ngành nghề phải dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các nguồn lực đầu vào khác. Việc gia nhập các tổ chức thế giới sẽ kéo theo hàng loạt ưu đãi về thuế quan, chính sách mậu dịch là những cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài có lợi thế cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất hướng đến xuất khẩu.
Quy mô, tính chất của thị trường
Được thể hiện ở quy mô tính chất dân số, là thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm đồng thời là nguồn lao động dồi dào cho các nhà đầu tư. Hiện nay, nguồn lao động đông và giá nhân công rẻ có thể vẫn còn là lợi thế trong việc thu hút FDI. Tuy nhiên, những nước nhận đầu tư không thích điều này vì thu nhập người lao động thấp, hạn chế khả năng phát triển kinh tế xã hội. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thì nhất thiết chất lượng lao động phải có kỹ thuật cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, thể lực tốt và có mức thu nhập tương xứng.
1.2.4. Một số nguyên tắc cơ bản khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương phương
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài phải phục vụ cho chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương: Đây là nguyên tắc hàng đầu trong thu hút FDI. Ở
mỗi địa phương, tùy vào lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên mà có chính sách thu hút FDI phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tổng thể của địa phương. Không để đầu tư tràn lan mà phải lựa chọn các dự án phù hợp định hướng phát triển của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Phải tuân thủ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương mình.
- Thiết lập bền vững mối quan hệ lợi ích giữa các bên.
Đây là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo mối quan hệ giữa bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư có bền vững. Mỗi bên đều hướng đến lợi ích riêng của mình, do đó lợi ích hợp tác giữa các bên phải dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Và phải đặt lợi ích của quốc gia, địa phương lên hàng đầu.