Từ lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ở chương 1 để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở Khánh Hòa bài viết sử dụng mô hình Var với nguồn dữ liệu thứ cấp từ năm 1995-2014, gồm 20 quan sát. Thông qua các biến số RGDP, FDI, nguồn nhân lực (HSPT), độ mở nền kinh tế (OPEN). Các biến trong mô hình được xây dựng như sau:
f = (RGDP FDI HSPT OPEN)
RGDP: được biểu thị cho tăng trưởng kinh tế địa phương, đo bằng tổng sản phẩm trên địa bàn Khánh Hòa (RGDP) theo giá 2010, đơn vị tính tỷ đồng.
FDI: giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Khánh Hòa được sử
dụng qua từng năm, tính tỷ đồng theo giá 2010.
Nguồn nhân lực (HSPT): là khái niệm phức tạp được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, do khó khăn trong thu thập số liệu tác giả sử dụng số học sinh phổ thông trung học là thước đo nguồn vốn nhân lực. Ở trình độ phổ thông trung học con người đã được trang bị kiến thức cơ bản để có thể nắm bắt các kỹ năng và kiến thức mới đáp ứng cho yêu cầu công việc tương lai, cải thiện hiệu quả công việc, kích thích tăng trưởng kinh tế. Đơn vị tính: người.
Ở góc độ lý thuyết nhân tố này phản ánh trình độ lao động. Trong các nghiên cứu trước chưa thống nhất trong xác định yếu tố nguồn vốn con người làm biến đại diện. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) đo vốn nhân lực bằng tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã tốt nghiệp cấp tiểu học, đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở, và tỷ lệ dân số biết chữ, nghiên cứu ở góc độ Việt Nam sử dụng phương pháp bình phương hai trọng số (2SLS) đã chỉ ra vốn con người vừa có tác động tiêu cực, vừa có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nguyễn Phi Lân (2010) đo bằng lương tháng của lao động nhà nước do địa phương quản lý, nghiên cứu 61 tỉnh thành Việt nam từ 1996-2003, tác động âm. Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014), đo bằng số người trong độ tuổi lao động trên dân số, có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Hồ Đắc Nghĩa (2014), đo bằng số người tốt nghiệp trung học phổ thông, không có tác động tích cực đến thu hút FDI nhưng ngược lại số người lao động có đào tạo tác động dương ngay sau năm tăng FDI.
OPEN: độ mở kinh tế là chỉ số được sử dụng để đo lường chính sách mở cửa thương mại của một quốc gia, biến này được tính bằng phần trăm RGDP của tổng giá
trị xuất khẩu hàng năm (có thể được đo lường bằng tỷ lệ giữa giá trị xuất nhập khẩu hàng năm so RGDP). Thương mại quốc tế sẽ đẩy mạnh tính cạnh tranh nhiều hơn, thúc đẩy các doanh nghiệp luôn đổi mới sản phẩm hoạt động có hiệu quả, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, điều này sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Biến này cũng được xem là nhân tố để thu hút nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế địa phương.
Ở góc độ Việt Nam, Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014) với dữ liệu bảng, ước lượng bằng phương pháp GMM tìm thấy độ mở thương mại với độ trễ (1) tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên sử dụng phương pháp PMG lại có tác động âm, ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Hồ Đắc Nghĩa (2014), tìm thấy độ mở cửa nền kinh tế có tác động dương đến năng suất.
Bảng 2.1 thể hiện kỳ vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khánh Hòa.
Bảng 2.1: Tác động kỳ vọng của các biến trong mô hình ước lượng đến tăng trưởng kinh tế RGDP, FDI
Biến Tên Cách tính Kỳ vọng dấu
RGDP FDI
LnRGDP
Tăng trưởng
kinh tế Khánh Hòa
Logarithm của Tổng sản phẩm địa bàn Khánh Hòa theo giá 2010 (tỷ đồng)
+
LnFDI Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài
Logarithm vốn FDI thực hiện, tính
tỷ đồng theo giá 2010 +/-
LnHSPT Nguồn nhân lực Logarithm số lượng học sinh phổ thông trung học (người) +/- +
LnOPEN Độ mở thương
mại Logarithm của % (Tổng giá trị xuất khẩu/RGDP) x 100 + +
Để giảm bớt biên độ biến động, thuận lợi cho phân tích tăng trưởng tác giả chuyển các biến sang dạng logarithm tự nhiên để ước lượng. Mô hình ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI có dạng:
F = (LnRGDP LnFDI LnHSPT LnOPEN)
Mô hình phân tích 4 biến
- Kiểm tra bậc dừng của các biến, giả định chúng dừng ở bậc gốc I(0), nếu không dừng lấy sai phân bậc một cho DLnRGDP DLnFDI DLnHSPT DLnOPEN.
- Tìm khoảng trễ tối ưu của mô hình Var bằng phần mềm Eview 8. - Ước lượng mô hình Var 4 biến.
- Và thực hiện các kiểm định mô hình: kiểm định tính ổn định của mô hình Var; kiểm định tự tương quan bằng LM, kiểm định tính ổn định, kiểm định phương sai thay đổi bằng white test.