Các phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu thống kê

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khánh hòa (Trang 47)

2.3.1. Một số chỉ tiêu phân tích tăng trưởng, vốn đầu tư

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm gy (%): (tính theo giá so sánh 2010 và

theo giá thực tế qua các năm)

100 1 1 x Y Y Y g n n n y      

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong một giai đoạn: 1 0  n n Y Y Y g ) x 100

Với Y là giá trị GDP qua các năm

Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ

Y0 là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán

- Tốc độ tăng vốn đầu tư hàng năm gk (%):

100 1 1 x K K K g n n n k     

1 ( 0   n n k K K g ) x 100

Với K là giá trị vốn đầu tư qua các năm

Kn là giá trị vốn đầu tư năm cuối cùng của thời kỳ

K0 là giá trị vốn đầu tư năm đầu tiên của thời kỳ tính toán

2.3.2. Xử lý dữ liệu thống kê

Để thống nhất dữ liệu trong tính toán bài viết phải quy đổi tổng sản phẩm trên địa bàn Khánh Hòa (RGDP) từ năm 1995 đến 2009 về giá 2010, và quy đổi đơn vị tính của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo đồng Việt Nam giá 2010. Công thức quy đổi như sau:

- Vốn FDI thực hiện theo giá năm 2010 tính bằng VNĐ:

FDI2010,VNĐ(t) = FDIUSD(t) x Tỷ giá hối đoái giữa đồng/USD của năm 2010.

Trong đó: t là năm nghiên cứu.

FDI2010,VNĐ(t): giá trị FDI thực hiện tính theo giá năm 2010 của năm nghiên cứu, tính bằng VNĐ.

FDIUSD(t): giá trị vốn FDI thực hiện của năm nghiên cứu, tính bằng USD.

- Đổi RGDP hàng năm (từ 1995-2009) theo giá năm 2010:

RGDP2010 (t) = RGDP1994(t) x H Trong đó:

RGDP2010 (t): giá trị RGDP tính theo giá năm 2010 của năm nghiên cứu. RGDP1994(t): giá trị RGDP tính theo giá năm 1994 của năm nghiên cứu.

H : hệ số chuyển đổi, tính bằng tỷ lệ giữa RGDP của năm 2011 tính theo giá năm 2010 so với RGDP của năm 2011 tính theo giá năm 1994.

- Số lượng học sinh phổ thông trung họcnăm = (số lượng học sinh phổ thông trung học đầu năm + số lượng học sinh phổ thông trung học cuối năm)/ 2

- Kết quả tính toán xử lý từ số liệu thống kê thu nhập (Bảng 2.2)

+ Tỷ giá hối đoái bình quân năm 2010 là: 19.537 đ/USD.

+ Hệ số chuyển đổi H là: 2,6001 (RGDP 2011 theo giá 2011/RGDP 2011 theo giá 1994). Số liệu năm 2014 số ước tính Tình hình kinh tế xã hội 2014 trang web Cục thống kê Khánh Hòa.

