Tình hình trồng cây cam sàn hở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 45)

TỈNH HẬU GIANG

3.3.1 Sơ lƣợc về cây cam sành

Ở Việt Nam cam sành đã được trồng rất lâu đời trong cả nước, ở miền Bắc (Hà Giang, Yên Bái), trái cam có vỏ màu vàng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được trồng phổ biến ở các tỉnh : Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh… cam sành ở nơi đây có vỏ màu xanh khác với miền Bắc. Hiện nay cam sành được cung cấp chủ yếu cho nhu cầu trong nước, số lượng xuất khẩu nhỏ không đáng kể.

Đối với việc trồng cây cam sành thì đòi hỏi người dân phải có kinh nghiệm, ham học hỏi để tiếp thu các kỹ thuật ứng dụng trong quá trình sản xuất, quan trọng là phải có nguồn vốn để đầu tư ban đầu. Đầu tư ban đầu chủ yếu là khâu làm đất (lên liếp, đào mương, đấp mô…), mua cây giống. Nếu hộ nào có điều kiện thì làm hệ thống tưới nước bằng đường ống thay cho việc tưới nước bằng máy như hiện nay.

Các giai đoạn bón phân, tưới nước cho cam sành phụ thuộc rất nhiều và thời tiết, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng phát triển của cây. Vào những ngày mát có thể tưới nước 1 lần trong ngày, còn những ngày thời tiết nắng nóng thì mỗi mỗi ngày phải tưới từ 2 đến 3 lần trong ngày, không được tưới cây vào lúc trưa trời nắng nóng vì như thế sẽ làm cho cây bị sốc. Mực nước phải giữ ổn định không được vượt quá rễ của cây, vì nếu mực nước cao hơn rễ của cam sẽ làm cho rẽ dễ bị thối, trong thời gian sinh trưởng cũng không được để mực nước xuống quá thấp vì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước đối với cây.

Cây Có đặc tính sinh trưởng trung bình góc cành hẹp và có khuynh hướng vươn cao. Cây cho trái sớm sau 2 năm trồng (cây ghép). Thời gian tập

31

trung thu hoạch từ tháng 8 – 12 và rải rác các tháng trong năm. Thời gian từ ra hoa đến thu hoạch của Cam Sành khoảng 8 – 9 tháng. Năng suất trung bình (trên 30kg/cây/năm, cây khoảng từ 5 năm tuổi). Đặc điểm: trái có dạng hình cầu hơi dẹp, trọng lượng trung bình 235,9g, vỏ trái màu xanh đến xanh vàng khi chín, sần và dầy 3-5mm, tép màu vàng cam đậm, nhiều nước, vị ngọt chua - độ Brix: 8 – 10%, mùi rất thơm và khá nhiều hạt (8-16 hạt/trái).

Cam dùng để ăn tươi, thức uống giải khát. Là loại trái cây được nhiều người lựa chọn để bồi bổ cơ thể vì rất tốt cho sức khỏe. Trái có hàm lượng dinh dưỡng cao, tính trung bình trong 100g cam thành phần dinh dưỡng gồm : năng lượng (Kcal/calo) 37, nước (g) 88,7, chất đạm (g) 0,9, tinh bột (g) 8,4, chất xơ (mg) 1,4, vitamin C (mg) 42, vitamin A (microgam) 465, glucid (g) 9,9, canxi (mg) 26, photpho (mg) 14. Các thần phần dinh dưỡng này rất tốt cho sức khỏe nên được dùng để tăng sức đề khám cho người bệnh và dùng để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

3.3.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cam sành qua các năm

Để phát huy thế mạnh các cây ăn trái của mình qua các năm từ 2010- 2012 diện tích cây ăn quả của Châu Thành luôn gia tăng, trong đó tập trung vào phát triển các cây chủ lực như bưởi và cam sành vì các loại cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cam sành thực tế của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 6/2013 được thể hiện qua bảng 3.11:

Bảng 3.11 : Diện tích – Năng suất – Sản lƣợng cam sành thực tế của huyện Châu Thành giai đoạn 2009 – 6/2013

Năm 2010 2011 2012 6/2013

Diện tích hiện có (ha) 2.968,50 3.570,36 4.354,10 4.540,00 Diện tích trồng mới (ha) 522,50 601,86 783,70 185,90 Diện tích thu hoạch (ha) 1.916,80 2.161,00 2.684,10 2.747,90 Năng suất (tấn/ha) 13,06 15,00 15,00 20,00 Sản lượng (tấn) 25.616,20 32.415,00 40.261,50 54.958,00

((Nguồn: Số liệu phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành 2010, 2011, 2012, 6/2013)

