ở xã Đông Phƣớc và xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Từ việc phân tích các số liệu thu thập được ta tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu tài chính ở bảng 4.30 như sau:
Bảng 4.30: Các chỉ tiêu tài chính ở lần thu hoạch đầu tiên và hiện tại
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị trung bình Lần thu hoạch đầu tiên Lần thu hoạch hiện tại Tổng chi phí 1.000đồng/1.000m2 15.143,17 11.148,02 Chi phí LĐGĐ 1.000đồng/1.000m2 4.476,12 2.176,23 Số ngày LĐGĐ Ngày công 39,12 15,53 Tổng CP không có LĐGĐ 1.000đồng/1.000m2 10.667,05 8.971,79 Tổng CP không có LĐGĐ và thuê đất 1.000đồng/1.000m2 6.285,38 5.931,79 Doanh thu 1.000đồng/1.000m2 15.283,71 31.861,56 Lợi nhuận 1.000đồng/1.000m2 140,54 20.713,54 Thu nhập 1.000đồng/1.000m2 4.616,66 22.889,77 Thu nhập/LĐGĐ 1.000đồng/ngày công 118,01 1.473,91 Doanh thu/tổng chi phí Lần 1,01 2,86 Thu nhập/tổng chi phí Lần 0,30 2,05 Lợi nhuận/tổng chi phí Lần 0,01 1,86 Lợi nhuận/doanh thu Lần 0,01 0,65
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)
Qua bảng 4.30 cho thấy tổng chi phí để sản xuất cam sành là khá lớn bình quân khoảng 15.143.170 đồng/1.000m2 đối với lần thu hoạch đầu tiên và đối với lần thu hoạch hiện tại là 11.148.020 đồng/1.000m2. Trong đó chi phí LĐGĐ của lần thu hoạch đầu tiên là 4.476.120 đồng/1.000m2 và đối với lần thu hoạch hiện tại là 2.176.230 đồng/1.000m2. Đối với phần lợi nhuận và thu nhập của lần thu hoạch đầu tiên do chi phí lớn và cộng với việc năng suất và giá bán thấp nên lợi nhuận chỉ đạt 140.540 đồng/1.000m2 và thu nhập là 4.616.660 đồng/1.000m2, qua đến lần thu hoạch hiện tại ta thấy được sự thay đổi rõ rệt của lợi nhuận và thu nhập, cụ thể lợi nhuận của lần thu hoạch hiện tại là 20.713.540 đồng/1.000m2, còn thu nhập là 22.889.770 đồng/1.000m2, sự
65
thay đổi này là do trong lần thu hoạch hiện tại thì năng suất và giá bán đều tăng mạnh cũng với việc chi phí được giảm bớt nên đã là cho phần lợi nhuận và thu nhập của nông hộ được tăng cao. Để thấy được tính hiệu quả về tài chính của mô hình sản xuất ta có một số chỉ tiêu sau:
Thu nhập/LĐGĐ: chỉ tiêu này nói lên thu nhập do sử dụng một ngày công lao động gia đình tạo ra. Qua kết quả phân tích thu hoạch ở lần thu hoạch đầu tiên thì 1 ngày công lao động gia đình bỏ ra sẽ thu được 118.010 đồng thu nhập, còn ở lần thu hoạch hiện tại thì phần thu nhập do 1 ngày công lao động gia đình bỏ ra sẽ thu được 1.473.910 đồng, cao hơn so với lần thu hoạch đầu tiên là 1.355.900 đồng (tăng 1.148,97%) một con số đáng mơ ước đối với những nông dân trồng các loại cây trồng khác như lúa, xoài…
Doanh thu/tổng chi phí: tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số doanh thu/tổng chi phí nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu doanh thu/tổng chi phí bằng 1 thì người sản xuất hoà vốn, doanh thu/tổng chi phí lớn hơn 1 thì người sản xuất mới có lời. Qua kết quả tính toán từ việc khảo sát thực tế cho thấy doanh thu/tổng chi phí trung bình của các nông hộ ở lần thu hoạch đầu tiên là 1,01 điều này nói lên nếu các nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí để sản xuất cam sành thì sẽ thu về được doanh thu 1,01 triệu đồng. Ở lần thu hoạch hiện tại thì chỉ số này tăng lên và đạt mức 2,86, chỉ số này cho thấy nếu nông dân bỏ ra 1 triệu đồng chi phí thì sẽ đặt doanh thu 2,86 triệu đồng. Điều này cho thấy việc sản xuất cam sành rất có hiệu quả trong lần thu hoạch hiện tại. Nếu đem chỉ số này so sánh với các chỉ số lớn nhất của các mô hình khác như mô hình trồng xà lách xoong của Trần Thị Kiều Oanh (6/2013) là 2,36, của Nguyễn Thị Mỹ Diệu (2010) là 1,79 và của Nguyễn Thị Ánh Dương (2011) là 1,84, ta có thể thấy được chỉ số của mô hình trồng cam sành cao hơn hẳn, và so sánh với đề tài của Huỳnh Thị Kiều Phượng (2011) thực hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang về cây cam sành thì chỉ số này là 2,2, vẫn thấy trong lần thu hoạch này thì nông hộ vẫn có lời hơn so với năm 2011.