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn, vốn FDI thực hiện, giá trị xuất khẩu Khánh Hòa, giai đoạn 1995 - 2014 Năm RGDP theo giá 1994 (triệu đồng) RGDP theo giá 2010 (triệu đồng) FDI thực hiện (1000 USD) FDI thực hiện giá 2010 (triệu đồng) HSPT: Số lượng học sinh PTTH (người) Tổng trị giá Xuất khẩu (1000 USD) OPEN ( xuất khẩu / GRDP x 100) (%) 1994 2.647.655 6.884.235 24.218 473.147 10.421 48.557 13,8 1995 2.990.558 7.775.826 49.009 957.489 12.371 65.878 16,6 1996 3.260.007 8.476.427 78.253 1.528.829 14.327 76.744 17,7 1997 3.588.620 9.330.862 106.015 2.071.215 16.568 83.793 17,5 1998 3.866.020 10.052.137 141.605 2.766.537 19.888 82.771 16,1 1999 4.072.080 10.587.919 199.614 3.899.859 23.717 92.555 17,1 2000 4.446.710 11.562.004 241.065 4.709.687 26.784 184.071 31,1 2001 4.926.154 12.808.618 249.901 4.882.316 27.787 196.210 29,9 2002 5.507.529 14.320.266 270.074 5.276.436 27.872 209.083 28,5 2003 6.111.691 15.891.163 257.747 5.035.603 29.120 255.212 31,4 2004 6.751.781 17.555.478 267.101 5.218.352 31.505 316.365 35,2 2005 7.428.810 19.315.838 272.351 5.320.921 34.622 353.347 35,7 2006 8.149.435 21.189.553 313.606 6.126.920 36.861 379.755 35 2007 9.046.211 23.521.283 339.247 6.627.869 37.912 390.477 32,4 2008 10.071.309 26.186.667 363.533 7.102.344 38.902 423.856 31,6 2009 11.098.739 28.858.114 518.862 10.137.007 39.309 501.022 33,9 2010 12.319.246 32.032.531 617.382 12.061.792 39.259 696.101 42,5 2011 13.311.322 34.611.107 595.556 11.635.378 38.451 946.063 53,4 2012 37.474.197 597.765 11.678.535 37.592 1.153.064 60,1 2013 40.583.736 734.269 14.345.413 36.516 1.069.784 51,5 2014* 44.052.000 778.325 15.206.138 35.393 1.069.990 47,5

Tóm tắt chương 2

Chương 2 chỉ ra sử dụng mô hình Var kiểm định nhân quả Granger, phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa, các bước thực hiện trong quy trình kiểm định và định nghĩa các biến và kỳ vọng về dấu các biến được sử dụng trong mô hình. Đồng thời, chương này cũng chỉ ra nguồn thu thập dữ liệu và bộ dữ liệu được sử dụng để ước lượng mô hình.

CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN

3.1. Tiềm năng, lợi thế, và khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa theo hướng bền vững ngoài ở Khánh Hòa theo hướng bền vững

3.1.1. Một số nét chung tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa cách Hà Nội 1.280 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 448 km, là tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, và phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính, gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Nha Trang và Cam Ranh, 1 thị xã Ninh Hòa và 6 huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa. Tổng diện tích 5.217,65 km² trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.262,41km2, đất

phi nông nghiệp 990,11km2. Dân số cuối năm 2013 là 1.192.462 người, trong đó dân

số nông thôn là 661.974 người chiếm 55,5% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số 229

người/km2, cao nhất là thành phố Nha Trang 1.579 người/km2 thấp nhất là Trường Sa.

Hiện có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...), dân tộc kinh chiếm đa số (khoảng 95%) phần lớn sống ở vùng đồng bằng, đô thị còn đồng bào dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.

Địa hình của Khánh Hoà tương đối phức tạp. Với chiều dài 200 km bờ biển khúc khuỷu, thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo và trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ đa dạng hình thù. Nói đến Khánh Hòa phải nhắc đến phát triển kinh tế ở vịnh Cam Ranh, Nha Trang, và Vân Phong.

Khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm là 260C. Do có những vùng núi cao

trên 1000m như: núi thuộc dãy Vọng Phu (Hòn Ngang cao 1128m, Hòn Giúp 1127m, Hòn Giữ 1264m); đỉnh Hòn Giao cao 2062m nên có các đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, quanh năm mát mẻ. Lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9-12, tập trung 70-80% lượng mưa cả năm. Gió với tần suất khác nhau xuất hiện theo mọi hướng, gió tây khô nóng và gió tu bông thường xảy ra bất lợi cho cây trồng.

3.1.2. Tiềm năng, lợi thế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa

- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

+ Khánh Hoà có vị trí rất quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh

tế. Có huyện đảo Trường Sa, cảng nước sâu Cam Ranh có vị trí chiến lược an ninh quốc phòng của cả nước. Vịnh Nha Trang diện tích khoảng 400 km, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Vịnh Vân Phong là vịnh lớn với 70.000 ha đất liền, đảo và 80.000 ha mặt nước, có độ sâu từ 20-30 m, tương đối kín gió. Trong tương lai (đến 2030) Vân Phong là cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. Đồng thời là trung tâm kinh tế của tỉnh có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước (Thanh tra chính phủ, 2014).

