Diễn biến thu hút và thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khánh hòa (Trang 57)

3.2.1. Diễn biến dòng vốn qua các giai đoạn phát triển

Ở Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc Hội khóa VIII thông qua ngày 29/12/1987, phải đến năm 1991 Khánh Hòa mới có dự án FDI đăng ký vốn đầu tiên, và đến năm 1994 dự án FDI mới thực hiện, dòng vốn FDI vào Khánh Hòa chậm hơn so với các tỉnh trong cả nước. Tính lũy kế đến hết năm 2014, Khánh Hòa có 84 dự án FDI còn hiệu lực, trung bình mỗi năm thu hút được hơn 3 dự án, với vốn đăng ký là 1.259,72 triệu USD, vốn thực hiện năm 2013 là 734,269 triệu USD lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp đóng tàu, lọc hóa dầu, thức ăn chăn nuôi, may mặc, cơ khí; chế

biến và nuôi trồng thủy sản; du lịch dịch vụ…Theo xu thế chung của cả nước, dòng vốn FDI đầu tư vào Khánh Hòa diễn biến không ổn định, vốn FDI đăng ký cao nhất là năm 2009 đạt mức 1.291,98 triệu USD. Nhìn (hình 3.1) hơn 23 năm, từ 1991 đến nay dòng vốn FDI vào Khánh Hòa có thể chia ra thành 3 giai đoạn cơ bản như sau:

Hình 3.1: Diễn biến dòng vốn FDI vào tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1992-2013

(Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 1995 2000 2005 2010 2013)

Giai đoạn từ 1991 đến 1999: Đây là giai đoạn đầu mở cửa thu hút dòng vốn FDI vào Khánh Hòa. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký và vốn thực hiện tăng qua các năm, đỉnh điểm năm 1999 tỉnh Khánh Hòa đã thu hút được 33 dự án với vốn FDI đăng ký cao nhất đạt mức 345,5 triệu USD, chiếm 15,14% vốn đăng ký cả nước. Tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký trong giai đoạn này thấp, năm 1999 đạt 199,6 triệu USD chỉ bằng 57,7% vốn đăng ký (so với cả nước là 90,27%). Đây là kết quả của việc các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng vào một thị trường mới mở cửa của Việt Nam, với quy mô dân số của toàn tỉnh Khánh Hòa trên 1 triệu dân. So với cả nước vốn FDI vào tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng nhỏ, số dự án chỉ chiếm 5,89%, vốn đăng ký chiếm 3,51%, và vốn thực hiện chiếm 3,47%. Trong giai đoạn này, Công ty FDI có vốn đăng ký lớn vào Khánh Hòa có thể kể đến đó là, Công ty Bia Sanmiguel (1994) khoảng 60 triệu USD, Công ty TNHH nhà máy đóng tàu biển Hyundai Vinashin (1996) trên 200 triệu USD.

- Giai đoạn 2000 đến 2009: được chia làm 2 thời kỳ

+ Năm 2000-2001: FDI đăng ký vào Khánh Hòa chỉ đạt 316,12 triệu USD năm 2000 giảm 8,5%, và 339,4 triệu USD năm 2001 giảm 1,76% so với 1999, nguyên nhân

là do ảnh hưởng của thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1999 khiến cho các dòng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại và các địa phương trong nước cũng như Khánh Hòa chịu ảnh hưởng của xu hướng này.

