Kết quả chung:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 49)

7. Nội dung của luận văn:

2.2.1. Kết quả chung:

Trong những năm vừa qua, thị trường xây dựng gặp rất nhiều khó khăn do sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng , nhiều công ty rơi vào tình trạng tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó Công ty xây dựng và CGCN Thủy lợi vẫn tham gia và thắng thầu nhiều công trình có giá trị sản lượng cao, sản xuất kinh doanh có lãi, tạo được công ăn việc làm cho đội ngũ lao động, đồng thời thực hiện đầy đủ đối với nghĩa vụ ngân sách nhà nước. Điều này được phản ánh qua bảng sau:

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh từ 2010-2013

Đơn vị tính: triệu VNĐ

Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Tổng doanh thu 154.868 142.503 88.027 85.782 2. Tổng số tài sản có 136.281 89.718 69.179 101.515 3.Tài sản có lưu động 128.523 81.718 61.292 93.003

4. Vốn chủ sở hữu 10.249 10.317 9.931 10.057

5. Tổng tài sản nợ 126.032 78.785 59.240 91.458 6. Tài sản nợ lưu động 126.023 78.776 59.240 91.458 7. Lợi nhuận trước thuế 1.250,855 679,087 521,732 548,922 8. Lợi nhuận sau thuế 938,141 560,247 391,299 406,751

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2010-2013 của Phòng Tài chính - Kế toán, Công ty xây dựng và CGCN thủy lợi)

* Nhận xét: Qua Bảng 2.1 chúng ta nhận thấy, tổng doanh thu của Công ty

qua các năm bị tụt giảm dần, nhất là năm 2012-2013 giảm xuống một nửa so với năm 2010 -2011, nguyên nhân không phải do công ty thiếu năng lực nhận các gói thầu mới mà do nền kinh tế của cả nước bị suy thoái theo nhận định của các chuyên gia thì phải đến năm 2015 thì tình hình mới ổn định lại được.

Chính vì sự suy thoái đó mà các công trình xây dựng nói chung bị ngưng trệ hoặc đóng băng do không có nguồn vốn để phân bổ. Tuy lợi nhuận của công ty thu về không lớn so với những năm trước, nhưng với tình hình kinh tế như hiện nay thì phải nói đó cũng là bước đi an toàn. Theo nhận định của bộ tài chính thì năm 2011-2013 có hàng nghìn DN lớn nhỏ trên cả nước phải đóng cửa hoặc tuyên bố phá sản vì không có việc làm.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ doanh thu của Công ty các năm 2010 - 2013 2.2.2. Tình hình đấu thầu:

Là một đơn vị được thành lập có thâm niên so với các doanh nghiệp khác trên cùng thị trường. Nhưng không tránh khỏi sự chi phối khủng hoảng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên công ty vẫn nhận được những gói thầu trong những năm qua, tạo sự ổn định công việc cho nhân viên trong công ty. Bảng biểu dưới đây phản ánh kết quả đấu thầu của Công ty trong những năm qua:

Bảng 2.2. Kết quả số lần trúng thầu/số lần dự thầu của công ty qua các năm Năm Số lần dự thầu (lần) Số lần trúng thầu (lần) Tỷ lệ trúng thầu (%) 2010 23 15 65,22 2011 18 13 72,22 2012 19 11 57,89 2013 15 8 53,33

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp Công ty XD và CGCN thủy lợi)

- Bằng cách áp dụng công thức mục 1.3.7 đã trình bày ở Chương 1 ta tính được tỷ lệ trúng thầu trong từng năm tính theo số lần tham gia là:

Tlần 2010 = ∑∑ dt tt DA DA x100%= 23 15 x100% = 65,22%. Tương tự, ta tính được Tlần 2011 = 72,22%; Tlần 2012 = 57,89%; Tlần 2013 = 53,33%

Biểu đồ 2.3. Tình hình đấu thầu tính theo số lần dự thầu của Công ty Bảng 2.3. Giá trị trúng thầu/giá trị dự thầu của Công ty qua các năm

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Giá trị dự thầu Giá trị trúng thầu Tỷ lệ trúng thầu (%)

2010 542,246 372,038 68,61

2011 423,831 207,810 49,03

2012 278,472 111,705 40,11

2013 254,756 110,222 43,26

(Phòng Kế hoạch tổng hợp Công ty XD và CGCN Thủy lợi)

- Cũng áp dụng công thức mục 1.3.7 ở chương 1 ta tính được tỷ lệ trúng thầu trong từng năm tính theo giá trị là:

Tgiátrị 2010 = ∑∑ dt tt G G

x 100% = 542372,,246038 x 100% = 68,61%.

