II. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1. Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với bảo vệ tài nguyên môi trường bền vững
môi trường bền vững
Trong những năm tới, ngành trồng trọt tiếp tục hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đồng thời khai thác được tiềm năng thế mạnh của các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong nông nghiệp và nông thôn vẫn đang diễn ra những quá trình gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
1.1. Ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học vàthuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Tính từ năm 1985 tới nay, lượng phân bón hóa học sử dụng tăng tới 517%. Phân bón khi sử dụng sẽ để lại một lượng không nhỏ dư lượng do không được cây trồng hấp thụ, sẽ tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp cũng như làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Theo các số liệu về hiện trạng sử dụng phân bón hoá học thì việc sử dụng phân bón hoá học không cân đối, không đúng lúc cây cần đang diễn ra phổ biến dẫn đến hàng năm một lượng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi đã làm xấu đi môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống, đó cũng là những tác nhân gây ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí. Khi sử dụng phân bón hóa học cần lưu ý:
- Nếu sử dụng phân khoáng liên tục mà không chú trọng bón phân hữu cơ thì làm cho đất chua dần, đất chai cứng, giảm năng suất cây trồng.
- Nếu bón phân đạm không đúng kỹ thuật, bón nhiều, bón lúc cây không cần vừa lãng phí phân bón vừa làm xuất hiện nhiều NO3- ở trong đất, trong nước và trong sản phẩm, NO3- rất nguy hiểm.
- Nếu bón dư thừa phân lân thì lân sẽ xâm nhập vào các nguồn nước của hồ, ao, sông suối, biển và cùng với dư thừa đạm sẽ làm cho quá trình sinh trưởng, phát triển và phân huỷ của rong tảo dẫn đến hiện tượng phú dưỡng.
- Khi sử dụng phân bón hóa học đòi hỏi phải “sử dụng hợp lý”:
1.2. Ô nhiễm nông nghiệp do sử dụng không hợp lý hóa chất bảo vệthực vật chưa được cải thiện thực vật chưa được cải thiện
Cũng trong những năm qua, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng gia tăng cả về số lượng và liều lượng hoạt chất (kg /ha). Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc đã dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm. Một số nơi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong đất đã xấp xỉ bằng hoặc vượt ngưỡng giá trị cho phép theo QCVN 15: 2008/BTNMT.
Đặc trưng các tác động của hoá chất bảo vệ thực vật:
- Rất độc đối các cơ thể sinh vật: Chúng thường tác động đến hệ thần kinh làm cho sinh vật uể oải, tê liệt và chết. Nếu dùng nhiều lần một loại thuốc thì côn trùng và sâu hại sẽ tạo ra sức đề kháng, trơ dần với thuốc, làm xuất hiện những loài ký sinh trùng mới, buộc chúng ta phải dùng những loại thuốc đặc hiệu hơn, nồng độ cao hơn, số lần phun nhiều hơn và môi trường càng trở nên ô nhiễm.
- Tồn dư lâu dài trong đất, trong nước: Sau khi phun thuốc, chúng không phân giải hết và tồn tại lâu dài trong môi trường đất và nước, sau đó qua chuỗi thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người gây nhiều tai biến. Như vậy, tác động của hóa chất bảo vệ thực vật rất âm thầm, lặng lẽ, có tính ăn sâu, bào mòn và khi phát bệnh ở người rất khó cứu chữa.
- Tác động đến sinh vật một cách không phân biệt:
+ Hóa chất bảo vệ thực vật không chỉ tiêu diệt những sâu bọ, côn trùng có hại, mà đồng thời cũng tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích (thiên địch) như ếch, nhái, rắn, vi sinh vật, tôm, cua, cá...Theo Pamelet (1971), để chống lại 1.000 loài sâu hại, thì hóa chất bảo vệ thực vật lại tác động đến 100.000 loài động thực vật khác nhau không thuộc đối tượng phòng trừ nhưng rất cần thiết cho đời sống con người. Những sinh vật có ích này thường khống chế và ăn các sâu hại giữ cho hệ sinh thái (HST) đồng ruộng luôn được cân bằng.
+ Đặc biệt, khối lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật trung bình là 19.637 tấn/năm, chủ yếu là các vỏ bao giấy tráng kẽm, túi nilon, các loại chai nhựa và thuỷ tinh. Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật hiện nay hầu như không được thu gom mà vương vãi trên đồng ruộng, kênh, mương là nguồn ô nhiễm khá nghiêm trọng cho môi trường đất, nước. ( Bộ NN&PTNT, 2008)
+ Nguyên nhân chính là (1) sử dụng phân bón hóa học không cân đối, không đúng lúc cây cần và bón ít phân hữu cơ; (2) chưa triển khai triệt để Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); (3) các tiêu chuẩn an toàn lao động không đủ nghiêm ngặt theo phương châm 4 đúng: " Đúng thuốc; đúng liều lượng; đúng lúc và dùng đúng cách", (4) người dân thiếu kiến thức
khoa học, thiếu thông tin tư vấn về sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, người nông dân xem hóa chất bảo vệ thực vật "thần dược" nên có thói quen thường xuyên sử dụng như một cứu cánh cho năng suất, sản lượng; một số khác thì vì ham lợi nhuận, mà bất chấp sự đe dọa của hóa chất bảo vệ thực vật đối với sức khỏe của người khác, thậm chí ngay cả bản thân mình.