+ Từ 2006 – 2009: là thời kỳ phục hồi và tăng trưởng mạnh, dòng vốn FDI đăng ký vào Khánh Hòa chuyển hướng tăng, cao nhất là năm 2009 FDI đăng ký vào Khánh Hòa đạt 1.291,98 triệu USD cao gấp 3,3 lần so năm 2005 trong khi tốc độ vốn FDI thực hiện tăng ít hơn chỉ bằng 1,9 lần. Sự kiện Việt Nam gia nhập vào tổ chức WTO cuối năm 2006 đã làm cho nhiều chủ đầu tư nước ngoài biết đến Việt Nam và kỳ vọng vào thị trường Việt Nam nói chung và địa phương Khánh Hòa nói riêng. Mặc dù trong giai đoạn này các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ồ ạt vào địa phương, tăng cả về số lượng dự án lẫn vốn đăng ký, song số lượng dự án đã rút vốn và giải thể cũng giảm nhiều, giảm 12 dự án với tổng vốn đăng ký giảm 589,8 triệu USD do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Doanh nghiệp nước ngoài trong giai đoạn này có vốn đầu tư đăng ký trên 100 triệu USD vào Khánh Hòa có thể kể đến đó là, Công ty liên doanh TNHH kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (2006), Công ty cổ phần đầu tư và du lịch thương mại Vân Phong (2008).

- Giai đoạn 2010 đến nay: đây là giai đoạn khó khăn, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ sự lan tỏa của cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới bắt nguồn tại Mỹ năm 2008 và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Vốn FDI đăng ký vào Khánh Hòa năm 2010 giảm còn 813,85 triệu USD, năm 2013 đã khôi phục lại 1.039,39 triệu USD. Tháng 5/2014 Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào biển Đông của Việt Nam tranh chấp chủ quyền biển đảo đã ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam. Nhờ những nổ lực của Chính phủ Việt Nam kịp thời sử dụng các biện pháp an ninh chính trị, hỗ trợ, miễn giảm thuế cho các chủ đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng từ sự kiện trên đã tạo cho chủ đầu tư FDI thêm phần tin tưởng vào chính sách môi trường đầu tư của Việt Nam ổn định. Năm 2014, Khánh Hòa đã thu hút dự án có quy mô lớn trên 1.000 triệu USD, Công ty TNHH Dewan Internatinal do nhà đầu tư Hồng Kông thực hiện với tổng vốn đăng ký 1.250 triệu USD để xây dựng, phát triển khu vực biển chính của Nha Trang.

So với cả nước, các dự án đầu tư nước ngoài vào Khánh Hòa còn hạn chế, tỷ trọng vốn đăng ký dao động từ 0,93% đến 13,67%, vốn thực hiện dao động từ 1,08% đến 11,23% so với tổng vốn FDI cả nước.

Bảng 3.3: Luồng vốn FDI vào Khánh Hòa so với FDI vào Việt Nam

Năm

Số dự án Vốn đăng ký (1 triệu USD) Vốn thực hiện(1 triệu USD) Cả nước Khánh Hòa Tỷ trọng (%) Cả nước Khánh Hòa Tỷ trọng (%) Cả nước Khánh Hòa Tỷ trọng (%) 199- 1993 274 8 2,92 2.829,8 26,30 0,93 1.117,5 - - 1994 372 11 2,96 4.262,1 70,80 1,66 2.240,6 24,22 1,08 1995 415 17 4,10 7.925,2 101,77 1,28 2.792,0 49,01 1,76 1996 372 19 5,11 9.635,3 224,78 2,33 2.938,2 78,25 2,66 1997 349 23 6,59 5.955,6 237,95 4,00 3.277,1 106,02 3,24 1998 285 30 10,53 4.873,4 320,20 6,57 2.372,4 141,61 5,97 1999 327 33 10,09 2.528,3 345,54 13,67 2.282,5 199,61 7,90 2000 391 26 6,65 2.762,8 316,13 11,44 2.398,7 241,07 10,05 2001 555 36 6,49 3.265,7 339,43 10,39 2.225,6 249,90 11,23 2002 808 46 5,69 2.993,4 377,20 12,60 2.884,7 270,07 9,36 2003 791 48 6,07 3.172,7 365,53 11,52 2.723,3 257,75 9,46 2004 811 49 6,04 4.534,3 376,54 8,30 2.708,4 267,10 9,86 2005 970 55 5,67 6.840,0 380,60 5,56 3.300,5 272,35 8,25 2006 987 59 5,98 12.004,5 459,66 3,83 4.100,4 313,61 7,65 2007 1544 64 4,15 21.348,8 478,86 2,24 8.034,1 339,25 4,22 2008 1171 66 5,64 71.726,8 1.167,19 1,63 11.500,2 363,53 3,16 2009 1208 71 5,88 23.107,5 1.291,98 5,59 10.000,5 518,86 5,19 2010 1237 73 5,90 19.886,8 813,85 4,09 11.000,3 617,38 5,61 2011 1191 80 6,72 15.618,7 834,73 5,34 11.000,1 595,56 5,41 2012 1287 85 6,60 16.348,0 1.227,73 7,51 10.046,6 597,77 5,95 2013 1530 83 5,42 22.352,2 1.039,39 4,65 11.500,0 734,27 6,38

(Nguồn: Tổng Cục thống kê và Niên giám Thống kê Khánh Hòa, 2000 2005 2013 )

Hơn 23 năm kể từ khi có dự án FDI đầu tiên vào tỉnh Khánh Hòa đã thu hút được 137 dự án với tổng vốn đăng ký là 1.950,551 triệu USD, vốn pháp định là 539,807 triệu USD. Trong đó, có 54 dự án đã rút vốn và giải thể với vốn đăng ký 911,167 triệu USD, chiếm 47,8% so với tổng vốn đăng ký tỷ lệ này khá cao. Đây cũng là thách thức đặt ra cho tỉnh trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.

3.2.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa 3.2.2.1. Quy mô vốn FDI trên một dự án 3.2.2.1. Quy mô vốn FDI trên một dự án

Nhìn chung từ năm 1994 đến 2013, các dự án FDI đầu tư vào tỉnh Khánh Hòa đều có quy mô vừa và nhỏ, tính trung bình cho cả giai đoạn 1991-1999 chỉ đạt mức 4,5 triệu USD/dự án. Từ năm 2000 trở lại đây quy mô trung bình dự án có tăng, năm 2001 ở mức 6,9 triệu USD/dự án, 2005 giảm còn 4,95 triệu USD/dự án, năm 2010 là 8,46 triệu USD/dự án và năm 2013 là 8,85 triệu USD/dự án.

3.2.2.2. FDI theo hình thức sở hữu

Những năm 90, dự án FDI tại Khánh Hòa chủ yếu là hình thức liên doanh với 12/17 dự án (năm 1995) chiếm 70,5% tổng dự án FDI cấp phép, hình thức 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 29,5%. Tuy nhiên, đến năm 2005 hình thức sở hữu có sự thay đổi, các dự án 100% vốn FDI tăng lên đáng kể chiếm 42,8% (24/56 dự án), liên doanh giảm còn 57,2%. Ở Khánh Hòa hiện nay, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là phổ biến do hình thức này nhà đầu tư chủ động với quyền quản lý, tự chịu trách nhiệm cũng như tỉ lệ phân chia lợi nhuận tối đa.

3.2.2.3. Cơ cấu đầu tư FDI theo ngành

Hình 3.2: Tỷ trọng FDI thực hiện theo ngành kinh tế tại Khánh Hòa từ 1994-2013

(Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa, 1995 2000 2005 2010 2013)

FDI đầu tư vào Khánh Hòa chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Cụ thể: năm 1994 cơ cấu FDI thực hiện theo ngành vào Khánh Hòa theo hướng Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp và thủy sản – Công nghiệp chiếm tỷ trọng tương ứng là 86,72% - 10,45% - 2,82% thì đến năm 2013 cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng Công

nghiệp – Dịch vụ - Nông, lâm nghiệp và thủy sản với tỷ trọng tương ứng 69,62% -

22,97% - 7,41%.

Bảng 3.4 các dự án ngành công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp chế biến, sản xuất bia, đồ gỗ - song mây, thức ăn chăn nuôi, may mặc, công nghiệp đóng tàu, cơ khí, lắp đặt thiết bị hàng hải…) chiếm 48,19% tổng số dự án, 43,15% tổng vốn đăng ký đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp thì FDI đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế với 39 dự án chiếm 97,5% tổng dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, chiếm 0,99% tổng số vốn đăng ký đầu tư của ngành công nghiệp. Tiếp theo là ngành dịch vụ thu hút được 33 dự án, chiếm 39,76% tổng dự án, chiếm 49,22% tổng vốn đăng ký. Trong đó, chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực du lịch khách sạn cao cấp như Lodge Hotel, Yasaka Hotel, Ana Mandara…

Bảng 3.4: FDI ở Khánh Hòa theo ngành kinh tế, đến 31/12/2013 Ngành kinh tế Dự án Vốn đăng ký (1 triệu USD) Vốn thực hiện (1 triệu USD) Tỷ trọng dự án (%) Tỷ trọng vốn đăng ký (%) Tỷ trọng vốn thực hiện (%)

Nông, Lâm nghiệp 1 1,08 0,90 1,20 0,10 0,12

Thủy sản 9 78,26 53,54 10,84 7,53 7,29

CN khai thác mỏ 1 2,94 2,11 1,20 0,28 0,29

CN chế biến 39 445,50 509,09 46,99 42,86 69,33

Khách sạn & Nhà hàng 17 340,93 18,73 20,48 32,80 2,55 Vận tải, thông tin liên lạc 1 125,00 112,38 1,20 12,03 15,30

Dịch vụ 12 12,09 3,92 14,46 1,16 0,53

Thương mại 3 33,60 33,60 3,61 3,23 4,58

Tổng 83 1.039,38 734,269 100 100 100

(Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa, 2013)

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thu hút FDI thấp nhất cả về dự án lẫn vốn đăng ký và vốn thực hiện. Thu hút được 10 dự án chiếm 12,05% tổng dự án, chiếm 7,63% tổng vốn đăng ký, và 7,41% vốn thực hiện. Trong đó, lĩnh vực chế biến hải sản xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản, phát triển con giống, chế biến thức ăn thủy sản là chủ yếu. Mặc dù, các dự án FDI đầu tư vào Khánh Hòa chủ yếu ngành công nghiệp, song những ngành công nghiệp tạo giá trị gia tăng cao vẫn chưa được thực hiện, chưa có đóng góp tích cực cho phát triển nông – lâm nghiệp, du lịch cho tỉnh Khánh Hòa.

3.2.2.4. Theo đối tác đầu tư: Tính đến cuối năm 2013 đã có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Khánh Hòa, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng số vốn FDI đăng

ký cấp mới và vốn tăng thêm là 269,94 triệu USD chiếm 25,97% tổng vốn đầu tư FDI vào Khánh Hòa; xếp thứ hai là Quần đảo Bahamas với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 187,1 triệu USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư; Singapore là quốc gia đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 161,8 triệu USD, chiếm 15,57% tổng vốn đầu tư; xếp thứ tư là Hồng Kong với tổng vốn đăng ký lũy kế là 100,23 triệu USD, chiếm 9,64% tổng vốn đầu tư vào Khánh Hòa; tiếp đến là Nga, Nhật Bản, Nauy, Israel, quần đảo Anh, Đài loan…Quốc gia đầu tư dự án FDI nhiều nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan tương ứng là 15, 7, 6 dự án. Mặc dù, năm 2013 Khánh Hòa đã thu hút thêm các quốc gia mới đầu tư vốn vào tỉnh như: Quần đảo Bahamas, Quần đảo Camy thuộc Grenada, Bỉ, Vương quốc Anh. Tuy nhiên, những đối tác lớn, ngoại giao lâu dài với Khánh Hòa như Nga, Nhật Bản đầu tư năm 2013 giảm so 2012, tương ứng

giảm 291,79 triệu USD (Nga), và 235,09 triệu USD (Nhật Bản) (NGTK Khánh Hòa,

2013).

Bảng 3.5: Đối tác đầu tư FDI lớn nhất vào Khánh Hòa, tính đến 31/12/2013 Quốc gia/ vùng lãnh thổ Số dự án cấp phép Vốn đăng ký (1 triệu USD) Xếp hạng Tỷ trọng dự án (%) Tỷ trọng vốn đăng ký (%) Hàn Quốc – Korea 15 269,94 1 18,07 25,97

Quần đảo Bahamas – Bahamas 1 187,10 2 1,20 18,00

Singapore 5 161,80 3 6,02 15,57

Hong Kong (Trung Quốc) 5 100,23 4 6,02 9,64

Nga – Russian 5 58,55 5 6,02 5,63

Nhật Bản – Japan 7 52,00 6 8,43 5,00

Nauy – Norway 4 44,94 7 4,82 4,32

Israel 3 42,98 8 3,61 4,13

Quần đảo Vigin thuộc Anh 3 37,20 9 3,61 3,58

Đài Loan – Taiwan 6 24,08 10 7,23 2,32

(Nguồn: Niên giám Thống kê Khánh Hòa, 2013)

3.2.2.5. Địa bàn đầu tư FDI ở Khánh Hòa

Các địa phương thu hút dự án FDI nhiều nhất tập trung các đô thị lớn, nơi có vị trí địa lý thuận lợi, dân cư đông, nguồn lao động có kỹ năng như vùng Đông Nam Bộ. Tính lũy kế đến cuối 2013 vùng Đông Nam Bộ đã thu hút 102.973,5 triệu USD chiếm 43,98% tổng vốn đăng ký FDI cả nước, tiếp đến vùng Đồng bằng sông Hồng thu hút

56.117,7 triệu USD chiếm 23,97%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 22,4% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước (Bảng 3.6).

Riêng tỉnh Khánh Hòa chỉ đứng thứ 29/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong bảng thống kê vốn FDI đăng ký của cả nước thu hút được 1.026,6 triệu USD, chiếm 0,44% tổng vốn FDI đăng ký ở Việt Nam, thứ 6/6 tỉnh, thành phố vùng Duyên hải miền Trung (từ Khánh Hòa đến Đà Nẵng), thứ 11/14 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (từ Bình Thuận đến Hà Tĩnh) xếp trên 3 tỉnh là Ninh Thuận, Quảng Trị và Quảng Bình (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: FDI được cấp phép phân theo địa phương

(Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2013)

Vùng Số dự án Tổng vốn đăng (Triệu USD) Xếp hạng CẢ NƯỚC 15.932 234.121,00 Đồng bằng sông Hồng 4.531 56.117,70 2

Trung du và miền núi phía Bắc 442 7.856,50 5

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 972 52.482,20 3

Trong đó: Khánh Hòa 87 1.026,60 29/63

Tây Nguyên 137 785,90 6

Đông Nam Bộ 8.962 102.973,50 1

Đồng bằng sông Cửu Long 838 11.136,50 4

(Nguồn: http://www.gso.gov.vn )

Địa bàn Khánh Hòa các dự án FDI chủ yếu tập trung đầu tư tại thị xã Ninh Hòa, huyện Cam Lâm và thành phố Nha Trang.

Bảng 3.7: FDI đầu tư vào địa bàn Khánh Hòa, có đến 31/12/2013 Huyện, Thị xã, Thành phố Vốn FDI (triệu đồng)

Thành phố Nha Trang 1.088,48 Thành phố Cam Ranh 37,25 Thị xã Ninh Hòa 9.586,82 Cam Lâm 1.129,69 Vạn Ninh 118,97 Diên Khánh 198,49 Khánh Vĩnh; Khánh Sơn; Trường Sa - Cộng 12.159,69

3.3. Vai trò của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế Khánh Hòa 3.3.1 Đối với kinh tế 3.3.1 Đối với kinh tế

3.3.1.1 FDI đối với vốn đầu tư xã hội

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Khánh Hòa. Hình 3.3 cho thấy, FDI trực tiếp bổ sung vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển, và góp phần trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa trong giai đoạn 2001-2013.

Giá trị vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Khánh Hòa tăng qua các năm, giai đoạn 2001 đến 2013, đạt 2.126 tỷ đồng lên 21.122,2 tỷ đồng, với tốc độ tăng trung

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khánh hòa (Trang 57)