3.6.1. Kết quả đạt được
Thời gian qua, có thể nói tỉnh Khánh Hòa đã tích cực trong công tác thu hút FDI bằng việc đưa ra nhiều biện pháp chính sách cụ thể, hiệu quả. Thu hút vốn FDI ở Khánh Hoà trong vài năm gần đây đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển vượt bậc kể cả số dự án, số vốn đầu tư đăng ký và vốn đầu tư thực hiện. Quy mô vốn đầu tư trên một dự án cũng tăng, bước đầu xuất hiện một vài dự án công nghệ cao, đã có đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. Năm 2014, Khánh Hòa đã thu hút dự án có quy mô lớn trên 1.000 triệu USD để xây dựng, phát triển khu vực biển chính của Nha Trang.
Qua hơn 20 năm (từ 1994 đến 2013), khu vực có vốn FDI đã đóng góp đáng kể trong GDP của tỉnh. Bên cạnh đó, khu vực FDI đã giải quyết được phần nào việc làm cho lao động, cải thiện thu nhập cho người dân. Năm 1994 doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sử dụng 1.255 lao động thì đến năm 2013 đã lên đến 11.503 lao động, tăng gấp 9,16 lần so với năm 1994.
3.6.2. Hạn chế
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa cao so với cả nước song chất lượng tăng trưởng chưa đi vào chiều sâu. Phát triển kinh tế Khánh Hòa còn nhiều vấn đề cần cải thiện về việc làm, thu nhập người lao động của khu vực đầu tư nước ngoài thấp (khu vực nước ngoài là 3,972 triệu đồng/người/ tháng năm 2013, trong khi thu nhập của lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước địa phương là 9,214 triệu đồng/người/tháng), môi trường sinh thái cần phải được quan tâm, chú trọng.
Khu vực FDI đầu tư vào tỉnh còn mất cân đối theo ngành kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp (công nghiệp chiếm hơn 70% năm 2013), tuy vậy những ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cao chưa chú trọng đầu tư.
Tổng vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện còn mất cân đối. Công tác cải cách hành chính đã được thực hiện, triển khai áp dụng cơ chế một cửa liên thông đối với các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, tư pháp, công thương… nhưng hiệu quả giải quyết chưa được cải thiện nhiều. Môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn chưa được cải thiện đáng kể (thể hiện qua chỉ số PCI thành phần). Vì thế, những bất cập trong quy hoạch, tính năng động của lãnh đạo, hỗ trợ doanh nghiệp, công khai minh bạch trong cải cách hành chính, đẩy nhanh cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, hiệu lực thực thi pháp luật,… cần tìm hiểu nguyên nhân và cải thiện để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư. Thực tế từ năm 1994 đến nay, các dự án vốn FDI đã rút vốn và giải thể 54 dự án, chiếm hơn 47% dự án đăng ký thực hiện.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- FDI không có tác động có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa (kiểm định nhân quả granger).
- Độ mở thương mại (OPEN) trong nghiên cứu không có tác động đến RGDP và FDI vì không có ý nghĩa thống kê.
- Nguồn nhân lực (số lượng học sinh phổ thông trung học) có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa ở độ trễ p=2. Tuy nhiên, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, Khánh Hòa cần tăng số lượng lao động đặc biệt là nguồn lao động có chất lượng cao, đây là chiến lược mang tầm vĩ mô, dài hạn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của cả nước.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 phân tích những thuận lợi, bất lợi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa, diễn biến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khánh Hòa từ khi mở cửa đến nay, những đặc điểm vốn FDI đầu tư tại địa phương. Đồng thời phân tích vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế địa phương, những đóng góp và ảnh hưởng của dòng vốn FDI vào Khánh Hòa giai đoạn 1995-2014.
