7. Kết luận: ( cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
5.2.3 Các phƣơng pháp khác
Nghiên cứu tìm hiểu thị trƣờng qua đó chọn lựa những mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trƣờng về chất lƣợng, uy tín và giá cả tránh tình trạng mua vô không bán ra đƣợc, hàng tồn kho nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ: Công ty nên áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào kinh doanh, đặc biệt là bộ phận kế toán, việc ứng dụng các phần mềm kế toán sẽ giúp cho Công ty quản lý một cách chính xác và chặt chẽ hơn trong quá trình nhập, xuất, tồn hàng hóa. Mặc khác sẽ giúp Công ty tiết kiệm một khoản chi phí trả lƣơng cho nhân viên.
Đối với các khoản phải thu: Công ty nên đẩy mạnh tích cực việc thu hồi các khoản phải thu, bằng cách chủ động tìm kiếm khách hàng để đòi nợ, tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán một lần bằng cách giảm giá bán 1% cho những hợp đồng mua hàng thanh toán ngay. Từ đó sẽ hạn chế phần nào nguồn vốn lƣu động bị ứ đọng.
Đào tạo tuyển chọn nhân viên: cần nâng cao tay nghề của nhân viên, đặt biệt là bộ phận kỹ thuật và bán hàng, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm hơn nữa. Muốn vậy thì Công ty cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp huấn luyện về kỹ thuật marketing, tuyển chọn nhân viên có trình độ kỹ thuật chuyên môn. Đồng thời, có chế độ khen thƣởng hợp lý để khuyến khích nhân viên hoàn thiện tốt công việc.
72
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Các Doanh nghiệp hiện đang trong môi trƣờng đầy biến động. Yêu cầu của khách hàng về sản phẩm ngày càng khắt khe, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên phạm vi toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam lẽ tất nhiên càng gặp phải khó khăn hơn do xuất phát điểm thấp. Các doanh nghiệp phải luôn tự khẳng định mình, từng bƣớc thiết lập niềm tin và uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng để có thể tồn tại và phát triển.
Với hơn 5 năm hoạt động thì công ty Thiên Châu đã không ngừng phát triển, đi lên và không ngừng nỗ lực phấn đấu để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể là doanh thu bán hàng qua các năm đều tăng lên. Đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh (chi tiết là sản phẩm máy tính chiếm tỷ trọng cao). Vì đây là sản phẩm chiếm thị phần tiêu thụ rất lớn. Trong thành công mà Công ty đạt đƣợc thời gian qua là kết quả của những quyết định sáng suốt của ban lãnh đạo Công ty đã thay đổi và lựa chọn những phƣơng thức quản lý hiệu quả, đảm bảo đem lại hài lòng tốt nhất cho ngƣời tiêu dùng. Vì thế sản phẩm của Công ty luôn đƣợc khách hàng lựa chọn.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh không phải lúc nào Công ty cũng gặp mọi thuận lợi mà có lúc Công ty trải qua những khó khăn đặt biệt trong tình hình thị trƣờng công nghệ ngày càng phát triển, nhiều đối thủ cạnh trang mới xuất hiện, điều này làm cho thị phần tiêu thụ của Công ty giảm đi. Cụ thể, sản phẩm laptop. Do đó, để ngày càng phát triển, giữ vững vị trí đứng đầu thị trƣờng Cần Thơ Công ty cần phải nổ lực tìm hiểu mọi vấn đề tác động đến hoạt động kinh doanh của mình.
Trong nội dung bài báo cáo tốt nghiệp này, em đã đi sâu nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về phân tích kết quả kinh doanh trong Công ty trên phƣơng diện lý luận và phản ánh một cách đầy đủ, trung thực tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty Thiêu Châu. Qua đó em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục các mặt hạn chế, nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở lý luận, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thiên Châu, em đã nêu lên một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty có thể xem xét. Bên cạnh đó, thì em cũng có một số kiến nghị đối với doanh nghiệp và Nhà nƣớc nhƣ sau:
73
6.2.1 Đối với doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay, việc cạnh tranh giữa doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng công nghệ là rất gay go phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thƣờng xuyên nắm bắt thông tin để kịp thời thích ứng với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh.
