Đẩy mạnh công tác marketing trong xây dựng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 109)

7. Nội dung của luận văn:

3.3.7. Đẩy mạnh công tác marketing trong xây dựng:

Để đáp ứng tình hình cạnh tranh trên thị trường và nâng cao thương hiệu của Công ty thì Marketing đóng vai trò không thể thiếu. Công ty cần có các biện pháp nâng cao công tác này:

- Xác định rõ chiến lược marketing gồm có 4 giai đoạn chủ yếu đó là: a. Xác định mục tiêu của chiến lược hiện nay của Công ty là tập trung

vào thị trường Xây dựng Miền Nam vì thị trường này là thị trường tiềm năng, các cơ sở hạ tầng đang được nhà nước đầu tư, các đối thủ cạnh tranh lớn ở thị trường này ít hơn so với thị trường ngoài Bắc. b. Phân tích, dự đoán các khả năng có thể và những yêu cầu bắt

buộc.Với việc chuyển hướng sâu hơn vào thị trường Miền Nam thì bắt buộc Công ty phải liên kết các trường đạo tạo trong đó như: Đại học Thủy lợi cơ sở 2, Đại học Giao thông, Đại học Xây dựng,... để

tuyển chọn các cán bộ, công nhân viên tại khu vực, để làm giảm chi phí đi lại và ổn định sản xuất tại nơi đó, đồng thời vẫn tiếp tục nâng cao hoạt động thị trường ngoài Bắc.

c. Xác lập các phương án, chiến lược có thể có. Dựa vào thông tin thu thập được của đội ngũ marketing mà Công ty đưa ra các phương án có thể như thị trường mới đang cần phát triển cơ sở hạ tầng nào cần ưu tiên phát triển Thủy lợi, Giao thông hay Xây dựng Dân dụng, các loại vật liệu nào đang được sử dụng trên địa bàn, các khách hàng họ đưa ra những yêu sách gì,... Dựa vào những yếu tố đó mà Công ty tiến hành phân đoạn thị trường áp dụng cho từng vùng, từng miền khác nhau như An Giang, Cần Thơ, Bình Thuận, Bình Phước,...

d. Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược, khi xác lập được các phương án chiến lược, thì Ban giám đốc sẽ họp và đưa ra phương pháp cụ thể lên phát triển Công ty theo chiều hướng nào, cần chú trọng thị trường nào trong tương lai và cần tuyển bao nhiêu nhân lực, máy móc thiết bị để từ đó có kế hoạch vay vốn đầu tư.

-Đào tạo phổ biến rộng rãi hơn công tác marketing cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, thay vì trước đây chỉ có ban giám đốc trực tiếp đi làm marketing với chủ đầu tư và các nhà thầu khác.

-Hiện nay Công ty chưa có cán bộ chuyên trách về công tác maketing, đề nghị cần phải tuyển chọn 3 cán bộ phụ trách công tác marketing và bố trí ở Phòng Phòng Kỹ thuật - kế hoạch tổng hợp. Các cán bộ của bộ phận này phải được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ marketing, bố trí thời gian cho cán bộ tham gia các buổi tọa đàm giao lưu doanh nghiệp trong nước để có đủ năng lực thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông để tăng cường công tác quản bá hình ảnh của đơn vị mình.

-Công ty nên tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm giữa Ban giám đốc với cán bộ nhân viên, giữa Công ty với các khách hàng, đề xuất ý kiến cho kế

hoạch phát triển mở rộng thị trường mục tiêu mới đầy tiềm năng ở khu vực phía Nam, để phân đoạn khai thác thị trường này một cách triệt để trong tương lai.

-Xây dựng trang web riêng để thường xuyên quảng bá hình ảnh và những thành tích của Công ty và mối quan hệ giữa công ty với khách hàng, thường xuyên làm tốt công tác chăm sóc khách hàng sau bán hàng (sau khi xây dựng, bảo hành xong gói thầu). Luôn quan tâm tặng quà đến những khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng trong những ngày lễ, ngày thành lập đơn vị của họ;

-Tìm kiếm, nắm bắt thông tin đầy đủ về thị trường xây dựng để có được những cơ hội tốt khi tham gia đấu thầu, bằng cách thăm dò ý kiến khách hàng về nhu cầu sản phẩm hiện nay, xem họ cần cái gì số lượng bao nhiêu, kiểu dáng mẫu mà ra làm sao, để từ đó Công ty vạch ra kế hoạch tác chiến đánh vào tâm lý khách hàng. Ngoài ra nắm bắt thông tin trên kênh truyền hình cũng góp phần vào việc bổ sung nguồn thông tin các khách hàng và các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

-Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh tiềm năng bằng cách tìm hiểu qua các trang thông tin đại chúng, qua các công trình mà đối thủ đã từng tham gia để xem xét tiềm lực và khả năng của họ khi tham gia đấu thầu. Khi nắm bắt được các ưu nhược điểm của đối thủ, thì Công ty mới có kế hoạch hành động, lấy cái nhược điểm đó để phát triển thành cái ưu điểm của mình, tìm các biện pháp khắc chế ưu điểm của đối thủ.

