Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khánh hòa (Trang 34)

Tự chủ năm 1959, lãnh thổ Singapore nằm trên một hòn đảo chính và 60 hòn đảo nhỏ, với mức xuất phát điểm thấp hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài nhưng đến nay Singapore trở thành nước phát triển với mức GDP bình quân đầu người 239,7 tỷ USD, xếp hàng cao nhất của thế giới (theo Niên giám Thống kê Khánh Hòa năm 2012 tính theo giá thực tế). Quốc gia này có xếp hạng cao về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch trong chính phủ và tính cạnh tranh kinh tế. Những năm gần đây nền kinh tế thế giới khủng hoảng nhưng nguồn vốn FDI quy mô lớn vẫn liên tục đổ vào đất nước này. Năm 2009 nguồn vốn FDI từ 24 tỷ USD nhưng đến năm 2013 đã lên đến 63,99 tỷ USD. Singapore đã sử dụng thành công chính sách thu hút FDI có thể rút ra như sau:

Chọn lọc các dự án FDI: cũng như Trung Quốc, Singapore thu hút chọn lọc các dự án FDI bằng việc tập trung ưu tiên các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Thời kỳ đầu nền kinh tế ở mức xuất phát thấp, Singapore chủ trương khuyến khích khu vực FDI đầu tư vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện, hay phương tiện giao thông. Khi công nghiệp điện tử phát triển, Singapore đã tập trung thu hút FDI vào những ngành sản xuất máy vi tính, điện tử, những hàng dân dụng, công nghiệp lọc dầu, kỹ thuật khai thác mỏ…

Để phát huy lợi thế về vị trí địa lý, khắc phục hạn chế thiếu hụt về tài nguyên, Singapore hướng thu hút FDI vào hệ thống ngành dịch vụ vận tải biển quốc tế.

Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, hệ thống chính sách pháp luật ổn định, nghiêm minh cho nhà đầu tư nước ngoài:

Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ tục cấp giấy phép đầu tư đơn giản, thuận tiện cho nhà đầu tư. Có dự án xin cấp giấy phép vào sản xuất chỉ trong vòng vài tháng, nhưng cũng có những dự án chỉ trong vòng 49 ngày đã có thể đi vào hoạt động sản xuất. Đây được gọi là “kỳ tích 49 ngày” ở Singapore (Kinh tế và dự báo, 2013).

Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều được đối xử như nhau, nghiêm minh và phải tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ, thưởng phạt cho cán bộ công chức nhà nước được quy định rõ ràng. Nhà nước trả lương rất cao cho cán bộ công chức, nhưng cũng xét xử nghiêm minh cho những hành vi tham nhũng. Hàng tháng những người này phải trích lại một phần lương để tiết kiệm khi về hưu (được gọi là quỹ dưỡng liêm), tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu phạm tội tham nhũng thì khoản tích lũy này bị mất, buộc cách chức và có thể phải chịu hình phạt tù.

Áp dụng chế độ chính sách ưu đãi rất đặc biệt cho nhà đầu tư nước ngoài: nếu kết quả kinh doanh có lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận của họ về nước; Bên cạnh đó, chính phủ còn ưu đãi cho nhà đầu tư được quyền cư trú nhập cảnh: được đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch tại Singapore; Ngoài ra còn ưu đãi cho nhà đầu tư có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 USD Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khánh hòa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)