Chương cũng trình bày phần kiểm nghiệm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa bằng kiểm định nhân quả granger, sử dụng mô hình Var thông qua 4 biến làm đại diện đó là RGDP, FDI thực hiện, độ mở
cửa nền kinh tế và biến học sinh phổ thông trung học. Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy các biến RGDP, FDI dừng ở bậc gốc, I(0); biến HSPT và OPEN dừng ở sai phân bậc 1, I(1). Kết quả ước lượng đã chỉ ra tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực thu hút vốn FDI, trong khi FDI có tác động yếu đến RGDP ở độ trễ p=2, kiểm định nhân quả cho thấy FDI không có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa ở mức ý nghĩa 5%. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy HSPT có tác động thuận chiều đến RGDP và FDI. Ngoài ra, tác giả chưa phát hiện tỷ trọng xuất khẩu/ RGDP có tác động đến RGDP và FDI.
Trong chương này tác giả cũng có đánh giá chung về kết quả đạt được cũng như hạn chế vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ KHÁNH HÒA BỀN VỮNG
4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đến năm 2030
4.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Theo Ban chấp hành Trung ương (2012), định hướng xây dựng, phát triển tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030cụ thể: ”phấn đấu xây dựng tỉnh
Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Nha Trang là hạt nhân; là trung tâm kinh tế - du lịch, khoa học và công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và của cả nước; Có quốc phòng, an ninh vững mạnh, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; có hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.” Trong đó cần thực hiện tốt nhiệm vụ:
Công tác quy hoạch phát triển tỉnh theo hướng đô thị hóa với cơ sở hạ tầng văn minh, hiện đại, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và dịch vụ ngang tầm khu vực Đông Nam Á. Phát huy tối đa các lợi thế, tiềm năng phát triển của tỉnh, nhất là tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế biển; bảo đảm phát triển bền vững, kết hợp giữa phát triển chiều rộng với phát triển chiều sâu. Tập trung huy động các nguồn lực của địa phương và Trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, mở rộng hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại, đặc biệt là du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, xây dựng Nha Trang trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước.
4.1.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020
- Về kinh tế: duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng GDP thời kỳ 2011-2015 khoảng 12,5%/năm, thời kỳ 2016-2020 khoảng 13%/năm. Tổng GDP của tỉnh (giá so sánh 1994) đạt 13.226 tỷ đồng vào năm 2010; đạt 23.834 tỷ đồng vào năm 2015 và đạt
43.913 tỷ đồng vào năm 2020. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 32,777 triệu đồng vào năm 2015 và đạt 56,71 triệu đồng vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp - xây dựng 45%; Nông - lâm - ngư nghiệp 8%; Dịch vụ 47%. Đến năm 2020 là: Công nghiệp - xây dựng 47%; Nông - lâm - ngư nghiệp 6%; Dịch vụ 47%. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước thời kỳ 2011- 2015 khoảng 22-23% GDP, thời kỳ 2016-2020 khoảng 24% GDP. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15-16%/năm giai đoạn 2011-2020. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt khoảng 3,2-3,5 tỷ USD.
- Về phát triển xã hội: Tỷ lệ tăng dân số thời kỳ 2011-2020 khoảng 1,4-1,5%. Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 4% vào năm 2020, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn.
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 68,5-70%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khoảng 70%; Mức sống bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt tiêu chuẩn của đô thị loại I.
- Về bảo vệ môi trường: Phòng ngừa có hiệu quả ô nhiễm môi trường, giữ gìn
môi trường biển và ven biển để phát triển du lịch. Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học (Thủ tướng Chính phủ, 2006).
4.2 Giải pháp thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa trong thời gian tới trưởng kinh tế Khánh Hòa trong thời gian tới
Từ kết quả phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa; Dựa vào bài học kinh nghiệm rút ra từ chương 1; Dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Khánh Hòa và từ kết quả phân tích của mô hình, luận văn gợi ý một số chính sách nâng cao việc thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời gian tới.
4.2.1. Ổn định kinh tế để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 4.2.1.1 Căn cứ của giải pháp 4.2.1.1 Căn cứ của giải pháp
Ổn định kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa cao thu hút đầu tư nước ngoài nhằm góp phần giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập của người lao động, thực hiện an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa ổn định:
- Quản lý thu ngân sách nhà nước tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất-kinh doanh, phấn đấu tăng thu đạt mức cao nhất.
