NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC THUẬN LỢI VÀ KHÓ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 87)

7. Nội dung của luận văn:

3.2. NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC THUẬN LỢI VÀ KHÓ

CỦA CÔNG TY

3.2.1. Những cơ hội và thách thức:

3.2.1.1. Cơ hội:

a. Về mặt khách quan:

Chiến lược phát triển đơn vị giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, do Bộ NNPTNN đưa ra. Chủ yếu đi sâu vào chuyển đổi mô hình kinh doanh của các công ty thuộc Viện. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại bộ máy tổ chức. Chiến lược này là cơ hội để Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi chuyển đổi mô hình theo hướng phát triển của mình.

Tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay cũng là cơ hội tốt để Công ty khẳng định năng lực của bản thân, và tìm cách xâm nhập sâu hơn vào thị trường xây dựng tạo nền tảng phát triển khi tình hình kinh tế khá hơn.

Lãi xuất ngân hàng cho vay đang giảm đó là cơ hội để Công ty tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn.

b. Về mặt chủ quan:

Với kinh nghiệm 15 năm xây lắp trên thị trường từ Bắc vào Nam, cùng với đường nối chính sách chỉ đạo của bộ NPTNT. Công ty đã trang bị tốt cho mình những máy móc thiết bị, nhân lực để phục vụ sản xuất. Ngoài ra công ty đã tạo uy tín và thương hiệu thi công nhiều công trình mà chủ đầu tư đánh giá cao.

3.2.1.2. Thách thức:

Bên cạnh những cơ hội có được bao giờ cũng đặt ra nhiều thách thức cho Công ty như :

-Tham gia cạnh tranh đấu thầu với những nhà thầu khác trên thị trường là một thách thức hàng đầu mà Công ty phải vượt qua.

-Tuy lãi suất ngân hàng cho vay có giảm trong tình hình kinh tế như hiện nay, nhưng quá trình tiếp cận vốn lại đòi hỏi nhiều thách thức như tài sản thế chấp, tình hình kinh doanh các năm có doanh thu như thế nào.

-Chọn mô hình chuyển đổi Công ty theo khả năng của mình cũng là một thách thức, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng của ban Giám đốc công ty. Vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này.

3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn:

3.2.2.1. Những thuận lợi:

-Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty có tinh thần đồng thuận cao, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu để xây dựng công ty vững mạnh.

-Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Lãnh đạo Viện Khoa học Thuỷ lợi quan tâm sát sao.

-Có mối quan hệ liên danh liên kết với các Công ty thuộc viện rất tốt trong công việc.

-Mời được các chuyên gia cố vấn của Viện và Trường ĐH Thủy lợi vào các đề tài nghiên cứu khoa học, cũng như các dự án đòi hỏi có công nghệ cao.

3.2.2.2. Những khó khăn:

-Điều kiện kinh tế cả nước có nhiều khó khăn, Chính phủ thắt chặt đầu tư xây dựng, vốn trong nước ít, dẫn đến tìm kiếm việc làm khó khăn.

-Tài sản công ty quá ít, đất trụ sở lại không thuộc diện sở hữu công ty vì vậy vấn đề thế chấp để vay vốn ngân hàng gặp khó khăn.

-Các dự án vay vốn nước ngoài, Công ty lại không thể tham gia được vì Công ty thuộc diện công ty nhà nước, chưa cổ phần hoá.

-Vấn đề chuyển đổi mô hình doanh nghiệp cho Công ty chưa có lối ra thoả đáng.

- Một số khoản nợ khó đòi kéo dài nhiều năm đến nay vẫn chưa đòi được mặc dù công ty đang nỗ lực hết sức, thậm chí nhờ cả vào sự can thiệp của công ty Luật.

-Các cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học còn quá ít vì vậy thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của công ty chưa cao.

3.2.3. Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty:

- Khi nền kinh tế khó khăn, làm ảnh hưởng nặng nề tới mọi hoạt động xây dựng nói chung và phía công ty nói riêng. Để tồn tại và phát triển công ty phải nâng cao năng lực của mình.

