Những tồn tại:

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 63)

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY NGHỀ VÀ HÔ TRỢ VIỆC LÀM NÔNG DÂN THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

b. Những tồn tại:

- Sản xuất nhỏ, phân tán, khối lượng ít.

- Năng suất thấp, giá thành cao do thiếu vốn, thiếu công cụ tiên tiến (công nghệ, máy móc).

- Mẫu mã thiếu sáng tạo ít mang tính đặc thù Việt Nam (còn sao chép). - Đầu ra (thị trường tiêu thụ) hạn chế, không ổn định.

- Nguyên liệu giảm cả về khối lượng, chất lượng, giá thành cao, không tập trung, điện sản xuất không ổn định.

- Vấn nạn môi trường.

- Cơ chế, chính sách chưa đồng bộ.

1.2. Thực trạng công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm Nông dân: a. Mặt mạnh:

Trong thời gian gần đây, do có sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, chính quyền địa phương sự cố gắng của các cấp, các ngành, dạy nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Hệ thống dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới, chuyển từ hệ thống dạy nghề trình độ thấp với hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; coi trọng dạy nghề trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắp trên toàn quốc, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Trong vòng 6 năm (2001-2006), số trường dạy nghề tăng từ 156 trường lên 262 trường; số trung tâm dạy nghề tăng từ 150 trung tâm lên 599 trung tâm và đã phát triển được 2.052 cơ sở dạy nghề và một số cơ sở khác tham gia dạy nghề trên phạm vi toàn quốc. Đến năm 2008, cả nước có 242 trường trung cấp nghề và 616 trung tâm dạy nghề.

Hệ thống Hội Nông dân Việt Nam có 01 Trường Trung cấp nghề; 01 Trung tâm dạy nghề; 04 Trung tâm Dạy nghề ở khu vực: Miền núi phía Bắc tại Tuyên Quang; Khu vực Bắc Trung bộ tại Cửa Lò (Nghệ An); Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên tại Đà Nẵng; và Khu vực Tây nam bộ tại Cần Giuộc (Long An). Ngoài ra còn có các Trung tâm do Trung ương Hội đầu tư tại các tỉnh, thành phố. Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp không có Trung tâm dạy nghề, Thời gian qua thực hiện công tác dạy nghề phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Sở Lao động thương binh xã hội.

b. Mặt yếu:

- Các Trường Trung cấp nghề và các Trung tâm Dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề quản lý (trực thuộc Bộ LĐ-TB và XH quản lý thường chỉ chú ý vào các đối tượng là con em nông dân và dạy các nghề giúp nông dân chuyển đổi sang nghề công nghiệp và TTCN. Không có đủ điều kiện để dạy nghề cho nông dân tại địa bàn dân cư.

- Các Trung tâm Dạy nghề và TT Hỗ trợ nông dân có chức năng dạy nghề của Hội Nông dân thì:

+ Thiếu kinh phí (thường phải đi xin kinh phí từ các kênh khác) +Thiếu giáo viên chuẩn theo yêu cầu chung.

+ Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho yêu cầu dạy và học còn rất thiếu.

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w