Để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn bền vững cần tuyên truyền sâu rộng để nông dân tiến hành các biện pháp sau:
- Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật: Trong sản xuất nông nghiệp, hóa chất bảo vệ thực vật chủ yếu sử dụng cho cây lúa, gần đây còn sử dụng cho các loại rau màu, hoa và các loại cây ăn quả
Người nông dân xem hóa chất bảo vệ thực vật như "thần dược" nên có thói quen thường xuyên sử dụng. Gần đây có nhiều báo cáo đề cập đến hiện tượng lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật như tăng số lần và nồng độ phun thuốc, không đảm bảo thời gian cách ly, phun định kỳ không theo diễn biến của dịch hại. Do đó, cần giáo dục tuyên truyền để người dân thực hiện nghiêm ngặt việc lưu giữ và sử dụng theo phương châm 4 đúng "Đúng thuốc;đúng liều lượng; đúng lúc và đúng cách".
- Quản lý sâu hại tổng hợp – IPM: Để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường, trong vòng 2 thập niên gần đây, nhiều chú ý tập trung vào việc "quản lý sâu hại tổng hợp - IPM" để kìm giữ sâu hại và bệnh ở mức chấp nhận được. IPM bao gồm việc sử dụng đồng thời thuốc trừ sâu một cách có chọn lọc và dựa trên việc sử dụng những phương pháp sinh học, tính đề kháng di truyền và những thực tiễn quản lý thích hợp. Cụ thể:
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch; dùng công nghệ gen để lai tạo các giống cây kháng sâu hại...
+ Biện pháp canh tác: Bố trí cơ cấu cây trồng như xen canh; luân canh; nông lâm nghiệp kết hợp hoặc gieo trồng, bón phân, tưới cây hợp lí, đúng qui cách giúp cây trồng khoẻ mạnh có sức đề kháng cao với sâu hại.
+ Biện pháp hoá học: Sử dụng có giới hạn và hợp lí HCBVTV và chỉ dùng khi các giải pháp khác không có thể.
IPM đòi hỏi kiến thức hiểu biết về vòng đời của sâu hại nơi chúng trú ngụ và tất cả mối quan hệ tương hỗ của chúng. Hầu hết, sâu hại có vòng đời phức tạp, nó bao gồm giai đoạn ấu trùng và giai đoạn trưởng thành. IPM cần hiểu tường tận những giai đoạn khác nhau để tác động vào sâu hại. Thời điểm xử lý là cực kỳ quan trọng và được xác định bằng việc quan trắc cẩn thận mật độ sâu hại. Mặc dù việc áp dụng IPM còn chậm, nhất là đối với các cây lương thực. Ở Mỹ, IPM hiện nay đang được áp dụng ở qui mô khoảng 20% tổng diện tích đất canh tác và tốc độ áp dụng ngày càng tăng. Ở Trung Mỹ và nhiều nước thuộc Châu Á cũng đang phát triển mạnh và dự đoán rằng, nếu chiến lược IPM được thực hiện trong sự phối hợp với đào tạo
nông dân và hướng dẫn họ sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật thì chắc chắn sẽ đạt được những kết quả to lớn trong việc hạn chế tác động của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường
- Đào tạo và giáo dục là rất cần thiết đối với những người trực tiếp sử dụng và những người gián tiếp tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật
+ Hiểu luật pháp và những quy định luật pháp về việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.
+ Hiểu đúng các thủ tục về lưu giữ thuốc cũng như về biện pháp bảo vệ cơ bản cần áp dụng, về triệu chứng bị nhiễm độc, cách chữa trị thích hợp và chất giải độc.
+ Hiểu đúng các thủ tục để lưu giữ thuốc và thủ tục loại bỏ thuốc một cách an toàn.
+ Thực hiện tốt các tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân, nhận biết được các triệu chứng nhiễm độc và cấp cứu ban đầu.
+ Về mối nguy hiểm khi dùng những vật liệu chứa hóa chất bảo vệ thực vật để giữ thức ăn, trữ nước hoặc may quần áo trong trường hợp bao bì bằng sợi nilon; hoặc vứt bừa bãi bao bì, chai lọ đựng thuốc ra đồng ruộng.
+ Về các biện pháp bảo vệ người sử dụng như: quần áo bảo vệ, nón mũ, bao găng tay, khẩu trang và kính bảo vệ phù hợp với nhu cầu và thích nghi với khí hậu.
+ Về vòng đời của sâu hại, chỉ sử dụng thuốc khi số lượng sâu hại đạt đến mức gây hại và vào thời điểm thích hợp trong chu kỳ sống của chúng.