Trong sinh hoạt cần phát huy tính dân chủ và sáng tạo để hội viên được biết, được bàn mọi công việc của Hội, tạo nên sự thống nhất trong tư tưởng, hành

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 32)

động.

Cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội, tổ hội là nhằm thực hiện dân chủ, phát huy tính tự nguyện, tự giác của hội viên, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của chi hội, tổ hội và góp phần làm cho hoạt động của Hội có hiệu quả.

3. Xây dựng Ban Chấp hành cơ sở Hội

3.1. Xây dựng Ban Chấp hành cơ sở Hội

Ban Chấp hành cơ sở Hội là cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành các chi hội, tổ hội hành động để thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước; Điều lệ Hội, các Chỉ thị, Nghị quyết, nhiệm vụ công tác Hội và chủ trương công tác của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Ban Chấp hành cơ sở Hội do Đại hội Hội Nông dân xã, phường, thị trấn… bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ban Chấp hành cơ sở Hội, gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, các ủy viên Thường vụ và các ủy viên Ban Chấp hành; một số đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành trực tiếp làm chi hội trưởng và một số đồng chí khác được cơ cấu ở một số ngành có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

3.1.1. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành cơ sở Hội :

Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam quy định có 6 nhiệm vụ (nghiên cứu Điều lệ Hội)

3.1.2. Phân công trách nhiệm trong Ban Chấp hành

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Hội, Ban Chấp hành cơ sở cần phân công mỗi ủy viên Ban Chấp hành phụ trách một việc phù hợp với năng lực và sở trường của từng người.

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w