Tương tự ta tính được Tgiátrị 2011 = 49,03%; Tgiátrị 2012 = 40,11%; Tgiátrị 2013 = 43,26%

Biểu đô 2.4: Tình hình đấu thầu của Công ty tính theo giá trị công trình

* Nhận xét: Qua kết quả tính toán cho thấy số lần trúng thầu và giá trị trúng thầu giảm dần theo các năm. Bình quân trong một năm Công ty tham gia đấu là 19 lần, số lần trúng thầu bình quân là 12, đạt tỷ lệ 62,67%. Giá trị trúng thầu bình quân trong năm là 200,44 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu bình quân tính theo giá trị là 50,25%.

Như vậy, có thể nhận thấy tần suất trúng thầu và giá trị trúng thầu bình quân hàng năm của công ty ở mức trung bình trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Tuy nhiên nếu đánh giá theo từng năm thì số lượng và giá trị trúng thầu đang có xu hướng giảm dần, đó là dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến ngành xây dựng đương thời. Vì thế mà công ty cần khắc phục những khó khăn trước mắt và đưa ra các giải pháp làm thế nào để nâng cao năng lực đấu thấu trong những năm tiếp theo.

2.2.3. Kết quả một số gói thầu xây lắp điển hình Công ty trúng thầu:

Với thời gian hoạt động trong lĩnh vực xây lắp công trình thủy lợi 15 năm, công trình dân dụng 14 năm, công trình giao thông 14 năm, có đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia giàu kinh nghiệm và công nhân kỹ thuật lành nghề Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi đã có đủ khả năng và đã thi công nhiều công trình với yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng và góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Từ năm 2010 trở lại đây Công ty đã trúng thầu các gói thầu được thể hiện qua phụ lục 2.1.

2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰCHOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY

2.3.1. Nhân tố khách quan:

2.3.1.1. Chủ đầu tư:

Chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng tác động rất lớn đến năng lực đấu

thầu của DN nói chung và phía Công ty nói riêng, họ chính là các khách hàng của công ty Xây dựng CGCN Thủy lợi. Những quyền hạn tác động của chủ đầu tư đến các nhà thầu đã phân tích ở chương 1 Khi đã tạo uy tín, năng lực và mối quan hệ cho chủ đầu tư thì việc tham gia xét thầu của công ty cũng gặp nhiều thuận lợi. Điều này thể hiện rõ qua danh sách chủ đầu tư dự án các công trình trúng thầu của Công ty, ta thấy được phía Công ty có mối quan hệ với rất nhiều chủ đầu tư từ Bắc vào Nam như Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng sơn, Cần Thơ, An Giang,... Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, công ty muốn phát triển và đứng vững được trong ngành thì phải không ngừng nâng cao năng lực bản thân, đồng thời củng cố mối quan hệ tốt hơn với các chủ đầu tư cũ, thiết lập mở rộng được các mối quan hệ tốt đẹp với các chủ đầu tư mới trong thị trường xây dựng.

2.3.1.2. Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý ảnh hưởng tới năng lực đấu thầu của công ty Xây dựng và CGCN thủy lợi, điều đó được thể hiện rõ qua các văn bản luật và dưới luật do nhà nước ban hành. Như khi tham đấu thầu ngoài tư cách hợp lệ của nhà thầu quy định ở điều 7 và 8 của luật đấu thầu, thì nhà thầu phải báo cáo năng lực về tài chính ít nhất 3 năm gần nhất, và các công trình đã tham gia là 3-5 năm. Ngoài ra trong luật đấu thầu cũng quy định rõ cách lựa chọn nhà thầu, cách thức làm hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên trong đấu thầu và các điều khoản thi hành.