-Thu thập các thông tin về các chủ đầu tư để nắm bắt được yêu cầu của họ bằng cách tập hợp các các công trình mà Công ty đã tham để tổng hợp, đúc kết những thông tin quý báu về chủ đầu tư. Sau đó lưu trữ lại hồ của chủ đầu tư, phục vụ cho lần đấu thầu tiếp theo. Với những chủ đầu tư mới Công ty nắm bắt thông tin qua việc liên danh liên kết với các Công ty khác biến các khách hàng của họ thành những khách hàng của mình trong tương lai, nhưng

trước tiên ta phải làm thật tốt công tác thi công, công tác quan hệ, tạo những cái nhìn ưu ái của chủ đầu tư với Công ty.

-Đảm bảo tiến độ thi công công trình, nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những hình thức nâng cao uy tín và quảng bá thương hiệu cho Công ty bằng các biện pháp đã nêu ở mục 3.3.1 đến 3.3.6 trong đó ưu tiên thu hút vốn đầu tư, đổi mới các trang thiết bị máy móc, đào tạo nguồn nhân lực và tìm kiếm các nhà cung cấp vật liệu mới trong tương lai.

-Công ty cần duy trì và mở rộng quan hệ với khách hàng thường xuyên và khách hàng không liên tục trong đó ưu tiên các khách hàng ở các tỉnh phía Nam như An Giang, Cần thơ, Bình Thuận,... Vì đây là thị trường mới Công ty đang khai thác.

-Có chính sách phụ cấp cho các cán bộ làm marketing khi họ phải ra ngoài tiếp xúc với khách hàng thường xuyên như hỗ trợ tiền ăn, tiền xăng xe, tiền thuê chỗ ở. Đặc biệt để tạo động lực cho cán bộ làm việc nhiệt tình hết mình, Công ty đưa ra chính sách thưởng hậu hĩnh như nếu cán bộ nào đưa được những khách hàng về cho Công ty thì sẽ được cộng điểm thưởng theo quý, theo năm.

3.3.8. Giải pháp hỗ trợ khác:

3.3.8.1. Tăng cường liên danh trong đấu thầu:

Mở rộng hợp tác là một điều kiện tất yếu để cùng tạo nên sức mạnh, chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần. Một số giải pháp công ty có thể sử dụng để mở rộng quan hệ hợp tác:

- Tăng cường mở rộng quan hệ với các đơn vị trong và ngoài ngành như các Công ty phát triển hạ tầng xây dựng Hà Nội, Công ty cổ phần xây dựng và môi trường Đô thị,...

- Hợp tác chặt chẽ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn.

- Hợp tác với các trung tâm đào tạo nghề, các trường đại học, cao đẳng để chủ động đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng.

- Thực hiện chiến lược liên minh là một giải pháp tạo ra sức mạnh và khả năng mới cho Công ty, đồng thời hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng máy móc thiết bị, vật tư xây dựng để đảm bảo về nguồn cung cấp cũng như được hướng dẫn sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi Quốc hội khoa VIII báo cáo có gần 25 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2013, cho thấy ngành xây dựng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trước mắt. Công ty cần phải nắm bắt các cơ hội để vượt qua thách thức đã được đưa ra trong lễ tổng kết cuối năm. Chương 3 Tác giả đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi, trong đó đặc biệt chú trọng đến các giải pháp đào tạo phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cung ứng nội bộ, nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ dự thầu, hoàn thiện hương pháp lập giá dự thầu hồ. Chương 3 Tác giả cũng đi sâu vào các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, năng lực về máy móc thi công, đây cũng là những vấn đề rất quan trọng hiện tại cũng như trong tương lai của Công ty. Đồng thời chương này cũng đưa kiến nghị một số vấn đề còn tồn tại trong đấu thầu, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan trong lĩnh vực xây dựng và đấu thầu để sự cạnh tranh trong môi trường xây dựng được lành mạnh hơn nhằm mang lại hiệu quả nhiều hơn cho cả doanh nghiệp lẫn chủ đầu tư.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quá trình hội nhập nền kinh tế thị trường trong Nước với quốc tế, đã thúc đẩy ngành xây dựng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Nâng cao năng lực đấu thầu đang trở nên ngày càng, rõ ràng, minh bạch hơn theo đúng những tiêu chí mà đấu thầu đặt ra. Để thích nghi được với sự phát triển này thì các nhà thầu cũng không ngừng cải tiến, nâng cao năng lực của doanh nghiệp về mọi mặt.