Diện tích: nhìn chung giai đoạn 2010 – 6/2013 diện tích cam sành của huyện Châu Thành đều tăng qua các năm. Năm 2009 là 2.968,50ha, năm 2011 tăng thêm 601,86ha (tăng 20,27%), năm 2012 tăng thêm 783,70ha so với năm 2011 (tăng 21,95%) và tính đến 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng thêm 185,90ha so với năm 2012, như vậy giai đoạn từ năm 2010 – 6/2013 diện tích cam sành đã tăng lên 1.574,5ha (tăng 1,53 lần). Nguyên nhân là do nông dân chuyển từ

32

đất trồng lúa, đất trồng bưởi và các loại cây ăn trái khác và vườn tạp sang trồng cam sành vì thu nhập của cam sành là khá cao. Tuy nhiên đến đầu năm 2012 do thị trường tiêu thụ bị giảm nên giá cam rớt rất nhanh khiến giai đoạn này diện tích trồng cam sành được trồng mới ít đi và đến gần cuối năm 2012 thì giá cam sành lại tăng cao trở lại nên diện tích tiếp tục được mổ rộng.

Sản lượng: do việc tăng diện tích trồng và diện tích thu hoạch của cam sành tăng nhanh do các vườn cây đã đến thời kỳ cho trái nên năm 2010 sản lượng cam sành tăng nhanh so với năm 2009, cụ thể ở năm 2009 đạt 13.542 tấn thì năm 2010 đạt 25.616,20 tấn, tăng 12.074,20 tấn (tăng 89,16%). Năm 2011diện tích thu hoạch tăng 244,2ha và sản lượng cũng tăng lên thêm 6.798,8 tấn ở mức 2.161,00ha và 32.415ha, tăng 12,74% về diện tích thu hoạch và 26,54% về sản lượng. Đến năm 2012 sản lượng lại tăng thêm 7.846,5 tấn (tăng 24,21%) đạt mức 32.415,00 tấn và diện tích thu hoạch tăng 523,1ha (tăng 24,21%) lần lượt ở mức 2.684,10ha. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng đã tăng lên mức 54.958 tấn, tăng 14.696,5 tấn (tăng 36,5%), trong khi đó diện tích thu hoạch chỉ tăng lên 2,37% tương đương với 63,8ha, điều này có được là do năng suất cam sành đã tăng mạnh do điều kiện thời tiết thuận lợi, kỹ thuật chăm sóc cây của nông dân đã được hoàn thiện và các vườn cây đã bước vào thời kỳ cho trái ổn định.

Năng suất : năm 2010 đạt 13,06 tấn/ha đến năm 2011 năng suất đã tăng lên tăng 15 tấn/ha, tăng 1,94 tấn/ha (tăng 14,85%), năm 2012 năng suất được giữ bằng với năm 2011 là 15 tấn/ha, nguyên nhân trong 2 năm 2011 và 2012 năng suất tăng so với năm 2010 là trong nhưng năm này nông dân đã biết cách chăm sóc vườn cây của mình một cách hiệu quả hơn, và các vườn cam đang cho trái trong năm 2010 đã bắt đầu cho trái ổn định nên năng suất được tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2013 năng suất cam sành có bước đột phá so với năm 2011 và 2012 đó là năng suất đã tăng lên mức 20,00 tấn/ha tăng 5 tấn/ha tăng 5 tấn/ha (tăng 33,33%) so với hai năm trước đó, nguyên nhân của sự tăng năng suất đột biến này là trong 6 tháng đầu năm điều kiện thời tiết rất thuận lọi với sự phát triển của cây cam sành và trong thời gian này nông dân đẩy mạnh việc dùng các chế phẩm sinh học như phân vi sinh, phân vi lượng và phân hữu cơ cộng với việc dùng phân vô cơ một cách hợp lý đã làm cho sản lượng tăng cao.

Nếu nhìn vào bảng 3.11 ta sẽ thấy được sự tăng đáng kể và rất nhanh về diện tích, diện tích thu hoạch, năng suất và sản lượng, các chỉ số thực tế này điều cao hơn so với kế hoạch mà huyện Châu Thành đưa ra cho các năm. Bảng 3.12 sẽ cho biết kế hoạch về diện tích, năng suất cũng như sản lượng cam sành của huyện qua các năm.

