Trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
1.3.2.1. Công trình nghiên cứu ngoài nước
Hsiao (2006) nghiên cứu về mối quan hệ FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở vùng phía Đông và Đông Nam châu Á. Bằng mô hình Var kiểm định nhân quả Granger, tác giả dùng dữ liệu bảng giai đoạn 1986 – 2004, nghiên cứu trên 08 nước gồm:Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Kết quả cho thấy FDI có tác động 1 chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp thông qua xuất khẩu.
1.3.2.2. Công trình nghiên cứu trong nước
- Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, Nguyễn
Mạnh Hải (2006) nghiên cứu về tác động qua kênh đầu tư và tác động tràn thông qua ba nhóm ngành dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí – điện tử. Dùng mô hình hàm sản xuất Cobb - Dougle, bằng phương pháp hồi qui hai giai đoạn 2SLS có chú ý đến tương quan chuỗi (năm 1988-2003). Cho rằng vốn con người hay trình độ lao động thấp làm hạn chế đóp góp của FDI vào tăng trưởng; và FDI tạo ra tác động tràn tích cực đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (vốn, lao động) nhờ tính linh hoạt và thích nghi với môi trường kinh doanh ở Việt Nam buộc các doanh nghiệp này tăng áp lực cạnh tranh, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.
- Đặng Tài An Trang, Nguyễn Phi Lân (2010) nghiên cứu về “Tăng trưởng kinh
tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” giai đoạn 1996-2005, thông qua dữ liệu 61 tỉnh thành của Việt Nam phương pháp ước lượng GMM, các nhân tố làm biến: xuất khẩu, chi tiêu chính phủ, tăng trưởng tài chính, học và làm, vốn con người, mức lương bình quân tháng, tỷ giá hối đoái, nghiên cứu và phát triển, khoảng cách công
nghệ. Kết quả cho thấy FDI và tăng trưởng kinh tế cả nước có mối quan hệ hai chiều tích cực, tăng trưởng kinh tế cao tại Việt Nam là dấu hiệu tích cực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng phát hiện, tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế các địa phương bị hạn chế bởi khả năng hấp thụ FDI của nền kinh tế thông qua vốn con người và thị trường tài chính còn yếu. Các tỉnh Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên thường thu hút vốn FDI rất hạn chế và thực tế cho thấy tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của các tỉnh này tương đối yếu và hầu như không có. Biến FDI tác động âm đến tăng trưởng kinh tế và không có ý nghĩa thống kê.
- Nghiên cứu của Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010), đăng trên kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 1, trang 577-588. Nghiên cứu dữ liệu cho 64 tỉnh thành, từ năm 2003-2007 và bằng 3 phương pháp OLS, TSLS, GMM để ước lượng mô hình tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tương tác lẫn nhau, FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
- Nguyễn Thị Tường Anh, Nguyễn Hữu Tâm (2013), “Nghiên cứu định lượng
về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Phương pháp ước lượng OLS, và sử dụng 5 biến, đó là: FDI, thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách chính phủ, tác động tích lũy. Tác giả chia nhỏ 02 giai đoạn nghiên cứu để chỉ ra những thay đổi trong quyết định địa điểm đầu tư (2001-2007) và phân tích sâu giai đoạn (2008-2010) để làm rõ nhân tố nguồn lao động và chính trị có tác động đến nguồn vốn FDI đổ vào các tỉnh thành. Nghiên cứu chung trên phạm vi Việt Nam và các vùng kinh tế.
- Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014), “Tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam”, tạp chí Phát triển kinh tế (283), trang 21-41. Với dữ liệu 43 tỉnh thành, giai đoạn 1997-2012, sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger chỉ ra FDI có quan hệ nhân quả với biến đầu tư tư nhân, nguồn lao động, nguồn thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở cửa thương mại, và chênh lệch công nghệ; phương pháp GMM cho rằng FDI có tác động tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%; và phương pháp PMG véctơ đồng liên kết dài hạn kết luận dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam có sự khác biệt lớn ở các địa phương.
- Phạm Thị Hoàng Anh, Lê Thu Hà (2014), “Đánh giá tác động giữa vốn đầu
(281), trang 37-56. Bài viết sử dụng mô hình VAR để làm rõ tác động qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện và đẩy mạnh tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài được tựu chung lại thành ba góc độ nghiên cứu chính, đó là: (i) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI, (ii) nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI đến tăng trưởng kinh tế quốc gia, địa phương, (iii) nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI trên phạm vi cả nước, vùng miền, hay nhóm quốc gia. Bằng dữ liệu nghiên cứu khác nhau, đa dạng trong phương pháp định lượng và kết quả nghiên cứu khác nhau. Cùng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI nhưng đối với Hsiao (2006), nghiên cứu ở 8 quốc gia châu Á cho thấy FDI có ảnh hưởng một chiều trực tiếp lên GDP và gián tiếp thông qua xuất khẩu, nhưng Sử Đình Thành, Nguyễn Minh Tiến (2014); Đặng Tài An Trang, Nguyễn Phi Lân (2006) nghiên cứu ở Việt Nam thì FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều tích cực, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở các địa phương bị hạn chế bởi khả năng hấp thụ.