Xu hướng phát triển của Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi là trở thành một công ty cổ phần hóa đa dạng về loại hình xây dựng. Tuy nhiên về cơ bản lĩnh vực trọng tâm của công ty vẫn là thi công xây lắp các công trình, do đó hoạt động đấu thầu xây lắp vẫn là hoạt động trọng tâm. Qua sự phân tích thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Xây dựng và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi, cho thấy công tác đấu thầu của Công ty đạt được những thành tựu, những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của nó. Bên cạnh đó, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu ở Công ty với mong muốn những ý kiến đóng góp đó sẽ khắc phục những điểm yếu thì khả năng trúng thầu của công ty vẫn còn rất lớn.

2. Kiến nghị

a. Với Nhà nước:

Chính sách, quy chế của Nhà nước trong đấu thầu ban hành nhằm tạo sân chơi công bằng cho các nhà thầu. Thực tế, luật đầu thầu còn chưa hoàn chỉnh đang được Nhà nước hoàn thiện và bổ sung như năm 2013 có 10 điểm mới được sửa đổi. Trong đó đáng chú ý là việc “khắc phục tình trạng bỏ thầu

giá thấp nhưng không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu” và

“Khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam”. Xuất phát từ thực tế đó tác giả có một vài kiến nghị đối với các cơ quan chức năng để hoàn thiện pháp luật về đấu thầu từ đó tạo động lực cho các doanh nghiệp tích cực hơn trong việc nâng cao năng lực đấu thầu của mình.

Thứ nhất năng lực của chủ đầu tư ở tuyến huyện, xã còn hạn chế, không theo kịp với nhiệm vụ được giao, còn lúng túng trong khâu lập và thẩm định kế hoạch đấu thầu, lập và thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu. Bên cạnh đó, việc giao quá nhiều quyền cho chủ đầu tư đôi khi dẫn đến khép kín trong đấu thầu, đấu thầu chỉ là hình thức, tỷ lệ giảm giá đấu thầu thấp hơn so với trước khi giao quyền cho chủ đầu tư, dự án phải điều chỉnh nhiều lần, nhiều dự án chậm trễ không đạt chất lượng. Chính vì vậy cần xem xét về phân cấp khâu lập và thẩm định kế hoạch đấu thầu, chỉ phân cấp lập và thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu đến cấp huyện, không phân cấp đến cấp xã.

Thứ hai cần thống nhất giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu. Việc thống nhất giữa “giá dự thầu hợp lý” và “có chi phí thấp nhất trên cùng

một mặt bằng” là cần thiết đặc biệt phải có Tiêu chí cụ thể đánh giá thế nào

là “giá dự thầu hợp lý” hay “chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”. Các tiêu chí này qui định trong Nghị định 16 chưa rõ, thiếu cụ thể, còn Nghị định hướng dẫn về Luật Đấu thầu thì chưa có vì vậy cần có sự thống nhất về từ dùng trong qui định của 2 Luật và thống nhất các tiêu chí đánh giá, một số ý kiến còn cho rằng cần tính thêm điểm kỹ thuật vào giá chọn thầu này.

Thứ ba đề nghị bổ sung định mức chi phí thiết kế cơ sở, định mức chi phí lập tổng dự toán bởi có thể 2 loại công việc này do một cơ quan tư vấn khác thực hiện.

b. Với Công ty:

Để nâng cao năng lực đấu thầu Công ty cần thực hiện :

- Công ty cần nhanh chóng chuyển đổi mô hình sớm, để ổn định tình hình định hướng phát triển của Công ty.

- Nâng cao năng lực tài chính, khả năng huy động và thu hồi vốn. Có kế hoạch sử dụng nguồn một cách có hiệu quả.

- Chú ý đến đầu tư phát triển nhân lực và thiết bị máy móc

- Tham ra nhiều hơn nữa các đề tài nghiên cứu của Viện khoa học Thủy lợi - Công tác marketing cần phải được phát huy rộng hơn nữa.

- Bộ máy hành chính của Công ty nên sắp xếp lại cho phù hợp, không nên quá kềnh càng như hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước - PGS.TS Mai Văn Bưu (CB) - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 2001;

2. Nguyễn Xuân Phú (2010), Kinh tế đầu tư công trình thủy lợi, Tập bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội;

3. Trịnh Quốc Thắng (2009), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, NXB Hà Nội;

4. Nguyễn Bá Uân (2012), Quản lý dự án nâng cao, Tập bài giảng cao học, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội;

5. Báo cáo tình hình kinh doanh thường niên của Công ty Xây dựng và Chuyển giao Công nghệ Thủy lợi;

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/2/2009 hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu;

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 Quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

8. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

9. Chính Phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

10. Chính Phủ Việt Nam (2009), Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

11.Chính Phủ Việt Nam (2009), Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

12. Chính Phủ Việt Nam (2009), Nghị định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu;

13. Chính Phủ Việt Nam (2010),Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w