Về tư thế: Khi xuất hiện ban đầu, hãy đứng vững trên đôi chân của bạn,

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 27)

đừng ngọ ngoạy và hãy để tay thoải mái lên bục hoặc mặt bàn (nếu có).

Khi đứng tự do không bị che chắn, thì dáng đứng phải thẳng. Hai bàn chân cách nhau khoảng 10cm, tạo thế trụ vững. Bụng, vai, ngực thẳng để thở cho thoải mái.

Nếu có cảm giác run tay, hãy vẫy tay thật mạnh song không để cho ai nhìn thấy./.

NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI DIỄN THUYẾT 1. Ăn mặc luộm thuộm 1. Ăn mặc luộm thuộm

Người nhà diễn thuyết xuất chúng luôn chú trọng đến cách ăn mặc khi xuất hiện trước công chúng.

Những người diễn thuyết thành công không bao giờ để các cử chỉ vặt vãnh chiếm hữu mình. Họ không bao giờ vặn bàn tay, mân mê thứ gì đó trên tay, lắc lư cơ thể khi phát biểu. Tất cả những hành động này tố cáo bạn đang căng thẳng, bất an và không tự tin. Giải pháp đơn giản là tuyệt đối tránh những hành động trên.

3. Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn

Khi diễn thuyết không bao giờ được đọc theo văn bản viết sẵn, hay lệ thuộc vào slide power point. Thỉnh thoảng bạn có thể nhìn vào những điểm nhấn như gạch đầu dòng. Hãy nhớ những ý chính vào đầu trước khi diễn thuyết.

4. Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả

Tiếp xúc bằng mắt là công cụ quan trọng để xây dựng niềm tin, sự tín nhiệm và mối quan hệ. Hãy nhìn vào ánh mắt của người nghe ít nhất 90% thời gian nói, liếc vào bản ghi chú hay Slide vài giây mỗi lần là đủ. Hãy luôn ghi nhớ là mình đang diễn thuyết trước công chúng, chứ không phải là vật thể nào khác.

5. Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu

Muốn buổi diễn thuyết thành công, người diễn thuyết cần phải được tập dượt trước.

6. Đứng yên như pho tượng

Những nhà diễn thuyết xuất sắc không đứng yên như lính chào vì làm như vậy bài diễn thuyết của họ sẽ trở nên nhạt nhẽo. Thay vào đó, họ di chuyển qua lại, sử dụng cử chỉ đôi tay một cách chừng mực, không lạm dụng, quá đà giọng nói và cử chỉ của họ rất linh hoạt.

7. Lạm dụng Slide

Không đọc từng chữ trên slide và phải hiểu slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho lời nói chứ không thể thay lời nói. Đừng viết quá nhiều từ trên slide.

8. Nói dông dài

Bài diễn thuyết ngắn gọn, rõ ràng và cô đọng sẽ đem lại hiệu quả cao cho buổi diễn thuyết. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khán giả mất dần sự tập trung khi bài nói dài quá 18 phút.

9. Không tạo được không khí phấn khích

Khi diễn thuyết phải biết cách huy động sự chú ý của người nghe từ lúc mới bước vào cửa. Hãy giao lưu với người nghe mỗi khi có triệu chứng gà gật xuất hiện. Đây là cách để cho người tham gia vào bài phát biểu của mình để tạo không khí.

10. Kết thúc bài phát biểu một cách nhạt nhẽo

Nghiên cứu cho thấy, không phải phần giữa bài diễn thuyết thường dùng để chuyển tải những ý quan trọng mới lưu lại cho người nghe, mà chính phần kết thúc mới được họ lưu giữ nhiều nhất. Tính bất ngờ của phần kết thúc chính là bản lĩnh, năng lực của người diễn thuyết./.

Bài 3

CÔNG TÁC TỔ CHỨC, KIỂM TRA VÀ CÔNG TÁCHÒA GIẢI CỦA HỘI NÔNG DÂN CƠ SỞ HÒA GIẢI CỦA HỘI NÔNG DÂN CƠ SỞ

(Tài liệu dành cho cán bộ chi, tổ Hội)

Phần 1

CÔNG TÁC TỔ CHỨC Ở CƠ SỞ HỘI

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w