6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm môi trường phân phối
a. Môi trường vĩ mô
* Môi trường kinh tế:
- Các chỉ tiêu kinh tế mà nhà nước xây dựng dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7% - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3000 đến 3200 USD; Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP.
- Với việc tái cơ cấu nền kinh tế bắt đầu từ năm 2012. Lạm phát đã
được kiểm soát, nền kinh tế tiếp tục phát triển, với tốc độ phát triển từ 6%
đến 7% hàng năm, đời sống người dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống
đang dần được nâng cao nên nhu cầu về dịch vụ thông tin di động ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó việc nhu cầu về dịch vụ thông tin di đông ngày càng tăng và đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của người dân.
* Môi trường chính trị pháp luật:
Trong những năm gần đây hệ thống pháp luật của Việt Nam được cải thiện đáng kể với sự điều chỉnh và bổ sung với nhiều điều luật như Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật lao động... Chính các luật mới này đã tạo được sự
xuất kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đối với ngành viễn thông đã có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài, quy định pháp luật ngày càng chặt chẽ, việc quản lý thuê bao trả trước về dăng ký thông tin được kiểm soát.
Bên cạnh đó nhà nước cũng đã xác định phát triển đất nước cần phải tiên phong trong việc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cụ thể
với đề án của chính phủ “Đưa Việt Nam sớm thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông” là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ
viễn thông.
* Môi trường công nghệ:
- Đối với ngành viễn thông trong nước, các nhà cung cấp dịch vụ chủ
yếu cung cấp bằng công nghệ GSM, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành sản xuất thiêt bị đầu cuối phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hiện tại, đã có một số nhà cung cấp dịch vụ phát triển thiết bịđầu cuối
để bán kèm SIM như Mobifone, Viettel.
- Với công nghệ phát triển nhanh, giai đoạn 2010 - 2015 được cho là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của công nghệ 3G trong viễn thông và bắt đầu cho thử nghiệm dịch vụ 4G. Đồng thời công nghê thiết bị đầu cuối ngày được nâng cao theo các chuẩn công nghệ này nên nhu cầu của khách hàng nhanh chóng chuyển từ cuộc gọi thoại truyền thống sang nhu cầu sử dụng dữ liệu trên nền IP.
* Môi trường văn hóa xã hội
- Khách hàng ở từng khu vực, từng quốc gia luôn chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa nơi họ sinh sống và làm việc. Hiện nay ở Việt Nam quan niệm về việc sử dụng di động không còn là hàng xa xỉ như trước nữa mà
được coi là mặt hàng thiết yếu, là phương tiện liên lạc thuận tiện và hữu hiệu nhất, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp đều cần sử dụng điện thoại di động. Do
đó, nhu cầu sử dụng tăng nhanh, thuê bao sử dụng tăng nhanh, tạo điều kiện cho viêc kích cầu dịch vụ viễn thông di động của Mobifone.
- Việt Nam là nước có dân số trẻ, hiện nay có khoảng 89 triệu người, trong đó có khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi. Như vậy nhu cầu sử dụng dịch vụ liên lạc sẽ tăng lên rất nhiều tạo ra một thị trường rộng lớn cho công ty mở
rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường.
b. Môi trường vi mô
* Nhà cung cấp: ngày càng xuất hiện nhiều nhà cung cấp thiết bị viễn thông cũng như đường truyền dữ liệu tạo nên sự cạnh tranh khiến các nhà cung cấp phải chủ động nâng cao chất lượng cung cấp và điều chỉnh giá cả
phù hợp.
* Khách hàng:
Khách hàng đối với dịch vụ di động là tất cả các cá nhân có nhu cầu. Trước đây dịch vụ viễn thông được cho là dịch vụ cao cấp dành cho những người có thu nhập cao, có địa vị xã hội,... đến nay dịch vụ di động đã trở
thành bình dân và ai cũng có thể dùng nếu có nhu cầu. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc triển khai kinh doanh dịch vụ di động.
Với việc dịch vụ di động trở thành như một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Nhu cầu dịch vụ di động bắt đầu thay đổi từ những khách hàng lớn tuổi sang khách hàng nhỏ tuổi, tức đối tượng khách hàng ngày càng trẻ hơn đặc biệt là lớp khách hàng học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó đối với những khách hàng đã sử dụng đang có xu hướng sử dụng thuê bao thứ 2 và dự báo có thể có thể tăng lên đến 1,5 lần trong tổng số khách hàng đang sử
dụng. Không những thế lớp khách hàng trẻ bắt đầu có nhu cầu sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng nhạc chờ, soạn nhạc,¼ ngoài nhu cầu dịch vụ cơ bản là thoại và tin nhắn.
Với số lượng khách hàng lớn, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, khách hàng ở
mọi nơi từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến hải đảo... đều sử dụng dịch vụ di động thì việc khách hàng đòi hỏi việc sẵn sàng cung cấp dịch vụ
phải đảm bảo tính thuận tiện, dễ mua... điều này các nhà cung cấp phải tính
đến việc xây dựng kênh phân phối rộng rãi.
* Đối thủ cạnh tranh:
Đến nay, trên địa bàn khu vực có ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di
động lớn là Mobifone, Vinaphone, Viettel. Xu hướng về thị trường viễn thông sẽ có sự sát nhập và thôn tính lẫn nhau và tạo nên các đối thủ cạnh tranh mới như cuối năm 2011 Viettel đã tiếp nhận EVN Telecom, dự kiến Tập đoàn VNPT sẽ có hướng đề nghị chính phủ cho phép cổ phần hóa Mobifone. Điều này cho thấy, Mobifone đang đứng trước cơ hội và thách thức mới.
* Trung gian phân phối:
Với đặc điểm khách hàng ngày càng trẻ, dùng thêm nhiều thuê bao và nhu cầu bắt đầu thay đổi từ dịch vụ cơ bản sang dịch vụ nội dung, thì các nhà cung cấp dịch vụ muốn giữ được khách hàng, thị phần thì phải đầu tư phần lớn kênh vào các điểm bán lẻ và bán hàng trực tiếp, để có thể kiểm soát được kênh, không bị phụ thuộc vào kênh trung gian như đại lý.
Đối với các trung gian là đại lý thì việc không trực tiếp tiếp xúc khách hàng đã trở thành ít quan trọng hơn và khó kiểm soát được kênh cấp thấp hơn so với thời gian đầu mới phát triển dịch vụ.