+ Khánh Hòa là đầu nối giao thương, nằm trên trục giao thông nối liền Bắc- Nam rất thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không của cả nước, quốc tế. Khánh Hòa hiện có các khu công nghiệp như: Suối Dầu, Diên Phú, Đắc Lộc, Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Cam Ranh. Trong những năm qua, công nghiệp chế biến của Khánh Hòa về thủy sản đông lạnh, nước mắm, cà phê, hạt điều, yến sào, thuốc lá điếu, hàng thủ công mỹ nghệ, da, trứng đà điểu, cá sấu … đã trở thành thương hiệu nổi tiếng được khách trong nước và thị trường quốc tế biết đến.

+ Khánh Hòa có tiềm năng về phát triển kinh tế du lịch, tài nguyên sinh thái sự đa dạng cảnh quan có đồng bằng, núi rừng, biển đảo, trong đó đã xây dựng các khu nghĩ mát bãi biển, khu nghĩ dưỡng cao cấp và khu vui chơi giải trí có tầm cỡ quốc gia, quốc tế như đảo Bình Ba, Hòn Tằm, các khu nghĩ mát như Ninh Vân, Ana Mandara, Sheraton Nha Trang hotel & spa, Novotel, khu vui chơi giải trí Vinpearl, … Bên cạnh đó, với hàng trăm di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như tháp Bà Ponagar, thành cổ Diên Khánh, di tích của nhà bác học Alexandre Yersin…, nhiều làng nghề thủ công truyền thống như dệt chiếu, làm gốm, làm nem, tranh cát, … Những năm gần đây, Khánh Hòa trở thành điểm đến diễn ra nhiều sự kiện lớn của Việt Nam và thế giới như tổ chức các hoa hậu Việt Nam, hoa hậu thế giới, Festival Biển Nha Trang đã tạo sự hấp dẫn cho du khách trong, ngoài nước, và quảng bá du lịch Khánh Hòa với bạn bè thế giới.

Với bờ biển chạy dài, nhiều đảo, vịnh vũng Khánh Hòa có tiềm năng lớn phát triển kinh tế biển, cảng biển, ngành công nghiệp vận tải biển. Địa thế thuận lợi tạo cho

Khánh Hòa có nguồn lợi thủy sản phong phú, có khí hậu ôn hòa triển vọng cho nghiên cứu, nuôi trồng, khai thác thủy hải sản chất lượng cao đẩy mạnh xuất khẩu.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Khánh Hòa có hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ, gồm có đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không.

+ Hệ thống đường bộ: có quốc lộ 1A trục giao thông nối liền các tỉnh phía Bắc

và phía Nam; quốc lộ 26 nối huyện Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên; đường 723 rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km và dự án đường cao tốc Bắc Nam đi qua Khánh Hòa. Năm 2013, toàn tỉnh có 3.590km đường giao thông, trong đó có 2.907 km đường nhựa và bê tông nhựa (80,9%), 263 km đường cấp phối, và 420 km đường đất.

+ Hệ thống đường thủy: có cảng Nha Trang là cảng đa chức năng phục vụ du

lịch, vận tải hành khách và chuyển tải hàng hóa, công suất bình quân hàng năm là 6.000 hành khách, có thể bốc dỡ 800.000 tấn/năm. Cảng Cam Ranh có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 30.000 DWT, có thể bốc dỡ hàng rời từ 4.000-5.000 tấn/ngày, hàng bao từ 2.000-2.500 tấn/ngày. Đặc biệt có cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong hiện đang triển khai xây dựng có thể tiếp nhận tàu container 4.000 – 6.000 TEU cập bến, năng lực thông quan khoảng 10 triệu tấn…

+ Hệ thống đường hàng không: có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, có 4 đường băng dài 3.040m; năm 2013 sân bay Cam Ranh đã đón 1.509.212 lượt khách (sân bay có số lượng hành khách thông quan đông thứ 4 trong các sân bay tại Việt Nam). Trong đó khách từ các đường bay quốc nội là 1.143.015 lượt (chiếm 75.74%) và khách từ các đường bay quốc tế là 366.197 chiếm 24.26%. Dự kiến năm 2015 lượng khách thông quan sân bay đạt 2,5 triệu lượt.