Sự tăng trƣởng mạnh mẽ của smartphone và internet tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay đang làm thay đổi cuộc sống của ngƣời dân vì vậy Công ty cần kinh doanh thêm những mặt hàng smartphone, điện thoại, tivi, đồ điện tử gia đình,…Để Công ty có thêm nhiều đối tƣợng khách hàng.
Là Công ty kinh doanh công nghệ, xu hƣớng và nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục. Do đó, Công ty cần có bộ phận Marketing để nghiên cứu thị trƣờng và thăm dò thị trƣờng trƣớc khi có một quyết định quan trọng. Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò mở rộng thị trƣờng, phát triển mạng lƣới kinh doanh.
Thành lập bộ phận chuyên môn phụ trách bộ phận bảo hành vì hiện nay ngƣời tiêu dùng rất quan tâm đến chính sách bảo hành về sau của các sản phẩm. Bảo hành tốt cũng là một chiến thuật thu hút khách hàng.
Luôn giữ chữ tín với khách hàng, đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lƣợng cao. Đặc biệt là những chƣơng trình khuyến mãi cho khách hàng.
6.2.2 Đối với nhà nƣớc
Bộ tài chính cần có chính sách hỗ trợ DN VN đƣợc mua hàng trực tiếp từ trong nƣớc giúp các doanh nghiệp trong nƣớc giảm chi phí, hạ giá thành, cạnh tranh với các sản phẩm nhập từ bên ngoài.
Ngân hàng Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ lãi suất, giảm bớt thủ tục và điều kiện đảm bảo để giúp DN dễ dàng tiếp cận đƣợc các nguồn vốn vay.
74
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Sơn, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Kinh tế Huế.
2. Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản thống kê.
3. Phạm Văn Dƣợc và cộng sự, 2005. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản thống kê.
4. Lê Thị Bích Liễu (2009) phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Công ty CP DICIMEXCO – DOCIFISH tại Sa Đéc Đồng tháp giai đoạn (2006-2008). Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
5. Hồ Hồng Chi (2012), phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV xây dựng thương mại dịch vụ Trường Phúc qua các năm 2009- 2011. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
6. Trƣơng Duy Hải (2008), phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco giai đoạn (2006-2008). Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
7. Các báo cáo thống kê năm 2010, 2011, 2012 và 6T/2013 của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thiên Châu.
75
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
A.TÀI SẢN
I.TS lƣu động và đầu
tƣ ngắn hạn 3.459.273.690 4.173.536.980 4.600.711.432
1.Tiền 33.071.902 74.733.492 101.124.460
Tiền mặt tồn quỹ 18.211.342 72.929.777 77.499.050
Tiền gửi ngân hàng 14.860.560 1.803.715 23.625.410
2.Khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn
_ _ _
3.Các khoản phải thu 1.072.814.663 1.390.009.354 1.565.915.933
Phải thu của khách hàng 961.202.620 1.255.880.020 1.446.986.432
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 111.612.043 134.129.334 118.929.501 4.Hàng tồn kho 2.353.387.125 2.708.794.134 2.933.671.039 Công cụ dụng cụ tồn kho 16.360.600 16.360.600 16.360.600 Hàng hóa tồn kho 2.337.026.525 2.692.433.534 2.917.310.439 II.Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn 124.327.621 179.293.884 170.211.979 1.TSCĐ 124.327.621 179.293.884 170.211.979 TSCĐ hữu hình 124.327.621 179.293.884 170.211.979 Nguyên giá 152.971.743 203.621.505 203.621.505
Giá trị hao mòn lũy kế -28.644.122 -24.327.621 -33.409.526
TSCĐ vô hình _ _ _
2.Đầu tƣ tài chính dài hạn
_ _ _
76 CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 B.NGUỒN VỐN I.Nợ phải trả 2.107.623.743 2.271.946.016 2.147.663.418 1.Nợ ngắn hạn (phải trả ngƣời bán) 1.607.623.743 1.771.946.016 1.647.663.418 2.Nợ dài hạn (vay dàn hạn) 500.000.000 500.000.000 500.000.000 3.Nợ khác _ _ _ II.Nguồn vốn chủ sở hữu 1.475.977.568 2.080.884.848 2.623.259.993 1.Nguồn vốn, quỹ 124.327.621 179.293.884 170.211.979 Vốn kinh doanh 1.000.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000 Lãi chƣa phân phối 475.977.568 1.080.884.848 1.623.259.993 2.Nguồn kinh phí, quỹ
khác
_ _ _