Chính vì có môi trường pháp lý quy định rõ ràng mà các nhà thầu tham gia nói chung và Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi nói riêng, sẽ cạnh tranh lành mạnh theo đúng pháp luật. Các quy định đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty có năng lực tài chính, năng lực thi công lâu năm có cơ hội tham gia các gói thầu lớn, các công ty vừa và nhỏ có thể lựa chọn những gói thầu hợp lý với năng lực của mình.

2.3.1.3. Các đối thủ cạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố để công ty luôn phải nâng cao năng lực của mình khi tham gia đấu thầu. Trong đấu thầu thì đối thủ được chia ra và phân cấp mức độ như sau:

a. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Từ thực tế tham gia hoạt động đấu thầu và phân tích đánh giá tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp, Công ty có những đối thủ cạnh tranh chủ yếu sau đây:

- Công ty cổ phần XDTL Tuyên Quang. - Công ty Phát triển CSHT Quảng Ngãi. - Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hà Tĩnh.

- Công ty tư vấn TK Nông Lâm Thủy lợi - Hà Giang. - Công ty TNHH Vĩnh Hà - Hà Giang.

Các công ty ở trên chủ yếu là doanh nghiệp ở địa phương cùng tham gia đấu thầu với công ty. Sức mạnh của các đối thủ này tuy không lớn nhưng họ có kinh nghiệm thi công cùng với nhiều mối quan hệ tốt ngay trên địa bàn mà phía công ty không thể lường hết được. Chẳng hạn khi tham gia đấu thầu xây dựng công trình kè chống sạt quốc lộ 2 thành phố Hà Giang, do công ty không lường trước được sự cạnh tranh của các Công ty TNHH Vĩnh Hà - Hà Giang, công ty xây dựng II - Hà Giang nên đã trượt thầu. Rút kinh nghiệm từ sự thất bại này, Công ty khi tham gia đấu thầu xây dựng kè bờ sông Maspero, thành phố Sóc Trăng công ty đã trúng 4 gói thầu. Qua đó nói lên một điều

rằng: các đối thủ tiềm tàng này không phải họ mạnh hơn ta về tài chính, công nghệ, nhân lực mà điều chủ yếu là họ có quan hệ tốt với chủ đầu tư và các cơ quan địa phương. Đối với công ty xây dựng CGCN Thủy lợi, họ là “chủ nhà” do vậy họ nắm rất rõ tình hình giá cả nguyên vật liệu tại địa phương, nắm rõ điều kiện cung ứng nguyên vật liệu cho thi công tại công trình, tình hình sử dụng nhân lực tại đại phương,... Từ đó những biện pháp từ phía họ mang tính khả thi hơn, giá cả hợp lý hơn và tất yếu rõ sẽ dễ trúng thầu hơn.

Để tăng khả năng cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh của đối thủ tiềm tàng, giải pháp hiệu quả mà công ty đã từng thực hiện và cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là tạo uy tín và nâng cao mối quan hệ với chủ đầu tư, tìm các nhà cung cấp nguyên vật liệu ngay tại nơi có dự án để giảm chi phí, thay thế các thiết bị lạc hậu và bổ xung các thiết bị hiện đại. Ngoài ra tạo công ăn việc làm cho người dân gần dự án, bằng cách thuê ngay họ làm nhân công địa phương.

b. Sự cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại:

Năng lực cạnh tranh với các nhà thầu hiện tại của công ty được thể hiện rõ trong bảng năng lực nhà thầu được chủ đầu tư xếp hạng và đánh giá như sau. Nhóm 1: Thi công đập đất đầm nén > 15 m và các công trình bê tông đầu mối của hồ đập (tràn xả lũ, cống lấy nước,...)

Nhóm 2: thi công đập đất đầm nén < 15 m và các công trình bê tông đầu mối của hồ, đập loại nhỏ ( tràn xả lũ, cống lấy nước,...)