33

Bảng 3.12: Diện tích – Năng suất – Sản lƣợng cam sành kế hoạch của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 2013

Năm 2010 2011 2012 2013

Diện tích hiện có (ha) 2.700,00 3.100,00 3.870,00 4.658,00 Diện tích thu hoạch (ha) 1.400,00 2.100,00 2.500,00 2.900,00 Năng suất (tấn/ha) 11,00 13,00 15,00 16,71 Sản lượng (tấn) 15.400,00 27.300,00 37.500,00 48.463,00

(Nguồn: Số liệu phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành 2010, 2011, 2012, 6/2013)

Như ta đã thấy ở bảng 3.12, tất cả các chỉ số về diện tích, năng suất, sản lượng điều nhỏ hơn so với thực tế tại địa bàn. Nếu so về diện tích trồng cam sành thì nhìn chung diện tích đã vượt kế hoạch của huyện, năm 2010 vượt 268,5ha (vượt 9,94%), năm 2011 vượt 470,36ha (vượt 15,17%) và năm 2012 vượt 484,1ha (vượt 12,51%). Nếu xét về năng suất thì năm 2012 đã thực hiện đúng như kế hoạch, năm 2011 thực hiện vượt 15,38% đạt mức 15 tấn/ha so với 13 tấn/ha, năm 2010 thì năng suất thực tế đạt 13,06 tấn/ha so với 11 tấn/ha, vượt 2,06 tấn/ha (vượt 18,73%). Về sản lượng thì thực tế vượt xa so với kế hoạch của huyện đề ra, năm 2010 vượt 10.216,2 tấn (vượt 66,34%), năm 2011 vượt 5.115 tấn (vượt 18,74%) và năm 2012 vượt 2761,5 tấn/ha (vượt 7,36%).

Hiện nay trong giai đoạn 2011 – 2015 huyện tập trung chỉ đạo phát triển 3 cây (cây ăn trái, lúa, rau màu) và 3 con (heo, gia cầm, thủy sản) trong 3 cây tập trung phát triển cây ăn trái như bưởi, cam sành, chanh không hạt… Phát triển diện tích trồng cây ăn trái trong đó có cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP để từng bước giới thiệu sản phẩm có chất lượng ra thị trường và hướng đến việc xuất khẩu loại cây ăn trái này.

34

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CAM SÀNH Ở XÃ ĐÔNG PHƢỚC

VÀ PHÚ HỮU, TỈNH HẬU GIANG

4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAM SÀNH CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ ĐÔNG PHƢỚC VÀ PHÚ HỮU, TỈNH HẬU GIANG HỘ Ở XÃ ĐÔNG PHƢỚC VÀ PHÚ HỮU, TỈNH HẬU GIANG

Sản xuất nông nghiệp nói chung và cam sành nói riêng là một quá trình phức tạp và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố, sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cam sành của các nông hộ.

4.1.1 Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong sản xuất cam sành 4.1.1.1 Nguồn lực lao động 4.1.1.1 Nguồn lực lao động

Số nhân khẩu của các nông hộ thuộc địa bàn nghiên cứu là tương đối thấp cao nhất là 6 người, thấp nhất là 1 người và trung bình là 4 người. Tuy nhiên tham gia vào sản xuất chính trung bình vào khoảng 2 người thậm chí có những hộ chỉ có 1 thành viên tham gia vào sản xuất chính và thường là chủ hộ, có những hộ thì có tới 4 thành viên tham gia vào quá trình sản xuất. Do tuổi của chủ hộ không cao, chủ yếu con của chủ hộ vẫn đang đi học nên không tham gia vào sản xuất nên chủ yếu chỉ có chủ hộ và vợ của chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất. Bảng 4.13 sẽ cho thấy rõ về nguồn lực lao động của các nông hộ.

Bảng 4.13: Số nhân khẩu và lao động của nông hộ năm 2013

ĐVT: Người/hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu 1 6 3,97 1,02

Số lao động trực tiếp 1 4 2 0,55

Lao động nam 1 2 1,67 0,38

Lao động nữ 0 2 0,83 0,46

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Trong hoạt động sản xuất cam sành thì lao động nam tham gia chủ yếu vào quá trình lao động: bón phân, phun thuốc, tưới nước… do vậy khi nói đến làm nông lao động nam vẫn là lao động chính. Còn nói đến lao động nữ, thông thường là vợ chủ hộ tham gia vào hoạt động sản xuất khi có thời gian rãnh sau khi hoàn thành công việc nội trợ và đó chỉ là lao động phụ như coi thùng thuốc, coi máy, kéo ống phun thuốc, làm cỏ quanh gốc…. Tuy nhiên đặc thù

35

của cây cam sành là dễ chăm sóc nên cần ít lao động, theo nguồn lực của các nông hộ điều tra lao động tham gia trực tiếp vào khoảng 1 đến 4 người và trung bình khoảng 2 người; trong đó, tỷ lệ lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ, với lượng lao động cao nhất tỷ lệ lao động nam chiếm 2/3 tổng số lao động tức là chiếm 66,67%, trong khi đó lao động nữ chỉ chiếm 33,33%. Đối với lượng lao động nhỏ nhất thì có hộ không có lao động nữ tham gia, chỉ có lao động nam là chủ hộ tham gia vào quá trình sản xuất.

