Tổng quan về huyện Châu Thành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 33)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Châu Thành thuộc vùng đất Cần Thơ, được khai thác từ năm 1739, mang tên là huyện Trấn Giang, đổi tên thành huyện Vĩnh Định vào năm 1813 và được đổi tên thành huyện Phong Phú vào năm 1839. Tháng 02/1876, Soái phủ Pháp tại Sài Gòn quyết định nhập huyện Phong Phú với các đơn vị khác để lập thành tỉnh Cần Thơ. Quận Châu Thành gồm 02 Tổng: Tổng Định Bảo với 12 làng và Tổng Định An với 04 làng. Tháng 12/1932 quận Châu Thành đổi tên thành quận Cái Răng, Dinh quận tại Thị trấn Cái Răng (ngang chợ Cái Răng), tháng 6/1934 quận lấy lại tên cũ là Châu Thành, Dinh quận dời về Dinh xã Tây (nay là UBND Thành phố Cần Thơ). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 8/1946, Châu Thành tách ra và lập Thị xã Cần Thơ, giữa năm 1951, huyện Châu Thành không còn mà sáp nhập với huyện Phụng Hiệp và Ô Môn, sau năm 1954 huyện Châu Thành được lập lại. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tháng 10/1966, Châu Thành được chia ra thành Châu Thành A và Châu Thành B. Cuối 1967 nhập lại là Châu Thành. Sau nhiều lần chia tách rồi sáp nhập Châu Thành Vòng Cung vào Châu Thành A, Châu Thành B nhập lại là huyện Châu Thành. Sau 30/4/1975, Châu Thành là huyện của tỉnh Hậu Giang, ngày 26/12/1991, chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ, gồm thị trấn Cái Răng và 13 xã: Đông Phú, Phú An, Phú Hữu, Đông Thạnh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Phú Thạnh, Đông Phước, Thạnh Xuân, Trường Long, Tân Thuận, Tân Hòa, Trường Long Tây.

Ngày 06/11/2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ- CPđiều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ. Theo đó huyện Châu Thành còn 18.851 ha diện tích tự nhiên và 121.689 nhân khẩu, gồm 06 đơn vị hành chánh trực thuộc là các xã: Đông Thạnh, Đông Phú, Đông Phước, Phú An, Phú Hữu và Thị trấn Cái Răng.

Ngày 10/7/2001, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2001/NĐ-CP về việc thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Châu Thành và Châu Thành A, tỉnh Cần Thơ. Theo đó, thành lập xã Phú Hữu A thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở

19

1.799 ha diện tích tự nhiên và 10.593 nhân khẩu của xã Phú Hữu, thành lập Thị trấn Ngã Sáu thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 1.100 ha diện tích tự nhiên và 5.530 nhân khẩu của xã Đông Phước, thành lập xã Đông Phước A thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở 2.258 ha diện tích tự nhiên và 9.290 nhân khẩu cử xã Đông Phước.

Ngày 26/11/2003, Quốc Hội thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Ngày 02/01/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2004/NĐ-CP chia tỉnh Cần thơ thành TP Cần thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang; và Nghị định 06/2004/NĐ- CP điều chỉnh địa giới hành chính một số xã thuộc huyện Châu Thành và Châu Thành A trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Huyện Châu Thành sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 14.578,91 ha diện tích tự nhiên và 81.194 nhân khẩu, gồm 8 đơnvị hành chính trực thuộc: Thị trấn Ngã Sáu, xã Đông Phú, Phú Hữu A, Phú Hữu, Phú An, Đông Thạnh, Đông Phước và Đông Phước A.

Ngày 24/8/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/NĐ-CP thành lập xã Phú Tân thuộc huyện Châu Thành trên cơ sở điều chỉnh 1.673 ha diện tích tự nhiên và 12.054 nhân khẩu của xã Phú Hữu. Sau khi thành lập xã Phú Tân, huyện Châu Thành có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm Thị trấn Ngã Sáu và 8 xã: Phú Tân, Phú Hữu, Phú Hữu A, Đông Phú, Phú An, Đông Phước A, Đông Phước, Đông Thạnh. Và đến thời điểm hiện tại thì huyện Châu Thành có 9 đơn vị hành chính gồm Thị trấn Ngã Sáu, Thị trấm Mái Dầm và 7 xã: Đông Phước, Đông Phước A, Phú Hữu, Phú An, Đông Phú, Đông thạnh và Phú Tân.

