sự, “chính sách hậu phương quân đội”, xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc người có công. Gương mẫu chấp hành luật pháp; tham gia xây dựng ấp, khóm, tổ nhân dân tự quản không có người phạm tội; phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hoá, giáo dục người phạm tội, người lầm lỗi.

2.4. Mở rộng các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ nôngdân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, hướng dẫn phát triển các hình dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn các cấp Hội phải tích cực, chủ động xây dựng các chương trình, dự án phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.

2.4.1. Về tạo vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh cho nông dân

- Vận động hội viên, nông dân tự tạo vốn cho mình chủ yếu bằng tiết kiệm trong tiêu dùng, tránh lãng phí vào việc cưới, việc tang, lễ hội và có kế hoạch sử dụng vốn tối ưu vào sản xuất, kinh doanh.

- Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đoàn kết giúp nhau tạo vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Khuyến khích, tạo điều kiện bảo vệ cho hội viên, nông dân tổ chức các hình thức hùn vốn, mượn vốn (không tín lãi) nhằm giúp các hộ tự tiết kiệm, tích lũy hùn vốn xoay vòng với nhau để tập trung vào sản xuất, kinh doanh.

- Nắm vững và vận động, hướng dẫn nông dân tham gia các hoạt động tín dụng thông qua Quỹ tín dụng Nhân dân và hoạt động tín dụng nội bộ trong hợp tác xã.

- Bổ sung nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ nông dân bằng việc vận động hội viên, nông dân dành một phần vốn cho Quỹ; vận động các đơn vị, cá nhân có điều kiện ủng hộ, giúp đỡ Quỹ;... Đồng thời, đóng góp ý kiến xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân ngày càng phục vụ tốt hơn cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

- Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án kinh tế - xã hội để tạo vốn hỗ trợ nông dân.

- Tổ chức liên kết giữa nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, giống, công cụ sản xuất, các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, các tổ chức tín dụng, ngân hàng,… để các doanh nghiệp này cho nông dân vay vốn theo phương thức trả chậm.

- Hội cần quản lý tốt các nguồn vốn đã huy động được, như: vốn tín dụng ngân hàng, vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân, vốn của các chương trình, dự án Nhà nước,… và phân công cán bộ hướng dẫn hội viên, nông dân sử dụng vốn có hiệu quả. Có cơ chế kiểm tra, giám sát việc huy động và sử dụng các nguồn vốn này, bảo đảm không bị thất thoát, tiêu cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2. Về bồi dưỡng, đào tạo nghề, phổ biến, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất giỏi tại chỗ cho nông dân

Hội cần có các hình thức bồi dưỡng, đào tạo nghề, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất giỏi tại chỗ cho nông dân phù hợp với đặc điểm, tập quán, trình độ ở từng địa phương.

Tiếp tục chủ động phối hợp với các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,... của xã, huyện để mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày. Tổ chức hội thi tay nghề, tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất của các điển hình tiên tiến. Tổ chức trình diễn kỹ thuật, tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi, có tay nghề và kinh nghiệm sản xuất dạy tại chỗ cho nông dân khác.

Cần khắc phục có kết quả những hạn chế trong việc gắn kết giữa tạo vốn và dạy nghề để công tác bồi dưỡng, đào tạo nghề có hiệu quả cao. Cần có cơ chế khuyến khích nhằm thu hút các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao

tiến bộ kỹ thuật, các hộ làm ngành nghề giỏi truyền nghề, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi phổ biến kinh nghiệm cho những hộ nông dân khác.

2.4.3. Về phát triển kinh tế hợp tác và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp

Các cấp Hội cần tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã làm dịch vụ do Hội tổ chức; hướng dẫn tổ hợp tác đăng ký hoạt động với chính quyền xã, quan tâm đến tổ hợp tác, từng bước giúp cho hội viên, nông dân để khi có đủ điều kiện chuyển các tổ hợp tác lên hợp tác xã; giúp các hợp tác xã nông nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng Điều lệ hợp tác xã sát hợp với tình hình và phù hợp với Luật Hợp tác xã, vận động xã viên đóng góp đủ vốn cổ phần theo Điều lệ Hợp tác xã.

Tham gia với các cơ quan có liên quan của Nhà nước trong việc xây dựng chính sách đối với kinh tế hợp tác và hợp tác xã.

Giám sát việc thi hành Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã theo sự hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Xây dựng tổ chức Hội Nông dân trong tổ hợp tác, hợp tác xã. Khắc phục tình trạng một số nơi, cơ sở Hội chưa chủ động phối hợp với chính quyền và các ngành để phát triển kinh tế hợp tác xã, coi phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã không phải là nhiệm vụ của Hội nên chỉ thụ động tham gia với chính quyền hoặc tham gia một cách hình thức. Vì vậy, Hội cần chọn những khâu đột phá nhằm phát triển rộng rãi tổ hợp tác và giúp hợp tác xã nông nghiệp thoát khỏi tình trạng yếu kém hiện nay, thành lập các hợp tác xã mới đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống của hội viên, nông dân.

2.5. Tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội củaNhà nước ở nông thôn Nhà nước ở nông thôn

Trong những năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã có những đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, đã trực tiếp tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước bằng các hợp đồng trách nhiệm và hợp đồng kinh tế. Hình thức này được thực hiện ở các cấp Hội, chủ yếu ở cơ sở, như: Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Chương trình giảm nghèo; Chương trình an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ ở nông thôn, phòng chống các tệ nạn xã hội; các chương trình xã hội và môi trường, như: dân số và gia đình, phòng chống HIV/AIDS, an ninh trật tự... Các chương trình đã được các cấp Hội tổ chức thực hiện có hiệu quả, không những góp phần thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu của Nhà nước, đem lại lợi ích thiết thực cho hội viên, nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội tổ chức các hoạt động, thu hút nông dân vào Hội. Tích cực tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội là trách nhiệm của Hội Nông dân với Đảng, với giai cấp nông dân như Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng nêu rỏ “trong quá trình

xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các cơ quan chủ trì cần tạo điều kiện và phối hợp để Hội Nông dân Việt Nam tham gia ngay từ đầu và trực tiếp các nội dung liên quan”; Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Chỉ thị 07 về thực hiện kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư đã nêu “Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp, tạo điều kiện để Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, nhất là trong thực hiện một số chương trình, dự án có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong tổ chức nghiên cứu, tham quan học tập kinh nghiêm các mô hình mới có hiệu quả trong nước và ngoài nước; đẩy mạnh thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau thoát nghèo, làm giàu chính đáng; tạo điều kiện để Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh tham gia đề xuất việc xây dựng và thực hiện các chính sách trong tiêu thụ nông sản hàng hóa; xem xét hỗ trợ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân của Tỉnh, giúp Hội Nông dân Việt Nam Tỉnh có thêm nguồn lực để xây dựng và nhân rộng các mô hình tiên tiến, vượt khó, thoát nghèo-phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Do vậy, các cấp Hội cần chủ động hơn nữa vào việc tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, đồng thời khắc phục các hoạt động phối hợp mang tính hình thức hoặc đơn thuần thực hiện theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước, mà thiếu vận dụng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội.

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 55)