- Qua phân tích năng lực của công ty, ta thấy năng lực còn chưa cao về nhiều mặt như tài chính, nhân lực, kinh nghiệm thi công,... Chính vì vậy để tồn tại và phát triển trong thị trường xây dựng đầy tiềm năng nhưng tính cạnh tranh đầy quyết liệt Công ty cần thiết phải nâng cao hơn nữa năng lực của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động đấu thầu xây lắp.

- Do nhu cầu xây lắp càng ngày càng cao về chất lượng cũng như tiến độ thi công. Đòi hỏi Công ty phải nâng cao đổi mới các trang thiết bị máy móc để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Đối thủ Cạnh tranh của công ty ngày càng nhiều và mạnh về tài chính,lẫn năng lực.

- Đây được coi như là vấn đề “sống còn” của công ty. Nếu không nâng cao năng lực bản thân thì không cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường.

- Để tạo tiền đề phát triển ngay sau khi nền kinh tế thoát khỏi khó khăn. Như vậy, ta có thể khẳng định đấu thầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp muốn tồn tại, nâng cao vị trí của mình trên đấu trường thì buộc phải tìm mọi cách để nâng cao năng lực đấu thầu.

3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤUTHẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CHUYỂN GIAO THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ THỦY LỢI

Có thể nói, qua định hướng phát triển và mục tiêu cụ thể năm 2014 của công ty xây dựng và CGCN Thủy lợi, chúng ta nhận thấy rằng họ đã có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của năng lực đấu thầu. Điều đó thể hiện ở mục tiêu phát triển thị trường, chiến lược marketing, chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực và chiến lược đầu tư phát triển công nghệ. Tuy nhiên từ định hướng đến kế hoạch hành động, và hành động như thế nào cho có hiệu quả là cả một chặng đường dài và không kém phần gian nan. Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tìm hiểu về thực trạng của công ty, Tác giả xin đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực đấu thầu như sau:

3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính:

Từ việc phân tích, đánh giá năng lực đấu thầu của Công ty ở chương 2, cho thấy vấn đề tài chính đang gặp khó khăn trong nhiều khía cạnh như khả năng vay vốn, sử dụng vốn hợp lý và các khoản nợ phải trả ngân hàng. Chính vì điều đó mà tác giả muốn nêu ra một số giải pháp nhằm năng lực cao năng lực tài chính của Công ty như sau:

3.3.1.1. Tăng cường khả năng huy động vốn và thu hồi vốn:

Nhanh chóng chuyển đổi mô hình theo cổ phần hóa Công ty để tăng cường huy động nguồn của cán bộ công nhân viên trong ngoài công ty dưới hình thức góp vốn. Bởi đây là nguồn vốn vay có chi phí thấp, lại dựa trên mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa người lao động với công ty. Mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty trở thành cổ đông hay người chủ cho vay sẽ gắn quyền lợi và trách nhiệm của họ với việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Ngoài ra việc phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu giúp công ty tự chủ về mặt tài chính.

-Chỉ đạo thi công nhanh vẫn đảm bảo chất lượng từng hạng mục công trình, rút ngắn thời gian xây dựng để thu hồi và quay vòng vốn nhanh. Bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới và bổ sung công nghệ thi công,... Các biện pháp này được phân tích rõ hơn ở các mục tiếp theo của chương.

-Làm tốt công tác nghiệm thu, thanh quyết toán nhanh gọn để thu hồi vốn nhanh hơn bằng cách hoàn thành các hạng mục khối lượng theo hợp đồng và theo đúng BVTKTC đã thẩm định. Sau khi công tác nghiệm thu được các bên ký kết thì Công ty tiến hành làm hồ sơ hoàn công và các thủ tục cần thiết theo quy định để quyết toán với chủ đầu tư.

-Xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng vật tư để có thể nợ ngắn hạn nguyên vật liệu và thanh toán khi thi công xong công trình như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng 349 - Tỉnh an Giang chuyên cung cấp sắt thép các loại, Công ty TNHH 1 thành viên XD0578 - tỉnh An Giang chuyên cung cấp cừ tràm, xi măng, Công ty TNHH Chín Sỹ chuyên cung cấp xi măng,...

-Duy trì và mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng, đảm bảo giữ uy tín trả nợ đúng hạn. Để Công ty tiếp cận thuận lợi hơn với nguồn vốn dự tính vay ngắn hạn năm 2014 là 15 tỷ đồng. Trong đó ưu tiên tiếp tục và đẩy mạnh với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

-Đẩy nhanh công tác thu hồi một số khoản nợ khó đòi kéo dài nhiều năm, bằng cách Công ty phải quyết tâm hơn nhờ trọng tài kinh tế vào cuộc giải quyết. ví dụ công trình xây lắp Thủy điện Pa Khoang, tỉnh Điện Biên, kéo dài từ năm 2009 đến nay vẫn chưa thanh quyết toán xong. Ngoài ra giữa các đội tư vấn thiết kế với phòng tài chính phải phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác thanh quyết toán. Như công trình Thiết kế kè Phương Thiện tỉnh Hà Giang đã có chứng từ gửi xuống phòng tài vụ nhưng lại không quyết toán được do công trình chưa có vốn.

3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

-Có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý như thông qua các nguồn vốn có và đi vay của Công ty mà phòng kế hoạch kết hợp với phòng tài chính đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý cho từng dự án cũng như chi tiêu nội bộ. Cụ thể hàng năm mỗi khi họp nội bộ thường liên, họp chi đoàn, tổ chức kết nạp đảng viên, hay tổ chức bóng đá,... thì Công ty chi tiền mỗi 1 lần liên hoan 15 triệu đồng, nếu tính bình quân 30 người một lần đi thì con số này chi tiêu quá cao chưa hợp lý Công ty cần xem xét lại. Hoặc việc chi tiêu đi lại từ Bắc vào Nam hiện nay rất cao khoảng 3 triệu đồng một người/một lượt. Vì vậy Ban giám đốc lên tạo điều kiện cho cán bộ trong chi nhánh an cư ở đó bằng cách đưa và hỗ trợ việc làm cho vợ con họ vào sinh sống, điều đó làm giảm chi phí đi lại và tạo sự tâm huyết cống hiến nhiều hơn cho Công ty khi mà họ đã ổn định.

-Tiết kiệm các khoản mục chi phí bằng cách Ban giám đốc ra các văn bản quy định cụ thể gửi các phòng ban thuộc Công ty như mua sắm trang thiết bị văn phòng, thiết bị phục vụ sản xuất hợp lý và thống nhất cho các tổ đội sản xuất, tránh tình trạng chi tiêu quá mức gây lãng phí. Ví dụ theo quy định của Công ty năm 2013 khi trang bị máy tính để bàn cho cán bộ thì không vượt quá 8 triệu đồng một bộ. Ngoài ra các quy định phải được sửa đổi mỗi năm để phù hợp với tình hình thực tế.

-Xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ cho từng công tác như tổ chức hội nghị, liên hoan, đi công tác, khen thưởng hàng năm,... Cụ thể Ban giám đốc chỉ đạo phòng tổ chức xây dựng quy chế rõ ràng đưa ra một mức phí giới hạn về chi tiêu như khen thưởng cán bộ nhân viên cuối năm bằng 1 tháng lương 13, hay tổ chức liên hoan hội nghị quy định mỗi một cán bộ có khẩu phần ăn tối đa 100.000 đồng.

-Tăng cường khả năng thanh toán nhanh, bằng cách phòng tài vụ lên kế hoạch dự trữ tiền mặt khi cần thiết, để mua những loại vật liệu sử dụng ít trong công trình như bạt, khớp nối, vật dụng phục vụ đời sống công nhân, ứng tiền cho công nhân địa phương ngoài công trường, tiền liên hoan,... Những

thành phần này phải thanh toán ngay cho người bán. Chính vì vậy cần phải có lượng tiền mặt để thanh toán lưu động.