Vị trí địa lý

Huyện Châu Thành có vị trí tiếp giáp với Thành Phố Cần Thơ và Sông Hậu, có tuyến Quốc lộ 1 đi qua và hiện nay có thêm 1 tuyến giao thông mang tính chiến lược đó là Quốc lộ Nam Sông Hậu. Phía Nam giáp Thị xã Ngã Bảy, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, Đông – Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, Tây – Bắc giáp TP Cần Thơ và phía Tây giáp huyện Châu Thành A.

Khí hậu

Huyện Châu Thành có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Sông ngòi

Châu Thành có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn và chịu ảnh hưởng triều cường của hạ lưu Sông Hậu; đồng thời, tạo điều kiện

20

thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ và thể hiện rõ nét văn hoá của vùng sông nước . . .

Đất đai

Nhìn chung, người dân huyện Châu Thành sử dụng đất đai cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là 10.956,94ha trên tổng số là 13.447,24ha (chiếm 81,48%); đất dung vào lâm nghiệp là 3,50ha (0,03%); đất chuyên dung là 1.258,48ha (chiếm 9,36%). Đất khu dân cư là 1.228,32ha (chiếm 9,13%). Bảng 3.3 sẽ thể hiện cơ cấu sử dụng đất huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 2012:

Đến năm 2011 tổng diện tích đất của huyện Châu Thành tăng lên do có sự thống kê, đo đạt và thống nhất với các huyện và tỉnh lân cận, cơ cấu sử dụng đất của huyện Châu Thành cũng có thay đổi theo hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp, tăng diện tích đất chuyên dùng và diện tích đất dân cư. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp 10.935,75ha chiếm 78,64% giảm 2,84% trong tỷ lệ đất dùng cho nông nghiệp nhưng nếu so sánh với diện tích đất dùng cho nông nghiệp năm 2011 thì chỉ giảm 0,19% (giảm 21,19ha) so với đất dùng cho nông nghiệp năm 2010. Trong năm 2011 thì đất sử dụng cho lâm nghiệp đã được chuyển sang sử dụng cho mục đích khác. Đối với đất chuyên dùng trong năm 2011 có diện tích 1.275,48ha (giảm 0,19%) trong tỷ lệ cơ cấu sử dụng đất của huyện, nhưng trong năm này thì diện tích đất chuyên dùng tăng lên 17ha (1,35%) so với diện tích đất chuyên dùng trong năm 2011 nguyên nhân là do diện tích đất được đo đạt lại và thống nhất với các huyện và tỉnh lân cận, diện tích đất dùng cho dân cư năm 2011 cũng tăng lên 466,49ha (37,98%) và chiếm 12,19% trong cơ cấu sử dụng đất của huyện

Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: ha Khoản mục 2010 2011 2012 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 10.956,94 81,48 10.935,75 78,64 10.871,26 78,18 Đất dung vào lâm

nghiệp 3,50 0,03 - - - -

Đất chuyên dùng 1.258,48 9,36 1.275,48 9,17 1.339,97 9,63 Đất khu dân cư 1.228,32 9,13 1.694,81 12,19 1.694,81 12,19

Tổng 13.447,24 100 13.906,04 100 13.906,04 100

21

Châu Thành năm 2011. Bước sang năm 2012 tổng diện tích của toàn huyện đã ổn định, trong năm này tỉ lệ đất dùng cho nông nghiệp chiếm 78,18% giảm 0,46% so với năm 2011, diện tích đất chuyên dùng cũng tăng từ 9,17% năm 2011 lên 9,63% năm 2012, tỉ lệ này tăng 0,46%. Diện tích đất sử dụng cho dân cư ổn định không thay đổi tỉ lệ và nằm ở mức 12,19% (1.694,81ha).

