Năng lực về dự báo giá của gói thầu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 30)

7. Nội dung của luận văn:

1.3.6. Năng lực về dự báo giá của gói thầu:

Khi phân tích đánh giá năng lực dự báo giá thầu của một nhà thầu, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau:

1.3.6.1. Cán bộ nhân viên khảo sát thị trường:

Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên khảo sát thị trường, thu thập thông tin phục vụ cho công tác dự báo: xem xét khả năng khảo sát thị trường,

khả năng nắm bắt được giá cả các nguyên vật liệu trên thị trường và những quy định của Nhà nước trong tính giá bỏ thầu.

1.3.6.2. Phương pháp và kỹ thuật dự báo giá dự thầu:

Phương pháp và kỹ thuật dự báo giá dự thầu: xem xét phương pháp dự báo giá mà công ty sử dụng và hiệu quả của phương pháp đó, đồng thời xem xét tính phù hợp và mức độ hiện đại của kỹ thuật dự báo giá thể hiện qua hệ thống máy móc kỹ thuật được sử dụng trong công tác dự báo.

1.3.6.3. Giá dự thầu:

Mức độ cạnh tranh của giá bỏ thầu trên cơ sở phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư, thấp hơn đối thủ cạnh tranh và đảm bảo bù đắp chi phí, đem lại lợi nhuận cho nhà thầu.Giá dự thầu là giá do các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.

Doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu muốn thắng thầu thì phải đưa ra được mức giá dự thầu hợp lý, là mức giá vừa phải được chủ đầu tư chấp nhận đồng thời phải bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông thường mức giá dự thầu hợp lý nhất là mức giá đưa ra thấp hơn giá xét thầu từ 3 - 5 %. Với các chủ đầu tư tinh thông nghiệp vụ, họ có thể xác định được mức giá sàn tương đối chính xác, và nếu nhà thầu nào đưa ra mức giá thấp hơn giá sàn quá nhiều thì chủ đầu tư sẽ đánh giá thấp năng lực của nhà thầu trong việc đưa ra mức giá bỏ thầu. Đưa ra mức giá bỏ thầu thấp như vậy thì chỉ có thể là do dự toán tính sai hoặc doanh nghiệp cố tình tính sai để bằng mọi giá thắng thầu. Việc xác định mức giá dự thầu hợp lý không phải là dễ và có tầm quan trọng đặc biệt với nhà thầu khi tham gia tranh thầu.

Công thức xác định giá dự thầu:

Gdth =∑

=

n i 1

Trong đó:

- Gdth: Giá dự thầu

- Qi : Khối lượng công tác xây lắp thứ i do bên mời thầu cung cấp căn cứ vào kết quả bóc tiên lượng từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công .

- ĐGi: Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu.

- n : Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu. Giá dự thầu của nhà thầu được xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá trần của chủ đầu tư đối với các công trình đấu thầu. Điều đó có nghĩa là chủ đầu tư là người mua, họ luôn mong muốn mua được hàng hóa với giá rẻ nhất có thể, họ chỉ đồng ý mua với mức giá thấp hơn hoặc bằng với mức giá mà họ đưa ra (giá trần của chủ đầu tư). Còn nhà thầu là người bán hàng hóa và dịch vụ, nhà thầu chỉ chấp nhận bán với mức giá thấp nhất bằng với mức giá tại thời điểm hòa vốn (giá sàn của nhà thầu xây dựng).

Với các công trình chỉ định thầu, giá dự thầu của nhà thầu xây dựng được xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá gói thầu và miền này tạo nên một miền giá xác định dự kiến lãi cho nhà thầu.

Như vậy: Giá sàn của nhà thầu xây dựng là giá thầu thấp nhất của một gói thầu mà nhà thầu xây dựng chấp nhận thi công và là một khái niệm tương đối, nó phụ thuộc vào chiến lược tranh thầu của từng nhà thầu. Giá sàn có thể chỉ đủ chi phí thi công tức là có công ăn việc làm , không có lãi, lãi ít hay thậm chí có khi bị lỗ.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dự thầu mà các nhà thầu cần chú ý là:

- Giá dự thầu có thể biến động do những thay đổi của thị trường đặc biệt sự lên xuống giá cả của nguyên nhiên vật liệu và nhân công.

- Giá dự thầu có thể biến động do sự thay đổi trong chính sách của nhà nước nhất là sự thay đổi về định mức giá, Các quy định của địa phương về môi trường, về xã hội,…

Giá dự thầu là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hồ sơ dự thầu. Giá dự thầu của nhà thầu sau khi đã được hiệu chỉnh sai lệch sẽ được đưa về cùng một mặt bằng giá để đánh giá và so sánh giữa các nhà thầu. Thực tế cho thấy, khi có nhiều nhà thầu cùng đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật cũng như chất lượng công trình thì nhà thầu nào có giá bỏ thầu thấp nhất sẽ thắng thầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w