Thu nhập/tổng chi phí: tỷ số này phản ánh thu nhập nhận được khi chủ đầu tư bỏ ra một đồng chi phí. Ở lần thu hoạch đầu tiên tỷ số thu nhập/tổng chi phí bằng 0,3 con số này nói lên chủ đầu tư sẽ nhận được 0,3 triệu đồng thu nhập (bao gồm LĐGĐ) nếu bỏ ra 1 triệu đồng chi phí để đầu tư sản xuất cam sành. Và ở lần thu hoạch hiện tại thì tỷ số này bằng 2,05 điều này nói lên nông hộ sẽ thu được 2,05 triệu đồng thu nhập khi đầu tư thêm 1 triệu đồng chi phí.
Lợi nhuận/tổng chi phí: phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lơi nhuận. Trong lần thu hoạch đầu tiên lợi nhuận/tổng chi phí
66
bằng 0,01 con số này nói lên việc nông dân bỏ ra 1 triệu đồng chi phí sẽ nhận được 0,01 triệu đồng lợi nhuận (không bao gồm LĐGĐ). Còn ở lần thu hoạch hiện tại thì chỉ số này là 1,86 có nghĩa là nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí sẽ nhận được 1,86 triệu đồng lợi nhuận. Tỷ số này với nghiên cứu Huỳnh Thị Kiều Phượng (2011) là 1,20, điều này cho thấy hiện nay lợi nhuận thu được từ cam sành ngày càng cao. Trong lần thu hoạch đầu tiên của các nông hộ trồng cam sành thì lợi nhuận của các nông hộ không cao, chỉ đủ để hòa vốn và có lãi một chút đỉnh không đáng kể, nguyên nhân như đã được đề cập ở trên là do thời gian trồng dài nên chi phí bỏ ra nhiều, cùng với đó là lúc đó cây còn non, chưa đến thời kỳ cây cho trái mạnh mẽ nên năng suất thu được không nhiều cộng với việc giá bán lúc đó không cao lắm nên mới dẫn đến tình trạng nông hộ thu lợi nhuận về không đáng kể. Nhưng bước tới lần thu hoạch hiện tại mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều, lợi nhuận của nông hộ rất cao, nguyên nhân là do cây đã bước vào thời kỳ sung sức nhất nên năng suất sẽ tăng lên một lượng rất lớn, cùng với việc năng suất tăng, giá của cam sành cũng được nâng cao và phần chi phí mà nông hộ bỏ ra cũng đã được giảm bớt, tất cả nhũng điều đó đã góp phần nâng cao lợi nhuận cho nông hộ trồng cam sành. Trong lần thu hoạch hiện tại có nghĩa là tại thời điểm 2013 số tiền bỏ ra làm chi phí cho việc sản xuất cam sành nếu không được đầu tư vào sản xuất mà là đi gửi ngân hàng thì với lãi suất cơ bản của các ngân hàng hiện nay là 7%/năm, có nghĩa là trong năm nay nếu 1 triệu đồng không đầu tư vào cam sành mà đi gửi ngân hàng thì năm này nông hộ sẽ thu được 0,07 triệu đồng (hay 70.000 đồng). Ta có thể thấy được phần lợi nhuận mà cam sành mang lại cho các nông hộ trồng cam sành là rất cao.
Lợi nhuận/doanh thu: tỷ lệ này ở lần thu hoạch đầu tiên là 0,01 có nghĩa là cứ 1 triệu đồng doanh thu nhận được thì nông hộ sẽ nhận được 0,01 triệu đồng lợi nhuận (doanh thu trừ cho tổng chi phí). Còn ở lần thu hoạch hiện tại con số này đạt 0,65 có nghĩa là cứ 1 triệu đồng doanh thu nhận được thì nông hộ sẽ nhận được 0,65 triệu đồng lợi nhuận, cao hơn so với lần thu hoạch đầu tiên là 0,64 triệu đồng. Tỷ số này ở nghiên cứu của Huỳnh Thị Kiều Phượng (2011) là 0,55, qua đó ta thấy được tỷ số lợi nhuận/doanh thu của cam sành đã tăng theo thời gian.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính ở lần thu hoạch đầu tiên của nông hộ và lần thu hoạch hiện tại cho thấy rằng việc trồng cam sành có hiệu quả về tài chính, tuy nhiên kết quả phân tích được tính bình quân cho tất cả các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu. Đối với một số nông hộ có kỹ thuật kém đạt năng suất thấp mà chi phí cao và lúc bán đạt giá thấp thì lợi nhuận của họ âm nghĩa là nông hộ đó lỗ vốn. Và cụ thể mức lợi nhuận (chưa trừ chi phí
67
lao động gia đình và chi phí thuê đất) đạt được thấp nhất ở lần thu hoạch đầu tiên là –16.998.960 đồng, ở lần thu hoạch hiện tại là –2.843.340 đồng, nếu trừ các khoản chi phí thuê đất và LĐGĐ thì con số này sẽ giảm xuống. Còn đối với một số nông hộ có kỹ thuận chăm sóc tốt, cây đạt năng suất cao cùng với việc giá bán cao thi mức lợi nhuận mà các nông hộ này thu về là rất lơn, cụ thể đối với lần thu hoạch đầu tiên thì mức cao nhất là 39.849.640 đồng, đối với lần thu hoạch hiện tại lớn nhất là 63.333.180 đồng.
4.3 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA VIỆC SẢN XUẤT CAM SÀNH Ở XÃ ĐÔNG PHƢỚC VÀ PHÚ HỮU
4.3.1 Các biến sử dụng trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu
Các biến về sản lượng đầu ra, đầu vào và giá các yếu tố đầu vào sử dụng trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) theo hướng định hướng cố định theo quy mô (CRS) để tính hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency) của việc trồng cam sành được thể hiện qua bảng 4.31:
Bảng 4.31: Biến sử dụng trong mô hình phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) của việc sản xuất cam sành trong lần thu hoạch đầu tiên
Các biến sử dụng nhất Nhỏ Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Sản lƣợng Sản lượng (kg) 1.000,00 30.000,00 7.380,08 5.339,82
Đầu vào sản xuất
Đất (1000m2 ) 2,00 30,00 6,47 4,84 Lao động (ngày) 75,00 1.388,00 245,33 209,34 Giống (cây) 500,00 10.000,00 1.800,58 1.452,60 Phân bón (kg) 139,20 11.520,00 2.401,82 2.141,99 Thuốc BVTV (lít) 3,79 315,79 42,03 46,05 Số lần tưới (lần) 30,00 110,00 67,47 19,36 Xăng,dầu (lít) 6,38 54,74 19,00 8,04
Đơn giá đầu vào sản xuất
Đất (1.000đ/1.000m2 ) 1.600,00 2.700,00 2.190,83 270,51 Lao động (1.000đ/ngày) 65,00 130,00 114,42 14,35 Giống (1.000đ/cây) 1,70 13,00 5,30 2,44 Phân bón (1.000đ/kg) 10,00 10,00 10,00 0,00 Thuốc BVTV (1.000đ/lít) 190,00 190,00 190,00 0,00 Số lần tưới (1.000đ/lần) 50,00 760,00 139,50 99,78 Xăng, dầu (1.000đ/lít) 19,00 19,00 19,00 0,00
68
Từ bảng 4.31, ta thấy sản lượng trung bình trong lần thu hoạch đầu tiên tính trên diện tích đất canh tác thực tế là 7.380,08kg. Nông hộ canh tác thấp nhất có sản lượng là 1.000kg và cao nhất ở mức 30.000kg ứng với diện tích đất thấp nhất là 2.000m2 và diện tích cao nhất là 30.000m2. Với giá đất trung bình là 2.190.830 đồng/1.000m2/12 tháng. Các đầu vào sản xuất khác: lao động được quy đổi ra ngày công, giống được quy đổi ra cây, phân bón được quy đổi ra kilôgram, thuốc BVTV được quy ra lít, số lần tưới được quy ra lần và xăng, dầu được quy ra lít. Tất cả các yếu tố đầu vào đều được tình từ lúc đặt cây giống xuống mô cho tới lúc thu hoạch trái. Còn các đơn giá đầu vào sản xuất tương ứng với các đầu vào sản xuất với đơn giá là 1.000 đồng/đơn vị đầu vào tương ứng.
