NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ LIÊN QUAN VỚI TỔ CHỨC HỘI NÔNG DÂN
VIỆT NAM
(Dành cho cán bộ chi, tổ Hội)
Phần 1
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN; BẢO VỆ TÀINGUYÊN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG
I. KHÁI NIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀPHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN
1. Một số khái niệm
1.1. Môi trường
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005).
- Hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (TNTN); bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
Như vậy, môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,... Với nghĩa hẹp, thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người như số m2 nhà ở, chất lượng bữa ăn hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí...
Môi trường sống của con người thường được phân chia thành:
- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động và thực vật, đất và nước,... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
- Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên,...
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các chức năng chủ yếu sau:
Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật (Habitat); Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người; Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người đã và đang sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Mỗi loại tài nguyên có một đặc điểm riêng, nhưng có 2 đặc điểm chung:
- TNTN phân bố không đồng đều giữa các vùng trên trái đất và trên một vùng lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia.
1.3. Phát triển
Trước hết cần làm rõ khái niệm "phát triển", theo cuốn Đại Từ điển tiếng Việt phạm trù "phát triển" được hiểu là quá trình vận động, tiến triển theo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, phát triển xã hội …
2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
2.1. Thực trạng vấn đề môi trường ở Việt Nam
Luật BVMT 2005 đề cập đến 3 loại hình về tài nguyên và môi trường theo mức độ nguy hiểm tăng dần là:
- Ô nhiễm môi trường - Suy thoái môi trường - Sự cố môi trường
Cả 3 loại hình này đều đang diễn ra ở nước ta theo các mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung, chất lượng môi trường vẫn đang bị suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt ở các đô thị, làng nghề và ở các lưu vực sông như Đồng Nai.
2.1.1. Nước mặt
Chất lượng nước mặt hiện nay đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ và suy thoái.
2.1.2. Tài nguyên và môi trường đất
Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, 3/4 trong số này là đất dốc đồi núi thường rất nhạy bén với các quá trình suy thoái, giảm độ phì nhiêu.
2.1.3. Tài nguyên và môi trường rừng
Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, 3/4 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái (HST) tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật.
Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua rừng bị suy thoái nặng nề như:
- Phá rừng: Một số hoạt động phát triển kinh tế thiếu cân nhắc như phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, chặt rừng để trồng cây công nghiệp như: cao su, cà phê làm cho hậu quả thiên tai ngày càng nặng nề hơn, các yếu tố môi trường sống ngày một xấu đi.
- Cháy rừng: Việt Nam có nhiều loại rừng dễ bị cháy trong mùa khô như rừng tràm ở một số tỉnh phía Nam, rừng thông và một số loài cây rừng trồng khác.
- Rừng ngập mặn (RNM) đang bị suy thoái
2.1.4. Đa dạng sinh học đang bị suy giảm
Nguyên nhân khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh vật: Khai thác quá mức gỗ và củi dẫn đến rừng bị xuống cấp, diện tích rừng bị thu hẹp, kéo theo sinh vật mất nơi cư trú, bị ảnh hưởng về nguồn thức ăn.
- Ô nhiễm môi trường, cháy rừng và biến đổi khí hậu
2.1.5. Sự cố môi trường
Về lĩnh vực môi trường thì đây là loại hình nguy hiểm nhất dẫn đến mất hoàn toàn một số tài nguyên và cũng đang diễn ra ở nước ta.Ví dụ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống ở miền núi do chặt phá rừng và những nguyên nhân khác; hiện tượng sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức; sự sạt lở bờ sông, bờ biển, đổi dòng chảy của các con sông; sự vùi lấp đồng ruộng do cát ở khu vực miền Trung... do khai thác cát bừa bãi, do chặt phá rừng phòng hộ ven biển và do BĐKH.
2.1.6. Biến đổi khí hậu là
+ Sự nóng lên do tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất + Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển + Mực nước biển dâng cao
+ Sự di chuyển của các đới khí hậu
+ Sự thay đổi cường độ hoạt động của hoàn lưu khí quyển, các chu trình sinh địa hoá khác.
+ Sự thay đổi năng suất sinh học của các HST, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, địa quyển.
+ Mùa đông ít tuyết ở khu vực trượt tuyết thuộc dãy Alpơ. + Hạn hán triền miên ở châu Phi.
+ Các sông băng trên núi tan chảy nhanh nhất trong vòng 5000 năm qua.
- Dự báo tác động của BĐKH cho Việt Nam
Ảnh hưởng đến hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới; Ảnh hưởng đến lượng mưa; Ảnh hưởng đến độ mặn nước biển vùng ven biển và hải đảo; Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; Ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ con người
2.2. Quan điểm và chính sách chung về bảo vệ môi trường và pháttriển bền vững ở Việt Nam triển bền vững ở Việt Nam
2.2.1. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
2.2.2. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
2.2.3. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta.
2.2.4. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.
2.2.5. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Bốn quan điểm của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân; bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế.
- Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong bảo vệ môi trường.
2.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
Các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đều đã khẳng định: Đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển.
Con người là nhân tố trung tâm của mọi mối quan hệ tương hỗ giữa hai hệ thống: Tài nguyên - xã hội. TNTN là nguồn nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người. Con người lấy cái ăn, cái mặc, nhà ở từ các tài nguyên thiên nhiên.Trong quá trình phát triển, để tồn tại con người phải sản xuất, tức là phải khai thác các TNTN, điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm thay đổi tự nhiên, thay đổi môi trường sống của chính con người.
2.3.1. Môi trường không những chỉ cung cấp "đầu vào" mà còn chứa đựng "đầu ra”cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Hoạt động sản xuất là việc sử dụng các nguồn tài nguyên, còn các hoạt động sống là những tiện nghi cần thiết như không khí để thở, nhà để ở, nơi vui chơi giải trí và học tập...
2.3.2. Môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển kinh tế xã hội
Phát triển KT-XH là một quy luật tất yếu của mỗi địa phương, nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá.