Giải pháp về độ mở thương mại (xuất khẩu/RGDP)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khánh hòa (Trang 91)

4.2.3.1 Căn cứ của giải pháp

Độ mở thương mại (OPEN) trong nghiên cứu không có tác động đến RGDP và FDI vì không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế theo xu thế tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy quá trình đào thải, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý,…góp phần tăng trưởng kinh tế. Đây là thời cơ nhưng cũng như đặt ra thách thức cho tỉnh Khánh Hòa.

4.2.3.2 Nội dung của giải pháp

Chính sách pháp luật Việt Nam phải được bổ sung hoàn thiện điều chỉnh phù hợp theo hệ thống pháp luật quốc tế. Mở cửa hội nhập với kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương cần đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích: nhà nước, nhà đầu tư và người dân; giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích trung hạn, lợi ích dài hạn; giữa lợi ích về kinh tế và các lợi ích về xã hội, môi trường ở địa phương.

Tiếp tục khiển khai hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài ở các thị trường thủy sản mới nổi như thị trường châu Phi, Mỹ la tinh…, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, về thông tin, tạo lập trang web hỗ trợ trao đổi cung cấp thông tin, xây dựng các trung tâm dịch vụ tư vấn là cầu nối giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giữa các nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Khánh Hòa cần tính đến bối cảnh toàn cầu hóa thu hút đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng bằng hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao.

Khuyến khích ưu đãi các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn đầu tư vào ngành đem lại giá trị gia tăng cao, đặc biệt là khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ tạo liên kết bền vững giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra, khuyến khích ưu đãi dự án

đầu vào phát triển tiềm năng Khánh Hòa như đầu tư phát triển dịch vụ vận tải biển, kinh tế biển, công nghiệp đóng tàu, dịch vụ du lịch sinh thái.

Bên cạnh đó, chú trọng khâu chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu để giữ thị trường xuất khẩu cũ đồng thời nghiên cứu xâm nhập mở rộng thị trường xuất khẩu mới.

4.2.3.3 Hiệu quả do giải pháp mang lại

Việc đa dạng hoá các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài, tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Quản lý, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên coi đó là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời, cần đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khánh hòa (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)