PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 54)

7. Nội dung của luận văn:

2.3.PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC

HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY

2.3.1. Nhân tố khách quan:

2.3.1.1. Chủ đầu tư:

Chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng tác động rất lớn đến năng lực đấu

thầu của DN nói chung và phía Công ty nói riêng, họ chính là các khách hàng của công ty Xây dựng CGCN Thủy lợi. Những quyền hạn tác động của chủ đầu tư đến các nhà thầu đã phân tích ở chương 1 Khi đã tạo uy tín, năng lực và mối quan hệ cho chủ đầu tư thì việc tham gia xét thầu của công ty cũng gặp nhiều thuận lợi. Điều này thể hiện rõ qua danh sách chủ đầu tư dự án các công trình trúng thầu của Công ty, ta thấy được phía Công ty có mối quan hệ với rất nhiều chủ đầu tư từ Bắc vào Nam như Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng sơn, Cần Thơ, An Giang,... Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, công ty muốn phát triển và đứng vững được trong ngành thì phải không ngừng nâng cao năng lực bản thân, đồng thời củng cố mối quan hệ tốt hơn với các chủ đầu tư cũ, thiết lập mở rộng được các mối quan hệ tốt đẹp với các chủ đầu tư mới trong thị trường xây dựng.

2.3.1.2. Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý ảnh hưởng tới năng lực đấu thầu của công ty Xây dựng và CGCN thủy lợi, điều đó được thể hiện rõ qua các văn bản luật và dưới luật do nhà nước ban hành. Như khi tham đấu thầu ngoài tư cách hợp lệ của nhà thầu quy định ở điều 7 và 8 của luật đấu thầu, thì nhà thầu phải báo cáo năng lực về tài chính ít nhất 3 năm gần nhất, và các công trình đã tham gia là 3-5 năm. Ngoài ra trong luật đấu thầu cũng quy định rõ cách lựa chọn nhà thầu, cách thức làm hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên trong đấu thầu và các điều khoản thi hành.

Chính vì có môi trường pháp lý quy định rõ ràng mà các nhà thầu tham gia nói chung và Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi nói riêng, sẽ cạnh tranh lành mạnh theo đúng pháp luật. Các quy định đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty có năng lực tài chính, năng lực thi công lâu năm có cơ hội tham gia các gói thầu lớn, các công ty vừa và nhỏ có thể lựa chọn những gói thầu hợp lý với năng lực của mình.

2.3.1.3. Các đối thủ cạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố để công ty luôn phải nâng cao năng lực của mình khi tham gia đấu thầu. Trong đấu thầu thì đối thủ được chia ra và phân cấp mức độ như sau:

a. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:

Từ thực tế tham gia hoạt động đấu thầu và phân tích đánh giá tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp, Công ty có những đối thủ cạnh tranh chủ yếu sau đây:

- Công ty cổ phần XDTL Tuyên Quang. - Công ty Phát triển CSHT Quảng Ngãi. - Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hà Tĩnh.

- Công ty tư vấn TK Nông Lâm Thủy lợi - Hà Giang. - Công ty TNHH Vĩnh Hà - Hà Giang.

Các công ty ở trên chủ yếu là doanh nghiệp ở địa phương cùng tham gia đấu thầu với công ty. Sức mạnh của các đối thủ này tuy không lớn nhưng họ có kinh nghiệm thi công cùng với nhiều mối quan hệ tốt ngay trên địa bàn mà phía công ty không thể lường hết được. Chẳng hạn khi tham gia đấu thầu xây dựng công trình kè chống sạt quốc lộ 2 thành phố Hà Giang, do công ty không lường trước được sự cạnh tranh của các Công ty TNHH Vĩnh Hà - Hà Giang, công ty xây dựng II - Hà Giang nên đã trượt thầu. Rút kinh nghiệm từ sự thất bại này, Công ty khi tham gia đấu thầu xây dựng kè bờ sông Maspero, thành phố Sóc Trăng công ty đã trúng 4 gói thầu. Qua đó nói lên một điều

rằng: các đối thủ tiềm tàng này không phải họ mạnh hơn ta về tài chính, công nghệ, nhân lực mà điều chủ yếu là họ có quan hệ tốt với chủ đầu tư và các cơ quan địa phương. Đối với công ty xây dựng CGCN Thủy lợi, họ là “chủ nhà” do vậy họ nắm rất rõ tình hình giá cả nguyên vật liệu tại địa phương, nắm rõ điều kiện cung ứng nguyên vật liệu cho thi công tại công trình, tình hình sử dụng nhân lực tại đại phương,... Từ đó những biện pháp từ phía họ mang tính khả thi hơn, giá cả hợp lý hơn và tất yếu rõ sẽ dễ trúng thầu hơn.

