1.3.1. Một số lý thuyết kinh tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Một số lý thuyết tiêu biểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế học nghiên cứu và phát triển trên thế giới:
- Lý thuyết chiết trung: được Dunning (1981) tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình khác nhau lý giải về FDI và đưa ra quan điểm có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp FDI có động cơ tiến hành đầu tư trực tiếp đó là lợi thế về sở hữu, lợi thế địa điểm và lợi thế nội bộ hóa (gọi là mô hình OLI).
Lợi thế về sở hữu đòi hỏi các công ty phải sở hữu những nguồn lực để tiến hành
hoạt động FDI như: công nghệ, nguồn lực quản lý, vốn, hoặc khả năng tiếp cận nguồn yếu tố đầu vào mang đến lợi thế cạnh tranh. Việc lựa chọn khu vực đầu tư đòi hỏi nước sở tại phải có lợi thế địa điểm bao gồm không chỉ các yếu tố về nguồn lực (lao động chất lượng cao, giá rẻ, chi phí vận chuyển thấp…) mà còn có các yếu tố môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi về đầu tư. Cuối cùng, lợi thế nội bộ hóa được hiểu là việc doanh nghiệp thực hiện và kiểm soát quá trình sản xuất một sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến việc bán sản phẩm. Lợi thế nội hóa sẽ cho phép các công ty cân nhắc rủi ro và chi phí giữa đầu tư trực tiếp và các hình thức cấp phép hay nhượng quyền thương mại. Việc tiếp cận thuyết chiết trung đưa đến sự thống nhất trong việc thảo luận các yếu tố quyết định đối với việc đầu tư FDI và lý giải sự hội nhập kinh tế trong khu vực (Hồ Đắc Nghĩa, 2014).
- Lý thuyết thay đổi cơ cấu: nhấn mạnh đầu tư nước ngoài, FDI tác động đến chuyển dịch cơ cầu kinh tế của các nước đang phát triển theo chiều hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành kinh tế truyền thống.
Tóm lại, các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế xoay quanh vấn đề những lợi thế cạnh tranh của nước nhận đầu tư, và tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI như môi trường đầu tư, lao động, tiềm năng thị trường, …(Nguyễn Thị Tường Anh, 2013).
1.3.2. Một số nghiên cứu định lượng có liên quan đề tài
Trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
1.3.2.1. Công trình nghiên cứu ngoài nước
Hsiao (2006) nghiên cứu về mối quan hệ FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở vùng phía Đông và Đông Nam châu Á. Bằng mô hình Var kiểm định nhân quả Granger, tác giả dùng dữ liệu bảng giai đoạn 1986 – 2004, nghiên cứu trên 08 nước gồm:Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Kết quả cho thấy FDI có tác động 1 chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp thông qua xuất khẩu.
1.3.2.2. Công trình nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn
Mạnh Hải (2006) nghiên cứu về tác động qua kênh đầu tư và tác động tràn thông qua ba nhóm ngành dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí – điện tử. Dùng mô hình hàm sản xuất Cobb - Dougle, bằng phương pháp hồi qui hai giai đoạn 2SLS có chú ý đến tương quan chuỗi (năm 1988-2003). Cho rằng vốn con người hay trình độ lao động thấp làm hạn chế đóp góp của FDI vào tăng trưởng; và FDI tạo ra tác động tràn tích cực đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (vốn, lao động) nhờ tính linh hoạt và thích nghi với môi trường kinh doanh ở Việt Nam buộc các doanh nghiệp này tăng áp lực cạnh tranh, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
- Đặng Tài An Trang, Nguyễn Phi Lân (2010) nghiên cứu về “Tăng trưởng kinh
tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” giai đoạn 1996-2005, thông qua dữ liệu 61 tỉnh thành của Việt Nam phương pháp ước lượng GMM, các nhân tố làm biến: xuất khẩu, chi tiêu chính phủ, tăng trưởng tài chính, học và làm, vốn con người, mức lương bình quân tháng, tỷ giá hối đoái, nghiên cứu và phát triển, khoảng cách công
nghệ. Kết quả cho thấy FDI và tăng trưởng kinh tế cả nước có mối quan hệ hai chiều tích cực, tăng trưởng kinh tế cao tại Việt Nam là dấu hiệu tích cực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng phát hiện, tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế các địa phương bị hạn chế bởi khả năng hấp thụ FDI của nền kinh tế thông qua vốn con người và thị trường tài chính còn yếu. Các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên thường thu hút vốn FDI rất hạn chế và thực tế cho thấy tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các tỉnh này tương đối yếu và hầu như không có. Biến FDI tác động âm đến tăng trưởng kinh tế và không có ý nghĩa thống kê.
