Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay đang uỷ thác cho Hội Nông dân và các đoàn thể khác:

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 84)

I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG THỨC ỦY THÁC CHO VAY VỚI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH:

2. Các chương trình tín dụng và các dự án hiện nay đang uỷ thác cho Hội Nông dân và các đoàn thể khác:

cho Hội Nông dân và các đoàn thể khác:

- Cho vay hộ nghèo - Cho vay hộ cận nghèo

- Cho vay học sinh sinh viên và hoàn cảnh khó khăn - Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường

- Cho vay trả chậm nhà ở - Cho vay giải quyết việc làm - Cho vay Hộ nghèo về nhà ở - Cho vay Xuất khẩu lao động

- Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn - Cho vay thương nhân vùng khó khăn

- Cho vay khác (hộ tiểu thương)

2.1. Nội dung và ý nghĩa uỷ thác cho vay Điều kiện thực hiện cho vay uỷ thác Điều kiện thực hiện cho vay uỷ thác

* Đối với hộ vay:

- Phải là thành viên Tổ TK&VV.

- Chấp hành các quy ước hoạt động của Tổ.

* Đối với Tổ TK&VV:

- Hoạt động của Tổ TK&VV theo đúng Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của HĐQT NHCSXH.

- Tuân thủ nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.

* Đối với Hội Nông dân:

- Được Ngân hàng Chính sách Xã hội ký văn bản Liên tịch và văn bản Thoả thuận.

- Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV theo nội dung hợp đồng uỷ nhiệm Tổ đã ký với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Quy trình cho vay vốn của NHCSXH bao gồm 6 nội dung công việc, NHCSXH uỷ thác cho các tổ chức Hội thực hiện 06 nội dung công việc, cụ thể là:

(1). Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn.

(2). Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay.

Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH.

(3). Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

(4). Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau:

- Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận;

- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến Điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu).

- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động của từng Tổ để xếp loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định.

(5). Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay (theo mẫu số 06/TD); kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV (theo mẫu 16/TD) và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương

xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

(6). Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.

2.3. Ý nghĩa của việc ủy thác cho vay thông qua Hội Nông dân và cácđoàn thể khác: đoàn thể khác:

- Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền.

- Củng cố hoạt động của tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở. Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức Hội có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn.

- Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội, đoàn thể có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội.

- Giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

- Thông qua việc bình xét hộ vay vốn công khai, dân chủ, phát huy vai trò của tổ chức Hội, đoàn thể đảm bảo đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w