Để tăng khả năng cạnh tranh của mình trước sự cạnh tranh của đối thủ tiềm tàng, giải pháp hiệu quả mà công ty đã từng thực hiện và cần được tiếp tục thực hiện trong tương lai, đó là tạo uy tín và nâng cao mối quan hệ với chủ đầu tư, tìm các nhà cung cấp nguyên vật liệu ngay tại nơi có dự án để giảm chi phí, thay thế các thiết bị lạc hậu và bổ xung các thiết bị hiện đại. Ngoài ra tạo công ăn việc làm cho người dân gần dự án, bằng cách thuê ngay họ làm nhân công địa phương.

b. Sự cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại:

Năng lực cạnh tranh với các nhà thầu hiện tại của công ty được thể hiện rõ trong bảng năng lực nhà thầu được chủ đầu tư xếp hạng và đánh giá như sau. Nhóm 1: Thi công đập đất đầm nén > 15 m và các công trình bê tông đầu mối của hồ đập (tràn xả lũ, cống lấy nước,...)

Nhóm 2: thi công đập đất đầm nén < 15 m và các công trình bê tông đầu mối của hồ, đập loại nhỏ ( tràn xả lũ, cống lấy nước,...)

Nhóm 3: Thi công đập đất đầm nén < 15 m và các công trình bê tông đầu mối của hồ, đập loại nhỏ ( tràn xả lũ, cống lấy nước,...)

Nhóm 4 : Thi công cống, cầu máng, xi phông và các công trình Thủy lọi khác.

Loại A: Khẩu độ > 3 m (tính cho 1 cửa) có tầm quan trọng đối với vùng hạ du, cống dưới đê, kênh có B > 10 m và H > 5 m.

Đơn vị dự thầu bao gồm cả các đơn vị thuộc nhóm 1, 2, 3 và thêm các đơn vị sau:

1. Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi - Viện KHTL

2. Công ty xây dựng & PTNT6 - Tổng công ty XDNN& PTNT 3. Công ty Xây dựng Hùng Vương - Phú Thọ

4. Công ty Xây lắp CTTL và Nông nghiệp Ninh Bình

Loại B: Khẩu độ > 3 m (tính cho 1 cửa) ảnh hưởng không lớn đối với vùng hạ du, kênh có B < 10 m và H < 5 m

Đơn vị dự thầu bao gồm cả các đơn vị thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, loại A và thêm các đơn vị sau:

1. Công ty phát triển kỹ thuật xây dựng - Tổng Cty XD Hà Nội 2. Công ty Tư vấn TK nông Lâm Thủy lợi - Hà Giang

3. Xí Nghiệp tư doanh Xây dựng Hải Yến - Ninh Bình 4. Tổng công ty XD công nghiệp Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Công ty XL và SX Công nghiệp - Tổng công ty XD công nghiệp Việt Nam

6. Công ty Xây dựng Bảo Sơn - Ninh Bình

7. Doanh nghiệp Xây dựng TN Toàn Thành - Ninh Bình

8. Công ty Thương mại Xây dựng Hải Phòng - Bộ Giao thông VT 9. Công ty Xây dựng & Phát triển CSHT - Hải Phòng

10. Công ty Xây dựng Trường Thọ - Bắc Ninh

(Số liệu phòng kỹ thuật - kế hoạch TH của Công ty XD và CGCN Thủy lợi)

Công ty luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nhà thầu xây dựng khác đang cùng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Có thể kể ra đây là một số doanh nghiệp được coi là đối thủ cạnh tranh của công ty xây dựng và CGCN Thủy lợi. Họ không những mạnh về tài chính, nhân lực mà còn có năng lực kinh nghiệm thi công lâu năm, kết hợp với mối quan hệ tốt như.

Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường và được đánh giá là mạnh, trong đó có nhiều doanh nghiệp có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí vững chắc trên thị trường. Cho đến nay, số doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường xây lắp là rất nhiều tạo nên cường độ cạnh tranh rất lớn, là áp lực khó khăn cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Sức ép của các doanh nghiệp hiện tại đối với công ty có thể xét trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, cạnh tranh về giá bỏ thầu:

Trong đấu thầu, giá bỏ thầu là một tiêu chí quan trọng để chủ đầu tư đánh giá và lựa chọn nhà thầu. hầu hết các công trình mà Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi tham gia thì đây là các đối thủ cạnh tranh luôn có giá chào thầu thấp hơn sơ với Công ty, điều kiện tín dụng tốt hơn, mức ứng vốn cho thi công đầy đủ và kịp thời hơn.

Thứ hai, cạnh tranh về tiến độ và biện pháp thi công và năng lực kinh

nghiệm:

Mỗi nhà thầu tham gia đấu thầu có thế mạnh riêng của mình, với Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi thì giải pháp đề xuất kỹ thuật và tiến độ là thế mạnh của công ty, nhưng không phải vì thế mà công ty không phải chịu sức ép cạnh tranh từ phía các nhà thầu khác. Để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ hiện tại này, giải pháp tốt nhất Công ty đã và đang thực hiện, đó là liên danh trong đấu thầu với các công ty thuộc viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam như viện thủy điện và năng lượng tái tại, viện Thủy công, Viện Bơm và các thiết bị Thủy lợi. Hiệu quả của liên danh là: một mặt năng lực cuả công ty xây dựng và CGCN thủy lợi trong liên danh đã được tăng lên, mặt khác với sự phối hợp trong liên danh, công việc sẽ thực hiện hiệu quả hơn nhờ vào sự phân công dựa trên thế mạnh của từng bên, các bên sẽ bù đắp những điểm yếu của bên kia, như vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của mình

Về khía cạnh năng lực kinh nghiệm thi công, đây cũng là một tiêu chuẩn quan trọng trong quá trình chấm điểm nhà thầu. Một DN xây dựng có kinh nghiệm thực hiện hiệu quả các công trình tương tự công trình đang đấu

thầu sẽ là một lợi thế cho DN. Năng lực kinh nghiệm phụ thuộc vào số năm doanh nghiệp đi vào hoạt động và lĩnh vực hay loại hình công trình mà DN thi công chủ yếu, phải qua thời gian mới hình thành nên năng lực kinh nghiệm. Như vậy doanh nghiệp nên xem xét khía cạnh năng lực kinh nghiệm của mình xem có phù hợp với loại hình công trình đấu thầu không trước khi tham gia đấu thầu để tăng tính khả thi khi dự thầu. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi khả năng DN không lường trước được thế mạnh về năng lực kinh nghiệm của đối thủ cạnh tranh dẫn đến mất điểm so với đối thủ trước chủ đầu tư.

2.3.1.4. Các nhà cung cấp vật tư:

Các nhà cung cấp vật tư có ảnh hưởng lớn đến năng lực đấu thầu của DN xây dựng nói chung và Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi nói riêng, vì chi phí nguyên vật liệu và thiết máy móc chiếm từ 70 - 80% giá trị công trình. Công ty đã thiết lập và duy trì mối quan hệ lâu dài với các nhà cùng cấp vật liệu xây dựng như thép, xi măng, cát, đá, sỏi, nhựa đường,... những vật liệu chủ yếu để xây dựng công trình. Điều này giúp Công ty thực hiện kịp tiến độ thi công và chủ động được giá vật liệu khi làm thầu, do bạn hàng cung cấp báo giá trong từng quý. Cụ thể năm 2013 công ty trúng “Gói thầu số 8:

Xây dựng 2 cống hở (Tha La, Trà Sư) công trình: Khu bảo tồn các loại thủy sản rừng Tràm - Trà Sư huyện Tịnh Biên, tỉnh an Giang”, nhờ một phần

thông tin báo giá thể hiện qua Phụ lục 2.1 của nhà cung cấp vật liệu tại địa bàn như giá sắt thép, xi măng, cát, sỏi, đá, tại thời điểm Công ty áp giá dự thầu do đó giá của Công ty đưa ra được chủ đầu tư chấp thuận.

