VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI HÔNG DÂN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG TRONG PHÁT

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 81)

VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

Hoạt động BVMT của các cấp Hội nông dân rất đa dạng, phong phú, nhưng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT

Công tác tuyên truyền giáo dục vận động là giải pháp đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Các cấp Hội cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng và tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các qui ước, hương ước của cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nông thôn; trang bị những tri thức cần thiết và xây dựng ý thức trách nhiệm, tự giác trong bảo vệ môi trường; sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tăng cường tuyên truyền bằng các phương pháp, đồng thời phối hợp với Đài, báo ở địa phương tích cực tuyên truyền hoạt động của các cấp Hội, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường, phản ảnh kịp thời các vấn đề môi trường bức xúc và nước sạch vệ sinh nông thôn; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường cho cán bộ hội viên nông dân và cộng đồng dân cư nông thôn.

2. Nâng cao năng lực công tác bảo vệ tài nguyên môi trường nôngthôn thôn

Các cấp Hội chủ động phối hợp với các ngành có liên quan tích cực tổ chức tập huấn chuyên sâu về môi trường và công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ chủ chốt và chuyên trách các cấp; tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường cho hội viên, nông dân. Hội Nông dân Việt Nam chú trọng và quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng truyền thông về môi trường cho cán bộ chủ chốt và cán bộ chuyên trách, các cấp hội xây dựng mạng lưới cộng tác viên và đội ngũ tuyên truyền viên nguồn tại huyện thị thành trong Tỉnh. Hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học và huy động các nguồn lực tổ chức các lớp nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; lớp tập huấn IPM trong trồng trọt tăng năng suất cây nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và cải thiện sức khoẻ của người dân.

3. Huy động nguồn lực xây dựng mô hình điểm

Xây dựng các mô hình điểm phát triển bền vững hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn nông thôn. Cụ thể:

Nhằm mục đích tăng hiệu quả việc xử lí chất thải, cải thiện môi trường và nâng cao nhận thức và chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, các cấp Hội hỗ trợ triển khai xây dựng các mô hình thu gom, xử lí chất thải, rác thải.

Hội Nông dân Việt Nam các cấp huy động mọi nguồn lực với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhỏ lẻ, hỗ trợ và khuyến khích người dân sử dụng lu, bể chứa nước mưa để tận dụng nguồn nước mưa dồi dào, sẵn có.

3.2. Mô hình về sử dụng hợp lý phân bón hóa học và hóa chất bảovệ thực vật. vệ thực vật.

* Hội Nông dân phối hợp tổ chức chuyển giao quy trình sử dụng hợp lý hóa chất bảo vệ thực vật qua hình thức tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; lớp tập huấn về phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong trồng trọt, tăng năng suất cây trồng. Tiến hành chuyển giao và áp dụng biện pháp phòng trừ sâu hại tổng hợp (IPM), bao gồm:

- Biện pháp canh tác: Bón phân hợp lý, chăm sóc cây trồng phù hợp với từng giống để cây trồng khoẻ chống chịu tốt với sâu bệnh.

- Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, tăng cường xen canh, luân canh, áp dụng trồng cấy theo hướng đa canh, nông lâm nghiệp kết hợp.

- Biện pháp sinh học: khai thác và áp dụng các biện pháp truyền thống, chiết rút và sử dụng các hoá chất thảo mộc. Sử dụng các giống cây trồng chống chịu sâu bệnh.

- Sử dụng hạn chế thuốc BVTV, đặc biệt chú ý tới việc sử dụng hợp lý, đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng đối tượng và đúng cách. Phát động phong trào " nói không" với việc sử dụng thuốc BVTV trong danh mục đã cấm. Hội cần đặc biệt chú trọng tới việc chuyển giao kiến thức và công nghệ đối với những người trực tiếp sử dụng và những người gián tiếp tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật nhằm:

+ Hiểu luật pháp và những quy định luật pháp về việc sử dụng HCBVTV.

+ Hiểu đúng các thủ tục về lưu giữ thuốc cũng như về biện pháp bảo vệ cơ bản cần áp dụng, về triệu chứng bị nhiễm độc, cách chữa trị thích hợp và chất giải độc.

+ Hiểu đúng các thủ tục để lưu giữ thuốc và thủ tục loại bỏ thuốc một cách an toàn.

+ Thực hiện tốt các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, nhận biết được các triệu chứng nhiễm độc và cấp cứu ban đầu

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn an toàn lao động theo phương châm 4 đúng: "Đúng thuốc; đúng liều lượng; đúng lúc và dùng đúng cách".

* Xây dựng mô hình điểm phát động phong trào “nông dân sản xuất chế biến và sử dụng các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh“; xây dựng các mô hình sản xuất rau sạch; tổ chức triển lãm sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Phần 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ LIÊN QUAN VỚI TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 81)