Về độ tuổi của chủ hộ, thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 65 tuổi và trung bình là 40,57 tuổi, để biết cụ thể về độ tuổi ta có bảng 4.14.

Bảng 4.14: Độ tuổi của chủ hộ năm 2013

Độ tuổi Tần số Tần suất (%) Dưới 40 29 48,33 Từ 40 đến 50 23 38,33 Từ 51 đến 60 6 10,00 Trên 60 2 3,34 Tổng 60 100,00 Nhỏ nhất 22 Lớn nhất 65 Trung bình 40,57 Độ lệch chuẩn 9,31

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Qua bảng 4.14 cho thấy: độ tuổi chủ yếu của các chủ hộ vào khoảng từ 22 – dưới 40 tuổi có đến 29 hộ, chủ hộ nằm trong khoảng độ tuổi này chiếm đến 48,33% trong tổng số 60 hộ được khảo sát. Đây là độ tuổi nằm trong độ tuổi lao động, trong khoảng độ tuổi này về kinh nghiệm tuy không bằng độ tuổi trên 40 nhưng cũng đủ kinh nghiệm để sản xuất cam sành đặc biệt với độ tuổi này thì chủ hộ có sức lao động tốt hơn độ tuổi trên 40, và ở độ tuổi này các chủ hộ cũng có khả năng tiếp thu tốt hơn các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong việc trồng cam sành cho cán bộ khuyến nông, kỹ sư và các nhà khoa học phổ biến. Tiếp đến là độ tuổi từ 40 – 50 tuổi có 23 hộ nằm trong độ tuổi này chiếm 38,33%, đây là độ tuổi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất cam sành, nhưng trong khoảng độ tuổi như thế này thì khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật đã thấp đi. Tiếp đến là độ tuổi từ 51 – 60 có 6 hộ nằm trong độ tuổi này chiếm 10% và độ tuổi trên 60 chiếm tỷ trọng ít nhất là 3,34% với 2 hộ.

Trình độ học vấn đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trình độ càng cao sẽ giúp nông hộ tiếp cận dễ

36

dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn để tạo ra sản phẩm chất lượng cao ngày càng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trình độ cao sẽ giúp nông hộ dễ dàng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi tập quán trồng lạc hậu, nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần nâng cao mức sống gia đình và phát triển xã hội.Trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện trong bảng 4.15:

Bảng 4.15: Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ học vấn Số nông hộ Tỷ lệ (%) Không biết chữ 0 0 Cấp 1 15 25,00 Cấp 2 24 41,67 Cấp 3 15 25,00 Cao đẳng, Đại học 6 10,00 Tổng 60 100

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Từ kết quả điều tra thực tế trong bảng 4.15 cho thấy việc phân bố trình độ của chủ hộ cao nhất là trình độ cấp 2 với 24 hộ chiếm 41,67%; trình độ cấp 1 với 15 hộ chiếm 25% và cấp 3 với 15 hộ chiếm 25%. Không có nông hộ nào không biết chữ và có 6 hộ có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm 10%. Nói chung, với trình độ văn hóa như hiện nay của các nông hộ trồng cam của xã Đông Phước và Phú Hữu là một trong những thuận lợi để có thể truyền đạt kiến thức sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách có hiệu quả. Bên cạnh trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất của nông hộ cũng góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, kinh nghiệm trồng cam sành của nông hộ sẽ được thể hiện qua bảng 4.16:

Bảng 4.16: Kinh nghiệm trồng cam sành của chủ hộ

Độ tuổi Tần số Tần suất (%) Dưới 2 năm 0 0 Từ 2 đến 5 năm 44 73,33 Trên 5 năm 16 26,67 Tổng 60 100,00 Nhỏ nhất 2,50 Lớn nhất 10,00 Trung bình 5,03 Độ lệch chuẩn 1,60

37

Từ bảng 4.16 cho thấy: trong 60 hộ được khảo sát, kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ tập trung chủ yếu từ 2 – 5 năm kinh nghiệm có 44 trong tổng số 60 nông hộ chiếm 73,33%. Chủ hộ kinh nghiệm trên 5 năm có 16 hộ chiếm 26,67% và không có hộ nào có kinh nghiệm dưới 2 năm. Ở địa bàn nghiên cứu người dân có kinh nghiệm trung bình trong việc sản xuất cam sành so với các huyện ở các tỉnh khác, biểu hiện qua số năm kinh nghiệm từ 2 – 5 năm chiếm 73,33%. Kinh nghiệm của các nông hộ thuộc mức trung bình trong việc trồng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)