Hội Nông dân Việt Nam với công tác tuyên truyền, vận động nông dân học nghề;

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 69)

nông dân học nghề;

- Đây là một phần trong nhiệm vụ chung của Hội Nông dân mà Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 7 (khóa X) đã ghi;

- Quyết định 1956 phê duyệt Đề án cũng đã ghi rõ: “Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề, tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương.”

- Chỉ thị 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ghi: “Các cấp Hội Nông dân trong Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương; phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu tổ chức các hoạt động hỗ trợ dạy nghề cho nông dân các huyện, thị xã, thành phố”

1. Thuận lợi của Hội Nông dân trong tuyên truyền và vận động nôngdân học nghề: dân học nghề:

- Nắm được nhu cầu, khả năng và hiểu được mong muốn được học nghề của nông dân.

- Tiếp cận được với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy và học nghề. Từ đó tư vấn tốt cho lao động nông thôn.

2. Trách nhiệm của cán bộ Hội Nông dân ở cơ sở:

- Nắm vững quan điểm, mục tiêu, đối tượng, chính sách của Đề án từ có có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nông dân trong địa phương mình đăng ký và tham gia học nghề.

- Nắm chắc đối tượng, nhu cầu của nông dân trên địa bàn để có thể tư vấn cho nông dân chọn nghề để học theo phương châm “Học nghề xong phải làm được nghề và làm nghề phải đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm làm ra và có thu nhập thỏa đáng”.

- Nắm được nhu cầu học nghề của nông dân và khả năng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trong vùng, trong khu vực để làm cầu nối giữa nông dân và các cơ sở dạy nghề, giúp nông dân học đúng chổ và giúp cơ sở dạy nghề dạy đúng người.

3. Cán bộ Hội cần nắm chắc đối tượng nông dân để có thể tư vấnđúng; đúng;

- Cần phân loại đối tượng nông dân để có thể tư vấn đúng:

+ Đối tượng nào cần tham dự các lớp ngắn ngày về trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp.

+ Đối tượng nào cần lớp dài ngày để chuyển đổi ngành nghề.

+ Chú ý: cần giúp cho nông dân có định hướng đúng cho con em của mình khi tham gia học các nghề về công nghiệp. Tránh tình trạng đăng ký học nhưng không chú ý đến trình độ và khả năng của mình – dẫn đến tình trạng không thể học nổi.

Cán bộ Hội Nông dân cơ sở cần phải làm gì để thực hiện tốt việc tuyên truyền vận động nông dân học nghề:

1/ Phải thông suốt chủ trương, chính sách – Đặc biệt là Quyết định 1956. 2/ Phải hiểu rõ và nắm chắc khả năng dạy nghề của từng cơ sở dạy nghề có trên địa bàn của mình và xung quanh để tư vấn học nghề cho nông dân.

3/ Phải thực sự thông cảm với khó khăn của người nông dân.

4/ Phải nắm chắc nhu cầu, nguyện vọng và khả năng thực sự của người nông dân để có thể tư vấn cho họ học những ngành nghề phù hợp nhất, khả thi nhất.

5/ Phải biết cách, có phương pháp tiếp cận và tuyên truyền cho nông dân một cách có hiệu quả nhất.

6/ Cần luôn tâm niệm rằng đây là chương trình dạy nghề có sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước đối với lao động nông thôn. Tuy nhiên kinh phí thực hiện đều từ ngân sách Nhà nước. Nói cách khác là kinh phí thực hiện từ tiền thuế của dân trong đó có sự đóng góp rất lớn của nông dân. Cho nên cần phải biết chắt chiu và có trách nhiệm với những ý kiến tư vấn cho nông dân. Phải đảm bảo ý kiến tư vấn của mình cho nông dân là chính xác và mang lại hiệu quả tốt nhất./.

Bài 5

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w