+ Hệ thống đường sắt: có trục đường sắt Bắc – Nam chạy dọc tỉnh, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện, thành, thị xã trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi chuyên chở hành khách và vận chuyển hàng hóa trong cả nước.

- Về hạ tầng xã hội

Hệ thống điện lưới đã phủ hết 9 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Hệ

thống cấp nước của Thành phố Nha Trang có công suất 70.000m3 /ngày-đêm, Thành

phố Cam Ranh 16.000m3/ngày-đêm, các huyện, thị xã đều có nhà máy nước đảm bảo

tin liên lạc được phát triển, 100% xã được phủ sóng điện thoại cố định, di động và mạng internet. Hạ tầng dịch vụ, giáo dục, y tế được đảm bảo.

- Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

+ Về số lượng lao động: tổng dân số Khánh Hòa năm 2010 là 1.164,65 nghìn người, năm 2013 là 1.192,5 nghìn người, tăng gấp 1,02% so với 2010. Trong đó, nam giới có khoảng 591,52 nghìn người chiếm 49,6%, nữ giới có khoảng 600,94 nghìn người chiếm 50,4%, tỷ lệ tăng dân số của bình quân từ năm 1999-2013 là 1%; dân số thành thị là 530,48 nghìn người chiếm 44,4%, nông thôn là 661,97 nghìn người chiếm 55,5% của cả tỉnh. Dân số từ 15 tuổi trở lên của Khánh Hòa năm 2010 là 857,6 nghìn người, năm 2013 là 906,22 nghìn người tăng 1,06 lần so với năm 2010. Lao động làm việc ở nông thôn năm 2010 có khoảng 330,3 nghìn người, năm 2013 có khoảng 427,513 nghìn người, tăng 1,28 lần so 2010. Tỷ lệ tham gia lao động năm 2010 là 81,7%, năm 2012 là 81,58%. Có thể nói dân số Khánh Hòa đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng (dân số trong độ tuổi lao động chiếm 76% tổng dân số).

+ Về chất lượng lao động: Khánh Hòa nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và nhiều viện nghiên cứu lớn. Trong đó có 07 trường đại học và học viện quân sự, 08 trường cao đẳng đào tạo sư phạm, y tế, cao đẳng nghề… hàng năm đã đào tạo hàng nghìn lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tri thức đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, tỉnh có 11 viện nghiên cứu trong đó có thể kể đến viện nghiên cứu lớn của cả nước đó là Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế, Trung tâm nghiên cứu Thủy sản III… Có thể nói Khánh Hòa có tiềm năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực sinh chế phẩm, nuôi trồng thủy hải sản phục vụ cho phát triển kinh tế tri thức tỉnh nhà và cả nước.

- Về quy mô và trình độ phát triển

Từ năm 1994-2013, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Khánh Hòa đạt 9,7%, năm 2014 ước đạt 8,55% (GDP cả nước ước đạt 5,8%). Thu nhập bình quân của người lao động năm 2013 là 4,67 triệu đồng/người/tháng. Tổng thu ngân sách năm 2013 là 11.580,9 triệu đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu Khánh Hòa năm 2013 là 1.069,78 triệu USD chiếm 1,01% so cả nước. Những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn là tàu biển trên 37.000 tấn, hải sản các loại, cà phê…

3.1.3 Khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa

- Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa cao so với cả nước song chất

lượng tăng trưởng chưa đi vào chiều sâu. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh đạt thấp, do nhiều nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư triển khai dự án chậm vì thiếu năng lực tài chính (như các dự án ở Cam Ranh). Công tác cải cách hành chính đã được thực hiện, triển khai áp dụng cơ chế một cửa liên thông đối với các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng, tư pháp, công thương… nhưng hiệu quả giải quyết chưa được cải thiện nhiều.

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: mặt dù trong thời gian qua tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng, bổ sung nhiều chính sách mới trong thu hút đầu tư vào khu kinh tế Vân Phong, khu công nghiệp, du lịch…Tuy nhiên, thủ tục đầu tư còn nhiều hạn chế, một số loại giấy tờ xuất hiện đồng thời trong nhiều thủ tục, số lượng hồ sơ mà cơ quan

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khánh hòa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)