Mô hình Var ước lượng đề xuất 4 biến gồm: LnRGDP, LnFDI, DLnOPEN và DLnHSPT, với độ trễ p=2 theo chỉ tiêu lựa chọn phần mềm.
Kết quả ước lượng mô hình Var gồm hệ 4 phương trình (Phụ lục 2.1). Sau khi ước lượng mô hình Var, kiểm định tính ổn định của mô hình nhận thấy các nghiệm của đa thức đặc trưng đều nhỏ hơn 1 và nằm trong vòng tròn đơn vị. Như vậy, hệ phương trình của mô hình Var ổn định (Phụ lục 2.2)
Tuy nhiên, khi tách riêng từng phương trình để xem xét tác động của từng biến trong phương trình nhận thấy có một số biến không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, mô hình có dấu hiệu thừa biến không cần thiết. Sử dụng kiểm định (wald test) sự có mặt của biến không cần thiết trong mô hình. Kết quả ước lượng từng phương trình như sau:
3.4.5.1. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa
Phương trình xem xét ảnh hưởng của FDI đến RGDP có dạng: (3.5)
LnRGDPt= C(1)LnRGDPt-1+ C(2)LnRGDPt-2+ C(3)LnFDIt-1+ C(4)LnFDIt-2 +
C(5)DLnHSPTt-1+ C(6)DLnHSPTt-2+ C(7)DLnOPENt-1+ C(8)DLnOPENt-2+ C9+ εt
Sử dụng kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết trong mô hình. Kết quả
kiểm định đồng thời cho thấy hệ số ước lượng các biến LnFDIt-1, DLnHSPTt-1,
DLnOPENt-1, DLnOPENt-2, C9 có giá trị p = 0,68 > 0,05 (α=5%) mức ý nghĩa, chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là các biến này không cần thiết đưa vào mô hình. Sau khi loại bỏ các biến không có ý nghĩa xác định, kết quả (bảng 3.15).
Bảng 3.15: Kết quả ước lượng VAR phương trình tăng trưởng kinh tế
Biến độc lập
Biến phụ thuộc LnRGDP
Hệ số ước lượng Trị thống kê t Giá trị p
LnRGDPt-1 1,535 7,677 0,000
LnRGDPt-2 -0,567 -2,826 0,014
LnFDIt-2 0,036 2,331 0,036
DLnHSPTt-2 0,104 2,068 0,059
Kiểm định tự tương quan phần dư của phương trình (Portmanteau) ta nhận thấy giá trị p của Q-start > 0,05 (α = 5%), như vậy phương trình không gặp hiện tượng tự tương quan của các sai số ngẫu nhiên trong các hồi qui (Phụ lục 2.4).
Kết quả ước lượng của bảng 3.15 cũng vượt qua các khuyết tật về hồi quy như: tự tương quan, sai dạng mô hình, phương sai sai số thay đổi. Chi tiết kiểm định tại phụ lục 2.4.
LnRGDPt= 1,535LnRGDPt-1- 0,567LnRGDPt-2+ 0,036LnFDIt-2+ 0,104DLnHSPTt-2+ εt
- Với mức ý nghĩa 5% cho thấy, FDI có tác động cùng chiều dương đối với RGDP ở độ trễ p=2. Kết quả này có nghĩa việc tăng FDI ở năm t sẽ tác động tăng RGDP sau 2 năm với độ tăng là 0,036%. Ngoài ra, ở độ trễ p=2 số lượng học sinh phổ thông trung học tác động đến RGDP ở mức ý nghĩa 10%. Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế Khánh Hòa có thể chịu tác động cùng chiều bởi số lượng học sinh phổ thông (nguồn nhân lực) hai năm trước đó với độ tăng là 0,104. Tăng trưởng kinh tế RGDP của 1 năm trước đó có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế hiện tại ở mức 1,535%, tuy vậy có tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế hiện tại ở mức 0,567%.
3.4.5.2. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến FDI Khánh Hòa
Phương trình xem xét ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế đến vốn FDI có dạng:
LnFDIt= C(10)LnRGDPt-1+ C(11)LnRGDPt-2+ C(12)LnFDIt-1+ C(13)LnFDIt-2 +
C(14)DLnHSPTt-1+ C(15)DLnHSPTt-2+C(16)DLnOPENt-1+ C(17)DLnOPENt-2+C(18)
Kiểm định (wald test) sự có mặt của biến không cần thiết trong mô hình. Kết quả kiểm định đồng thời cho thấy hệ số ước lượng các biến LnRGDPt-2, LnFDIt-2, DLnHSPTt-2, DLnOPENt-1, DLnOPENt-2, có giá trị p = 0,83 > 0,05 (α=5%) mức ý
nghĩa, chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là các biến này không cần thiết đưa vào mô hình.
Bảng 3.16: Kết quả ước lượng VAR phương trình FDI sau khi loại biến không có ý nghĩa xác định
Biến độc lập
Biến phụ thuộc LnFDI
Hệ số ước lượng Trị thống kê t Giá trị p
C -2,097 -1,343 0,200
LnRGDPt-1 0,430 2,853 0,012
LnFDIt-1 0,675 5,431 0,000
DLnHSPTt-1 1,230 1,780 0,096
Kiểm định tự tương quan phần dư của phương trình (Portmanteau) ta nhận thấy giá trị p của Q-start > 0,05 (α = 5%), như vậy phương trình thỏa mãn giả thuyết, hầu như không gặp hiện tượng tự tương quan của các sai số ngẫu nhiên trong hồi qui (Phụ lục 3.5).
Kết quả ước lượng của bảng 3.16 cũng vượt qua các khuyết tật về hồi quy như: tự tương quan, sai dạng mô hình, phương sai sai số thay đổi. Chi tiết kiểm định tại phụ lục 2.5.
Phương trình có dạng:
LnFDIt = - 2,097 + 0,43 LnRGDPt-1 + 0,675LnFDIt-1 + 1,23DLnHSPTt-1 + εt
Với mức ý nghĩa 5% cho thấy: RGDP có tác động cùng chiều đối với FDI ở độ trễ p=1. Có nghĩa là trung bình sau 1 năm thì việc tăng trưởng kinh tế sẽ tác động tích cực thu hút được lượng vốn FDI vào Khánh Hòa là 0,43%. Ngoài ra, FDI còn nhận từ tác động của bản thân nó, có nghĩa sự thay đổi vốn FDI năm hiện tại sẽ ảnh hưởng đến FDI 1 năm sau đó. Ở độ trễ p=1 số lượng học sinh phổ thông trung học tác động đến FDI ở mức ý nghĩa 10%.