Nhóm 3: Thi công đập đất đầm nén < 15 m và các công trình bê tông đầu mối của hồ, đập loại nhỏ ( tràn xả lũ, cống lấy nước,...)

Nhóm 4 : Thi công cống, cầu máng, xi phông và các công trình Thủy lọi khác.

Loại A: Khẩu độ > 3 m (tính cho 1 cửa) có tầm quan trọng đối với vùng hạ du, cống dưới đê, kênh có B > 10 m và H > 5 m.

Đơn vị dự thầu bao gồm cả các đơn vị thuộc nhóm 1, 2, 3 và thêm các đơn vị sau:

1. Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi - Viện KHTL

2. Công ty xây dựng & PTNT6 - Tổng công ty XDNN& PTNT 3. Công ty Xây dựng Hùng Vương - Phú Thọ

4. Công ty Xây lắp CTTL và Nông nghiệp Ninh Bình

Loại B: Khẩu độ > 3 m (tính cho 1 cửa) ảnh hưởng không lớn đối với vùng hạ du, kênh có B < 10 m và H < 5 m

Đơn vị dự thầu bao gồm cả các đơn vị thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, loại A và thêm các đơn vị sau:

1. Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng - Tổng Cty XD Hà Nội 2. Công ty Tư vấn TK nông Lâm Thủy lợi - Hà Giang

3. Xí Nghiệp tư doanh Xây dựng Hải Yến - Ninh Bình 4. Tổng công ty XD công nghiệp Việt Nam

5. Công ty XL và SX Công nghiệp - Tổng công ty XD công nghiệp Việt Nam

6. Công ty Xây dựng Bảo Sơn - Ninh Bình

7. Doanh nghiệp Xây dựng TN Toàn Thành - Ninh Bình

8. Công ty Thương mại Xây dựng Hải Phòng - Bộ Giao thông VT 9. Công ty Xây dựng & Phát triển CSHT - Hải Phòng

10. Công ty Xây dựng Trường Thọ - Bắc Ninh

(Số liệu phòng kỹ thuật - kế hoạch TH của Công ty XD và CGCN Thủy lợi)

Công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà thầu xây dựng khác đang cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Có thể kể ra đây là một số doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh tranh của công ty xây dựng và CGCN Thủy lợi. Họ không những mạnh về tài chính, nhân lực mà còn có năng lực kinh nghiệm thi công lâu năm, kết hợp với mối quan hệ tốt như.

Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường và được đánh giá là mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí vững chắc trên thị trường. Cho đến nay, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường xây lắp là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh rất lớn, là áp lực khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của các doanh nghiệp hiện tại đối với công ty có thể xét trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, cạnh tranh về giá bỏ thầu:

Trong đấu thầu, giá bỏ thầu là một tiêu chí quan trọng để chủ đầu tư đánh giá và lựa chọn nhà thầu. hầu hết các công trình mà Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi tham gia thì đây là các đối thủ cạnh tranh luôn có giá chào thầu thấp hơn sơ với Công ty, điều kiện tín dụng tốt hơn, mức ứng vốn cho thi công đầy đủ và kịp thời hơn.

Thứ hai, cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công và năng lực kinh

nghiệm:

Mỗi nhà thầu tham gia đấu thầu có thế mạnh riêng của mình, với Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi thì giải pháp đề xuất kỹ thuật và tiến độ là thế mạnh của công ty, nhưng không phải vì thế mà công ty không phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các nhà thầu khác. Để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ hiện tại này, giải pháp tốt nhất Công ty đã và đang thực hiện, đó là liên danh trong đấu thầu với các công ty thuộc viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam như viện thủy điện và năng lượng tái tại, viện Thủy công, Viện Bơm và các thiết bị Thủy lợi. Hiệu quả của liên danh là: một mặt năng lực cuả công ty xây dựng và CGCN thủy lợi trong liên danh đã được tăng lên, mặt khác với sự phối hợp trong liên danh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn nhờ vào sự phân công dựa trên thế mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp những điểm yếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w