3.1.2 Dân số - Lao động

Bên cạnh điều kiện tự nhiên đặc trưng khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tình hình dân số – lao động ở đây là một vấn đề quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Hầu hết người dân nơi đây có hoạt động sản xuất chính từ việc làm nông. Đối với công việc này thì người ngoài độ tuổi lao động hay trẻ em đều có thể tham gia. Vì thế dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dao cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tình hình dân số của huyện Châu Thành được thể hiện qua bảng 3.4:

Bảng 3.4 : Diện tích – Dân số - Mật độ dân số huyện Châu Thành năm 2012

Đơn vị hành

chính Diện tích (km2

) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trấn Ngã Sáu 10,64 7.658 720 Xã Đông Thạnh 11,25 9.033 803 Xã Phú An 7,75 3.695 477 Xã Đông Phú 17,32 9.692 560 Xã Phú Hữu 18,60 10.187 548 Xã Phú Tân 17,56 11.754 669 Thị trấn Mái Dầm 16,62 11.528 697 Xã Đông Phước 23,29 10.009 430 Xã Đông Phước A 16,03 9.997 624 Tổng số 139,06 83.607 601

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2012)

Theo số liệu thống kê năm 2012 thể hiện ở bảng 3.4, tổng diện tích của toàn huyện Châu Thành là 139,06km2, tổng dân số ở huyện Châu Thành là 83.607 người, huyện có mật độ dân số trung bình là 601 người /km2. Trong đó xã Đông Thạnh có mật độ dân số cao nhất với 803 người/km2 và xã Đông Phước có mật độ dân số thấp nhất với 430 người/km2. Xét về mặt diện tích thì xã Đông Phước có diện tích lớn nhất là 23,29km2

và xã có diện tích nhỏ nhất là Phú An với 7,75km2, với diện tích lớn nhất và mật độ dân số chỉ 430 người/km2

nên địa phương có điều kiện thuận lợi về mặt đất đai để phát triển nông nghiệp và xã Phú Hữu cũng vậy, cũng có điều kiện thuận lợi cho việc

22

phát triển nông nghiệp. Do Đông Phước và Phú Hữu có diện tích đất nông nghiệp cũng khá lớn bên cạnh đó các xã này đều có các con sông lớn chảy qua và hàng trăm kênh, rạch lớn nhỏ nên việc tưới tiêu và thoát nước cho cây cam sành rất thuận lợi, đường giao thông thủy bộ thuận lợi cho việc vận chuyển trái sau khi thu hoạch đi tiêu thụ nên cam sành đặc biệt phát triển ở vùng này.

3.1.3 Kinh tế - Văn hóa xã hội

Về kinh tế

Giai đoạn 2009 - 2012 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nước ta và tình trạng lạm phát cao... . Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của tỉnh Hậu Giang cũng như huyện Châu Thành, nhưng với sự nổ lực và quyết tâm của mình đã mang lại cho Châu Thành những thành tựu nổi bật. Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thủy sản của huyện Châu Thành được thể hiện qua bảng 3.5:

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp – Công của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 2012 (giá cố định năm 1994)

ĐVT: Triệu đồng

Ngành 2010 2011 2012

Nông nghiệp 191.915 206.330 219.584 Công nghiệp 72.770 519.425 1.404.301

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2012)

Theo số liệu của chi cục thống kê huyện Châu Thành năm 2012 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 219.548 triệu đồng tăng 13.254 triệu đồng (tăng 6,42%) so với năm 2011; nếu so với năm 2010 thì giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng 27.669 triệu đồng (tăng 14,42%). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 1.331.531 triệu đồng (tăng 1.829,78%) so với năm 2010, sự tăng trưởng vượt bậc này là từ cuối năm 2010 đến năm 2012 khu công nghiệp Nam sông Hậu đã được khánh thành và đi vào hoạt động, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chủ yếu là đóng tàu, sản phẩm bê tông, thủy sản, xay xát, cơ khí…; nếu so với năm 2011 thì giá trị sản xuất công nghiệp tăng 884.876 triệu đồng (tăng 170,36%).

Theo báo cáo kinh tế xã hội của chi cục thống kê huyện Châu Thành năm 2012 nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và một số lĩnh vực có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2011: lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp đều có mức tăng trưởng khá. Thu ngân sách nhà nước 278.546 triệu đồng. Huyện

23

đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh hoàn thiện các công trình cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu kinh tế – xã hội của địa phương.

