Yêu cầu chung

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 54)

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG THÁP

1. Yêu cầu chung

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm, hàng đầu và nêu rõ khẩu hiệu chiến lược: “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hội cần nắm vững và bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế để tham gia tổ chức, vận động nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng, hợp pháp, ổn định đời sống, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đó là một trong những động lực rất cơ bản để tổ chức Hội thu hút, tập hợp nông dân vào Hội, xây dựng Hội vững mạnh.

Hoạt động của Hội Nông dân trong lĩnh vực kinh tế - xã hội rất phong phú, đa dạng, tùy thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình từng nơi, từng thời điểm mà có những nội dung, mức độ hoạt động khác nhau. Nhưng tất cả các hoạt động đó phải đảm bảo các yêu cầu chung sau:

1.1. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vềphát triển kinh tế - xã hội nông thôn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là cơ sở cho mọi hoạt động của Hội. Hoạt động là vận dụng đường lối, chính

sách cho sát với điều kiện, đặc điểm thực tế ở từng nơi nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nông dân; các cấp Hội cần phản ánh thực tế, khách quan góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng địa phương.

1.2. Đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của hộiviên, nông dân viên, nông dân

Hội là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân, chăm lo và đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân. Hội đi sâu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của nông dân để tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân; đồng thời phản ánh, kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước để có chủ trương, chính sách kịp thời giải quyết những yêu cầu chính đáng đó.

1.3. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội

Hội là một thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động của Hội phải đảm bảo đúng tính chất, chức năng, nhiệm vụ đã được quy định trong Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và Nhà nước hiện nay. Mục tiêu phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế, có hiệu quả kinh tế cao, bền vững, tăng thu nhập cho người lao động, còn mục tiêu của phát triển xã hội là giữ vững, ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an toàn, công bằng xã hội.

Phát triển kinh tế - xã hội cũng là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các tổ chức. Hoạt động của Hội trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có đặc điểm khác với hoạt động của các ngành và các tổ chức khác. Các hoạt động của Hội phải bảo đảm ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội. Các hoạt động của Hội phải đem lại cả lợi ích kinh tế - xã hội cho người nông dân và phải biết kết hợp những yêu cầu của tổ chức mình với yêu cầu chung của địa phương, của xã hội; kết hợp giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt với những vấn đề lâu dài.

Một phần của tài liệu tài liệu tập huấn nghiệp vụ hội nông dân cập nhật tháng 12 2014 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w