- Nghiên cứu của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010), đăng trên kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1, trang 577-588. Nghiên cứu dữ liệu cho 64 tỉnh thành, từ năm 2003-2007 và bằng 3 phương pháp OLS, TSLS, GMM để ước lượng mô hình tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tương tác lẫn nhau, FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
- Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013), “Nghiên cứu định lượng
về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Phương pháp ước lượng OLS, và sử dụng 5 biến, đó là: FDI, thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách chính phủ, tác động tích lũy. Tác giả chia nhỏ 02 giai đoạn nghiên cứu để chỉ ra những thay đổi trong quyết định địa điểm đầu tư (2001-2007) và phân tích sâu giai đoạn (2008-2010) để làm rõ nhân tố nguồn lao động và chính trị có tác động đến nguồn vốn FDI đổ vào các tỉnh thành. Nghiên cứu chung trên phạm vi Việt Nam và các vùng kinh tế.
- Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014), “Tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam”, tạp chí Phát triển kinh tế (283), trang 21-41. Với dữ liệu 43 tỉnh thành, giai đoạn 1997-2012, sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger chỉ ra FDI có quan hệ nhân quả với biến đầu tư tư nhân, nguồn lao động, nguồn thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở cửa thương mại, và chênh lệch công nghệ; phương pháp GMM cho rằng FDI có tác động tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%; và phương pháp PMG véctơ đồng liên kết dài hạn kết luận dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam có sự khác biệt lớn ở các địa phương.
- Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Thu Hà (2014), “Đánh giá tác động giữa vốn đầu
(281), trang 37-56. Bài viết sử dụng mô hình VAR để làm rõ tác động qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện và đẩy mạnh tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài được tựu chung lại thành ba góc độ nghiên cứu chính, đó là: (i) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI, (ii) nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI đến tăng trưởng kinh tế quốc gia, địa phương, (iii) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI trên phạm vi cả nước, vùng miền, hay nhóm quốc gia. Bằng dữ liệu nghiên cứu khác nhau, đa dạng trong phương pháp định lượng và kết quả nghiên cứu khác nhau. Cùng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI nhưng đối với Hsiao (2006), nghiên cứu ở 8 quốc gia châu Á cho thấy FDI có ảnh hưởng một chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp thông qua xuất khẩu, nhưng Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014); Đặng Tài An Trang, Nguyễn Phi Lân (2006) nghiên cứu ở Việt Nam thì FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều tích cực, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương bị hạn chế bởi khả năng hấp thụ.
1.3.3. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước
ngoài được các nhà nghiên cứu sử dụng các nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế tác động đến tổng cung và tổng cầu. Tuy nhiên, không có mô hình chuẩn cho các nước khi ước lượng tăng trưởng kinh tế và FDI. Tùy tình hình cụ thể của mỗi nước, ở mỗi góc độ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu thu thập được mà các biến giải thích có thể được thêm, thay thế hoặc loại bỏ cho phù hợp.
Bảng 1.1: Mô hình ước lượng của một số nhà nghiên cứu Tác giả Nước áp dụng Mô hình
Hsiao (2006)
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Singapore, Malaysia, Philippines,
Thái.
f = (Vốn FDI, GDP, xuất khẩu)
Ng Phú Tụ, Huỳnh Công Minh (2010) Việt Nam (2003- 2007)
g = (FDI; NON_STATE; TECH; HR - số sinh viên đại học và cao đẳng/ 1000 dân; Xg - tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ/GDP);
FDI = (GDP; DI; TEL; HR; SA - mức lượng trung bình hàng tháng của người lao động; OPEN) Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014) Việt Nam (1997 - 2012)
f = (GDP, FDI, PINV, LABO - nguồn nhân lực; BREV - thu thuế địa phương, GINV, CBEXP - chi thường xuyên, OPEN, CPI - chỉ số giá tiêu dùng, TELE - thuê bao điện thoại; GAP)
Karikari (1992) Ghana (1961-1988) f = (GDP, FDI) Sajid Anwar, Lan Phi Nguyen (2010); Đặng Tài An Trang, (2010); Việt Nam, các vùng miền của Việt Nam
(1996-2005)
GDP = (FDI; SI - tỷ lệ chi tiêu chính phủ so GDP; XG - tỷ lệ xuất khẩu so GDP; HC - vốn con người đo số sinh viên đại học cao đẳng; DIG; LA - tăng trưởng lao động bình quân; LD; RER - tỷ giá); FDI = (g; Y - GDP; DI; X - xuất khẩu bình quân đầu người; SKILL; WA - lương bình quân hàng tháng; TEL; RER)
Phạm Thị Hoàng Anh
và Lê Thu Hà (2014)
Việt Nam f = (GDP, FDI, CAPITAL, EX, LABOR, EDU,
TECH) Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013) Việt Nam
FDI = (Thị trường; Lao động - số học sinh phổ thông trung học; số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, số giảng viên các trường đại học cao đẳng, số sinh viên cao đẳng đại học trung cấp; Cơ sở hạ tầng; Chính sách chính phủ; Tích lũy) Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) Việt Nam
g = (FDI; H - lao động làm việc trong nền kinh tế đã tốt nghiệp cấp tiểu học, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở, tỷ lệ dân số biết chữ; hoinhapkt - dummy ; X - chi ngân sách )
Hồ Đắc Nghĩa (2014)
Việt Nam
f = (GDP; FDI, KAP; OPEN; EM - lao động; HK - số lượng học sinh tốt nghiệp THPT; LIB - khủng hoảng tài chính)
(Nguồn: tổng hợp từ tác giả)
Dựa vào lí thuyết và nghiên cứu thực nghiệm tóm lược ở trên tác giả đề xuất khung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI qua các biến GDP, vốn FDI thực hiện, OPEN độ mở kinh tế, HSPT nguồn nhân lực làm đại diện.