-Sử dụng vốn quay vòng đạt hiệu quả nhất để tăng lợi nhuận, cụ thể khi hoàn thành thanh quyết toán xong các công trình có tiền về tài khoản của Công ty mà chưa đến kỳ hạn trả ngân hàng. Công ty phải sử dụng tiền đó tiếp tục tái đầu tư vào dự án mới hoặc công trình đang thi công, sao cho lượng tiền trong tài khoản không bị tồn động lớn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Hiện nay Công ty đang hoàn thành thanh quyết toán một số công trình như: công trình Gói thầu số 8: Xây dựng 2 cống hở (Tha La, Trà Sư) công trình: Khu bảo tồn các loại thủy sản rừng Tràm - Trà Sư huyện Tịnh Biên, tỉnh an Giang, gói thầu xây dựng 5 cống: Huỳnh văn Thu, Kênh 12, Kênh 14, Kênh 16 và Kênh 17 thuộc dự án: Kênh Trà Sư - Trí Tôn tỉnh An Giang,...

-Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, sẽ làm rút ngắn thời gian thi công và quá trình quyết toán từ đó cũng nhanh hơn đảm bảo tiền vốn quay vòng hiệu quả. Cụ thể Công ty đã áp dụng vào công trình Tường kè + san lấp sau kè Cồn Cái khế - TP. Cần Thơ nhờ

công nghệ thiết bị máy móc như máy ủi, máy san kết với máy toàn đạc điện tử định vị đúng cao độ theo bản vẽ. Công trình đã hoàn thành xong trước tiến độ được giao và chi phí nhân công thấp do sử dụng thiết bị kỹ thuật tiên tiến thay cho công việc trước kia dùng thủ công dựa vào sức người. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều hơn nữa.

3.3.2. Giải pháp đào tạo phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực:

Để đào tạo phát triển cũng như sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tác giả xin đưa ra một số biện pháp như sau:

3.3.2.1. Đối với đội ngũ lãnh đạo Công ty:

Chuyển đổi mô hình công ty đồng thời cũng đòi hỏi sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo trên sự tín nhiệm của toàn nhân viên trong Công ty dựa vào các tiêu chí:

-Bầu ra các Lãnh đạo phải là người có quyết định đường lối mang tính chiến lược phát triển lâu dài cho Công ty.

-Người được nhân viên trong công ty đề cao tín nhiệm. -Có năng lực lãnh đạo và năng lực chuyên môn cao.

-Có năng lực ngoại giao trong mọi công việc cũng như với các cơ quan hữu quan.

- Có khả năng xây dựng một tập thể đoàn kết vững mạnh.

3.3.2.2. Đối với bộ phận chuyên trách:

-Công ty phối hợp với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm viện Khoa học Thủy lợi tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ như: Công ty cần tổ chức một lớp về Phương pháp điều hành của Ban giám đốc gồm một giám đốc, ba phó giám đốc và hai cán bộ dự bị trong ban giám đốc. Tập huấn một lớp tổ chức nhân sự gồm có năm cán bộ, tập huấn một lớp tổ chức thi công ngoài hiện trường gồm có 10 đồng chí,...Với hình thức tập trung 6 tháng một lần và bố trí xen kẽ giữa các nghiệp vụ với nhau để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

-Tạo điều kiện cho ba cán bộ của phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, về thời gian và hỗ trợ chi phí đi học các lớp bồi dưỡng về định giá, lập dự toán đấu thầu.

-Nâng cao trình độ đội ngũ kỹ sư quản lý thi công bằng cách bắt buộc đi học có chứng chỉ các lớp chỉ huy trưởng công trình.

-Tạo môi trường làm việc văn hóa, phát huy tinh thần sáng tạo của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w