Trước những khó khăn của nền kinh tế tác động tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, một mặt tỉnh Khánh Hòa cần rà soát, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh các chính sách về thuế, phí và chế độ thu phù hợp với nhiệm vụ ổn định kinh tế, như: đề xuất Chính phủ, Bộ Tài Chính quy định, điều chỉnh lệ phí trước bạ cho phù hợp với thực tế; thực hiện điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu để hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô, đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Tỉnh cần chủ động trình cấp có thẩm quyền thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích cho các loại hình doanh nghiệp có vốn lớn, sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn bằng các biện pháp về thuế (miễn, giảm, giãn thuế), hỗ trợ cho vay ưu đãi với lãi suất thấp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho một bộ phận doanh nghiệp và cá nhân; xử lý nợ đọng thuế.
Mặt khác, trong quản lý thu, tỉnh Khánh Hòa cần chỉ đạo, phối hợp với ngành Thuế, Hải quan, phối hợp với các Sở Ban ngành có chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, chống thất thu thuế, đấu tranh chống chuyển giá, nhất là đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thua lỗ nhiều năm, các khoản thu liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản, tài nguyên khoáng sản và thuế xuất nhập khẩu; các trường hợp vi phạm, gian lận, trốn thuế..
- Điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, góp phần kiềm chế lạm
phát, nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
Quản lý chi ngân sách địa phương trên nguyên tắc chủ động, cân đối nguồn ngân sách ở các cấp của địa phương. Thực hiện theo hướng thắt chặt, vừa bám sát dự toán, vừa thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.
+ Thực hiện tiết kiệm tiêu dùng, hướng dẫn mua sắm ô tô, điều hòa nhiệt độ, tiết kiệm 10% kinh phí thường xuyên; đơn giản thủ tục hành chính; tinh giản biên chế sẽ giảm chi thường xuyên; yêu cầu rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ trong phạm vi quản lý để tập trung
vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản, dự án quan trọng, cấp bách, tăng cường quản lý, hạn chế chuyển nguồn.
+ Cùng với việc tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn chính sách, chế độ để tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước; tỉnh Khánh Hòa cần phối hợp với các ngành để tiển khai công tác thanh tra tài chính - ngân sách, qua đó phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm.
+ Đảm bảo cân đối đủ nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán; đồng thời, có bổ sung chi cho một số lĩnh vực cụ thể trên cơ sở sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước và dự kiến phân bổ số ước tăng thu so với dự toán theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Triển khai các chính sách an sinh xã hội
Tỉnh Khánh Hòa cần đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo bền vững và giải quyết việc làm; hỗ trợ vốn, đào tạo nghề cho đối tượng nghèo, những người chính sách, người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ người nghèo cải thiện nhà ở; cứu đói, cứu trợ xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai... cần được triển khai thực hiện kịp thời, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân.
- Giảm bội chi ngân sách nhà nước, giảm nợ công góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
Cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tăng cường huy động các nguồn tài chính nhàn rỗi tạm thời để đáp ứng cân đối ngân sách nhà nước trong năm.
- Điều hành quyết liệt giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát
Nhằm kiên trì thực hiện định hướng giá thị trường, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát, Tỉnh Khánh Hòa cần phối hợp với Bộ Tài chính chủ động báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện điều chỉnh theo lộ trình giá thị trường để xóa bao cấp một bước qua giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ đầu vào quan trọng của nền kinh tế (như: xăng dầu, điện, than...) theo hướng thận trọng, với mức điều chỉnh hạn chế, góp phần bình ổn giá thị trường.
Đẩy mạnh cơ chế phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, giá đối với các mặt hàng cơ bản thuộc danh mục bình ổn giá tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần triển khai công tác quản lý giá trên địa bàn nghiêm
túc, quyết liệt, chủ động thực hiện các biện pháp bình ổn giá; xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về giá, trốn thuế.
Thực hiện có hiệu quả các giải pháp tài chính đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, như hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng hoặc ứng vốn không lãi cho các doanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn giá; đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đặc biệt là chính sách điều hành giá các mặt hàng