Nội dung 2 Thuyết trình Mic + projector 20’

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 25)

2. Thực hiện buổi diễn thuyết

2.1. Mở đầu bài diễn thuyết

Một sự mở đầu tốt đẹp, hấp dẫn sẽ phá tan được sự lo lắng, e ngại, thăm dò của công chúng đối với người diễn thuyết; đồng thời tạo ra được bầu không khí tích cực, tin cậy, hợp tác giữa người nói và người nghe. Đây là điều kiện rất quan trọng tạo nên sự thành công của buổi diễn thuyết.

Mở đầu nên giới thiệu một cách khái quát những nội dung chính sẽ đề cập. Sau đó trình bày theo đúng trình tự nội dung. Vậy phải làm gì khi mở đầu? Có rất nhiều cách để mở đầu, ví dụ có thể có các cách sau:

+ Tự giới thiệu về bản thân và năng lực của người diễn thuyết. Song với cách này phải làm rất khéo léo và lựa chọn ngôn từ thể hiện sự khiêm tốn.

+ Nêu câu hỏi hoặc kể một câu chuyện mang tính thời sự về chủ đề diễn thuyết

+ Tổ chức trò chơi hướng vào chủ đề diễn thuyết

+ Nêu ra các cách tiếp cận khác nhau về chủ đề diễn thuyết...

Lựa chọn cách mở đầu nào cũng phải bám sát đối tượng và căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng. Ngay trong phần mở đầu bài diễn thuyết, cần giới thiệu rõ mục tiêu, nội dung để công chúng dễ theo dõi và hiểu được ý nghĩa của buổi diễn thuyết.

2.2. Trình bày bài diễn thuyết- Về sử dụng ngôn ngữ bằng lời - Về sử dụng ngôn ngữ bằng lời

Khi diễn thuyết cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, mạch lạc, đáng tin cậy, sinh động và xúc tích.

Không nên sử dụng ngôn ngữ quá cầu kỳ, phức tạp. Cách diễn đạt luôn thay đổi về tốc độ, nhịp điệu, có điểm nhấn (nhất là ở những ý quan trọng) cho phù hợp với nội dung và biểu cảm tình cảm.

+ Âm lượng vừa đủ, tốc độ nói vừa phải để tất cả công chúng đều nghe rõ. Tránh nói quá to hoặc quá nhỏ, hay nuốt mất âm cuối câu. Các trường hợp này sẽ gây ức chế đối với người nghe và làm giảm tính hiệu quả của bài diễn thuyết. Do vậy, người diễn thuyết phải xác định rõ chất giọng của mình để có biện pháp luyện tập hoặc điều chỉnh cho thích hợp.

+ Ngoài những kiến thức vững vàng về chủ đề, khi diễn thuyết cần thể hiện tình cảm, sự tự tin và lòng đam mê đối với chủ đề mà mình đang trình bày. Cần nhớ rằng: công chúng không chỉ nghe bằng tai, bằng mắt, mà còn nghe bằng trái tim.

+ Trong khi diễn thuyết, cần thoát ly bài diễn thuyết đã được chuẩn bị sẵn (hoặc là thoát ly giáo án - nếu đó là một lớp học).

+ Tuyệt đối không thuyết trình một chiều mang tính áp đặt. Hoặc nói liên hồi không ngừng nghỉ, hãy để cho mình và những người tham dự có chút thời gian suy ngẫm.

+ Kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp khác và trực quan hoá một cách phù hợp để tạo điều kiện và môi trường cho người nghe tham gia vào buổi diễn thuyết chủ động, tích cực, nhờ vậy, người nghe mới tiếp thu được một cách hiệu quả.

+ Bao quát tốt và tạo điều kiện cho người nghe ở các vị trí khác nhau có thể tham gia một cách tích cực.

+ Nên chốt kiến thức thường xuyên sau mỗi phần nội dung để công chúng dễ ghi nhớ và theo dõi kịp bài diễn thuyết. Kết thúc bài diễn thuyết cần có tóm tắt toàn bộ nội dung và đưa ra một lời kêu gọi.

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w