II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY NGHỀ VÀ HÔ TRỢ VIỆC LÀM NÔNG DÂN THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4. Những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với lao động nông thôn.
lao động nông thôn.
a. Nghị quyết TW 7 và một số văn bản của Nhà nước về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
+ Nghị quyết TW 7 (Khóa X) của Đảng:
* Quan điểm:
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với điều kiện của từng vùng … để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động….
* Mục tiêu đến năm 2020:
- Lao động nông nghiệp còn 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%
* Nhiệm vụ và giải pháp: Có 7 nhiệm vụ - giải pháp.
- Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn gắn với phát triển các đô thị.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, nhất là vùng khó khăn.
- Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.
- Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.
- Đổi mới mạnh mẽ về cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn.
+ Quyết định 1956 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”
* Quan điểm:
- Là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư đồng thời khuyến khích và huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Chuyển đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực
sẳn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường.
- Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.
* Mục tiêu tổng quát: (cả nước)
- Hàng năm đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.
- Giai đoạn 2011 – 2015 đào tạo nghề cho 5.200.000 LĐNT
Khoảng 4,7 triệu LĐNT được học nghề, (1,6 triệu học nghề nông nghiệp; 3,1 triệu học nghề phi nông nghiệp) trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 120.000 người thuộc diện nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất có khó khăn về kinh tế. Tỉ lệ có việc làm sau học nghề tối thiểu đạt 70%.
- Giai đoạn 2016 – 2020 đào tạo nghề cho 6.000.000 LĐNT
Khoảng 5,5 triệu LĐNT được học nghề, (1,4 triệu học nghề nông nghiệp; 4,1 triệu học nghề phi nông nghiệp) trong đó đặt hàng dạy nghề khoảng 380.000 người thuộc diện nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất có khó khăn về kinh tế. Tỉ lệ có việc làm sau học nghề tối thiểu đạt 80%.
* Đối tượng của Đề án: LĐNT trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Ưu tiên cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
* Chính sách của Đề án (Đối với người học):
- Đối tượng 1: Thuộc diện chính sách ưu đãi người có công, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) mức tối đa 3 triệu đồng/ người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn mức 15.000 đ/người/ngày thực học; tiền di lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đ/ người/ khóa học đối với ở xa nơi học từ 15 km trở lên.
- Đối tượng 2: LĐNT thuộc diện có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.
- Đối tượng 3: LĐNT khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.
Ngoài ra:
- LĐNT học nghề còn được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. LĐNT làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề.
- LĐNT là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công, hộ nghèo và hộ có thu nhập đối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo theo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.
- LĐNT sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
* Kinh phí của Đề án:
Tổng kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước dự kiến 25.980 tỷ đồng. Trong đó để dạy nghề cho lao động nông thôn cần 24.694 tỷ đồng. (Đầu tư cho cơ sở vật chất 3.905 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2011 – 2015: Gần 11.000 tỷ đồng. - Giai đoạn 2016 – 2020: Hơn 12.000 tỷ đồng.