Để chủ động hơn trong cung ứng vật liệu và giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, công ty đã lựa chọn nhà cung ứng bê tông tươi, ống cống và cột trụ đúc sẵn vận chuyển tới tận chân công trình như Công ty Xây lắp An Giang, Công ty TNHH một thành viên cơ khí Kiên Giang, Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm An Giang,... Những đơn vị này góp phần không nhỏ trong việc cung ứng vật liệu và máy móc thiết bị cho các dự án của Công ty, góp phần giảm giá thành, tạo thêm năng lực cạnh tranh cho Công ty.

Do ảnh hưởng sự suy thoái kinh tế trong nước và thế giới mà thời gian qua giá nguyên vật liệu không ngừng tăng cao và có nhiều biến động nhất là giá xăng dầu, do vậy tạo lập và duy trì được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, nắm vững tình hình giá cả thị trường nguyên vật liệu đồng thời tính toán kỹ lưỡng giá dự thầu thì Công ty mới có thể tránh được các rủi ro khi đấu thầu.

2.3.1.5. Biến động giá cả của thị trường Xây dựng:

Thị trường xây dựng ảnh hưởng rõ rệt đến năng lực đấu thầu của Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi. Một minh chứng nổi bật đó là tình trạng lạm phát giá cả và sự biến động xấu trong thị trường xây dựng năm 2008, làm cho giá vật liệu tăng đột biến, có những công trình công ty trúng thầu vào cuối năm 2007 sang đến đầu năm 2008 đang thi công đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh như công trình thi công gói thầu số 15 và số 16 thuộc công trình Thủy điện ĐAKSRÔNG - tỉnh Gia Lai, sau khi trúng thầu Công ty đã bỏ. Sự biến động giá cả năm 2008 như một lời cảnh báo cho sự khủng nền kinh tế toàn cầu bắt đầu năm 2010 thị trường nhà đất và chứng khoán rơi vào tình trạng “xuống dốc không phanh”, kéo theo thị trường xây dựng lâm vào tình trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp lớn phải tuyên bố đóng cửa, cụ thể theo như báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã có gần 25 nghìn DN ngừng hoạt động tính đến 30/6/2013.

Trước tình hình chung về thị trường Xây dựng, Công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi cũng bị ảnh hưởng rất lớn về doanh thu thực hiện và lợi nhuận sau thuế cụ thể (tổng doanh thu năm 2012 giảm 61,77% so với năm 2011 và lợi nhuận trước sau thuế giảm 70% so với năm 2011, sang đến năm 2013 tình hình cũng không mấy khả quan hơn so với năm 2012 ), từ đó làm giảm năng lực tài chính và tác động xấu đến năng lực đấu thầu của công ty trước các đối thủ cạnh tranh.

2.3.1.6. Những thay đổi về chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu thầu:

Hình thức áp dụng đấu thầu của nước ta chậm hơn so với quốc tế, do đó các điều luật chưa được hoàn thiện và tính phức tạp trong việc quản lý. Chính vì điều đó mà các văn bản pháp luật liên tục được ban hành và thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Xây dựng và CGCN Thủy lợi. Hệ thống văn bản quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thay đổi nhiều lần từ Nghị định 42/CP đến Nghị định 52/CP, sửa đổi số 12/CP, 07/CP và được nâng lên thành Luật Xây dựng, còn Quy chế đấu thầu bắt đầu từ Nghị định 43/CP đến Nghị định 88/CP, sửa đổi 14/CP, 66/CP và Quốc hội đã thảo luận để ban hành Luật Đấu thầu trong năm 2006. Ngoài ra còn có hệ thống các quyết định, thông tư hướng dẫn các cơ quan chuyên môn trong việc lập dự toán, quy trình xây dựng,…

Việc thường xuyên thay đổi chính sách đã gây không ít khó khăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ thủy lợi (Trang 54)