1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có dân số đông nhất thế giới trên 1.35 tỷ (2012) đã rất thành công trong việc thu hút FDI phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ những năm 80, Trung Quốc đã nằm trong danh sách 10 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về thu hút FDI. Cho đến nay, quốc gia này là một trong 5 quốc gia thu hút được FDI nhiều nhất thế giới với lượng vốn FDI tiếp nhận trung bình mỗi năm là 119 tỷ USD. Quá trình thu hút FDI của Trung Quốc có thể chia làm bốn giai đoạn.
- Giai đoạn đầu đổi mới kinh tế (1979 - 1985): Trung Quốc thông qua đầu tiên Luật liên doanh đầu tư giữa Trung Quốc và nước ngoài năm 1979. Tiếp đến thành lập bốn Đặc khu kinh tế ở ven biển phía Bắc là Thâm Quyến, Chu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu; “ba tam giác” phát triển là đồng bằng sông Dương Trạch, sông Ngọc ở Quảng Đông, và vùng Mẫn Nam ở Phúc Kiến cũng được thành lập, đến năm 1990 đặc khu kinh tế đã được mở rộng với 14 tỉnh ven biển. FDI đầu tư chủ yếu vào Trung Quốc trong giai đoạn này ngành gia công, chế tạo, sử dụng nhiều lao động.
- Giai đoạn phát triển (1992 – 2000): xây dựng thể chế, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Năm 1993 vốn FDI vào nước này đứng thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Để dòng vốn FDI đầu tư vào trong nước không bị giảm, Trung Quốc đã đưa ra các chính sách: thực hiện miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cho các thiết bị sản xuất nhập khẩu, đồng thời quy định danh mục các ngành cho đầu tư nước ngoài, các danh mục hạn chế đầu tư (1998). Cải cách thủ tục đầu tư, mở rộng thẩm quyền cho địa phương các tỉnh, thành được quyền phê duyệt dự án đầu tư có vốn dưới 30 triệu USD.
- Giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (2001 đến nay): từ khi chính thức trở thành thành viên của WTO (tháng 11/2001), đến nay Trung Quốc đã tạo những lợi thế mới về thu hút FDI. Chính sách thu hút FDI đã được chuyển từ lượng sang chất thể hiện:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến FDI.
Sửa đổi Luật đầu tư (2002), để đảm bảo hiệu lực pháp luật thực thi nghêm túc, chính phủ Trung Quốc đã quy định cấm thanh tra trái phép, thu lệ phí không hợp pháp, áp đặt thuế hay xử phạt vô cớ doanh nghiệp nước ngoài để kiểm soát, ngăn chặn những hoạt động trái phép, nhũng nhiễu của một số cơ quan nhà nước. Mở rộng các lĩnh vực kêu gọi đầu tư nước lên 371 lĩnh vực và 34 lĩnh vực không dành cho nhà đầu
tư nước ngoài. Công bố công khai kế hoạch phát triển kinh tế. Phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương phê chuẩn dự án đầu tư FDI.
Thứ hai, đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ từ dự án FDI. Thứ ba, sàng lọc các dự án FDI
Cơ cấu FDI theo ngành: khuyến khích thu hút FDI vào ngành có giá trị gia tăng cao, những ngành sử dụng công nghệ tiến tiến, dự án nghiên cứu triển khai. Ít thu hút những dự án FDI đầu tư lắp ráp, chế biến các sản phẩm xuất khẩu có giá trị thấp, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn môi trường đối với các dự án đầu tư FDI.
Cơ cấu FDI theo vùng: khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài thành lập công ty ở miền Trung, miền Tây và các thành phố vùng Duyên hải. Giảm thuế thu nhập cho các công ty FDI đầu tư ở vùng miền trong nước có điều kiện kinh tế kém phát triển.
Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: Chính phủ Trung Quốc khuyến khích tiếp nhận các hình thức đầu tư mới để mở rộng sản xuất kinh doanh mới, hạn chế đầu tư mua lại và sát nhập.
1.4.2. Kinh nghiệm của Singapore
Tự chủ năm 1959, lãnh thổ Singapore nằm trên một hòn đảo chính và 60 hòn đảo nhỏ, với mức xuất phát điểm thấp hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài nhưng đến nay Singapore trở thành nước phát triển với mức