Về văn hóa - Xã hội

Tính đến nay, Châu Thành đưa vào sử dụng các công trình như: Bệnh viện đa khoa huyện Châu Thành, đường tránh Thị trấn Ngã Sáu… Đồng thời nhiều công trình khác như đường liên huyện, liên xã được xây dựng và hoàn thiện giúp việc đi lại của người dân trở nên dễ dàng. Các công trình giáo dục đạt chuẩn quốc gia như trường THPT Ngã Sáu, trường THCS Nguyễn Văn Quy, công trình xã nông thôn mới cũng đang được thi công; cụm công nghiệp Nam sông Hậu, khu thương mại Thị trấn Ngã Sáu cũng đang tiếp tục được hoàn thiện và mời gọi nhà đầu tư đầu tư vào cá dự án trên.

Hiện các công trình của huyện như khu tái định cư cho các hộ dân có diện tích đất bị quy hoạch do việc giải phóng mặt bằng và khu vượt lũ được huyện chú trọng đầu tư để đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, việc thành lập thêm các tổ dân quân, các đội tuần tra liên xã và việc xây dựng các cổng an ninh trật tự tại các tuyến đường vào xã đã giúp hạn chế được phần nào các tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn huyện như: trộm, cướp, đánh bài, đá gà, hút chích và rượu chề đêm khuya gây rối an ninh trật tự trong khu vực.

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH THÀNH

Sản phẩm nông nghiệp chính của huyện là cây ăn trái, lúa và hoa màu. Mục tiêu của huyện Châu Thành là trong những năm tới là giảm diện tích đất trồng lúa và tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao song bên cạnh đó giữ vững diện tích đất trồng lúa của huyện theo kế hoạch giữ vững 7.000ha đất lúa của toàn tỉnh Hậu Giang và phát triển có kế hoạch vùng cây ăn trái trên địa bàn huyện, không để tình trạng phát triển tràng lang và tự phát xảy ra.

Nhiều năm qua, nông dân huyện Châu Thành đã phát triển hiệu quả mô hình trồng bưởi năm roi đem lại hiệu quả cao và mới đây là mô hình trồng bưởi hồ lô đem lại lợi nhuận lớn cho người nông dân bên cạnh đó cũng có các mô hình đem lại lợi nhuận cao như trồng cam sành và hoa màu (dưa hấu, cải bắp, cải làm dưa, dưa leo, bắp…).

24

3.2.1 Trồng trọt

3.2.1.1 Cây lúa

Cây lúa luôn là cây trồng chủ lực của các tỉnh ĐBSCL, trong những năm qua diện tích lúa có sự biến động lớn do người dân chuyển mục đích canh tác sang các loại cây trồng khác; sản lượng và năng suất lúa cũng phụ thuộc nhiều vào diện tích nên có xu hướng biến động nhất định. Cụ thể diện tích, năng suất, sản lượng lúa thể hiện ở bảng 3.6 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6: Diện tích – Năng suất – Sản lƣợng lúa của huyện Châu Thành 2010 – 2012

Năm Diện Tích (ha) Năng Suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)

2010 5.513 44,88 24.821

2011 5.175 48,00 24.838

2012 4.396 47,28 20.785

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành 2012)

Từ bảng 3.6 cho thấy:

- Diện tích lúa của năm 2011 đạt 5.175ha giảm 338ha so với năm 2010 (giảm 6,13%); năm 2012 diện tích canh tác lúa tiếp tục giảm và đạt mức 4.396ha giảm 779ha (giảm 15,05%) so với năm 2011; và nếu so sánh diện tích trồng lúa năm 2012 so với năm 2010 thì diện tích canh tác lúa đã giảm một con số khá lơn đó là 1.117ha (giảm20,26%). Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động là do nông dân thấy lợi nhuận từ việc canh tác lúa thấp hơn các loại cây trồng khác đặc biệt là cây ăn trái nên nhiều hộ dân đã lên lếp từ đất ruộng để trồng cây ăn trái đặc biệt là cam sành, một giống cây mới nổi trên địa bàn huyện cách đây không lâu và cộng với việc những người làm lúa 3 vụ một năm thì họ đã chuyển sang làm 2 vụ lúa và một vụ màu nên diện tích đất trồng lúa bị giảm mạnh.

- Sản lượng lúa cả năm 2011 đạt 24.838 tấn, tăng 17 tấn (tăng 0,07%) mặc dù tổng diện tích đất trồng lúa trong năm 2011 giảm 338ha so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011 năng suất lúa của huyện đã có mức tăng đáng kể. Trong năm 2012 sản lượng lúa đạt 20.785 tấn giảm 4.053 tấn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 33)