Bảng 4.32: Biến sử dụng trong mô hình phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) của việc sản xuất cam sành trong lần thu hoạch hiện tại (2013)
Các biến sử dụng nhất Nhỏ Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Sản lƣợng Sản lượng (kg) 2.000,00 70.000,00 13.222,00 11.064,32
Đầu vào sản xuất
Đất (1000m2) 2,00 30,00 6,47 4,84 Lao động (ngày) 33,50 430,00 100,48 64,07 Giống (cây) 500,00 10.000,00 1.800,58 1.452,60 Phân bón (kg) 161,54 5.538,46 1.917,15 1.216,93 Thuốc BVTV (lít) 3,91 90,43 21,09 15,95 Số lần tưới (lần) 8,00 60,00 28,52 9,84 Xăng,dầu (lít) 5,72 126,58 52,20 28,24
Đơn giá đầu vào sản xuất
Đất (1.000đ/1.000m2 ) 2.700,00 3.200,00 3.040,00 96,02 Lao động (1.000đ/ngày) 150,00 200,00 154,17 13,94 Giống (1.000đ/cây) 1,70 13,00 5,30 2,44 Phân bón (1.000đ/kg) 13,00 13,00 13,00 0,00 Thuốc BVTV (1.000đ/lít) 230,00 230,00 230,00 0,00 Số lần tưới (1.000đ/lần) 75,00 1.200,00 189,17 152,34 Xăng, dầu (1.000đ/lít) 24,00 24,00 24,00 24,00
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)
Từ bảng 4.32, ta thấy sản lượng trung bình trong lần thu hoạch hiện tại (2013) tính trên diện tích đất canh tác thực tế là 13.222kg. Nông hộ canh tác thấp nhất có sản lượng là 2.000kg và cao nhất ở mức 70.000kg ứng với diện tích cao nhất là 30.000m2 và diện tích đất thấp nhất là 2.000m2. Với giá đất trung bình là 3.040.000 đồng/1.000m2/12 tháng. Các đầu vào sản xuất khác:
69
lao động được quy đổi ra ngày công, giống được quy đổi ra cây, phân bón được quy đổi ra kilôgram, thuốc BVTV được quy ra lít, số lần tưới được quy ra lần và xăng, dầu được quy ra lít. Tất cả các yếu tố đầu vào đều được tính trong lần thu hoạch hiện tại (được tính từ lúc cắt hết được trái của lần thu hoạch trước cho tới thời điểm hiện tại). Còn các đơn giá đầu vào sản xuất tương ứng với các đầu vào sản xuất với đơn giá là 1.000 đồng/đơn vị đầu vào tương ứng.
4.3.2 Phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất cam sành tại xã Đông Phƣớc và Phú Hữu Đông Phƣớc và Phú Hữu
Hiệu quả kỹ thuật là đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. Dựa vào kết quả phân tích bằng phần mềm DEAP version 2.1 đối với sản xuất cam sành ta có bảng kết quả về về hiệu quả kỹ thuật như sau:
Bảng 4.33: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất cam sành ở xã Đông Phƣớc, Phú Hữu trong lần thu hoạch đầu tiên
Giá trị hiện quả Số hộ sản xuất Hiệu quả kỹ thuật Phần trăm
1,00 5 8,33 0,90 – 0,99 2 3,33 0,80 – 0,89 3 5,00 0,70 – 0,79 2 3,33 0,60 – 0,69 5 8,33 <0,6 43 71,68 Tổng số hộ 60 100,00 Nhỏ nhất 0,148 Lớn nhất 1,000 Trung bình 0,498 Độ lệch chuẩn 0,249
(Nguồn: kết quả từ phần mềm DEAP version 2.1)
Từ bảng 4.33, ta thấy trong lần thu hoạch đầu tiên số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu chỉ 5 hộ, chiếm tỷ lệ 8,33% là những hộ được xem là những điểm nằm trên đường đẳng lượng (isoquant line) bao quanh các điểm chưa đạt hiệu
70
quả kỹ thuật và ảnh hưởng đến các điểm còn lại có thể tiến tới điểm đạt hiệu quả, số hộ chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu là 55 hộ chiếm tỷ lệ 91,67%. Cụ thể ở mức hiệu quả kỹ thuật 0,90 – 0,99 là 2 hộ (chiếm 3,33%), đây là mức có những điểm nằm gần đường hiệu quả kỹ thuật tối ưu nhất; mức 0,80 – 0,89 là 3 hộ (chiếm 5%), mức 0,70 – 0,79 là 2 hộ (chiếm 3,22%), mức 0,60 – 0,69 là 5 hộ (chiếm 8,33%) và có đến 43 hộ có mức quả kỹ thuật dưới 0,60 chiếm (71,68%). Hiệu quả kỹ thuật trung bình của việc sản xuất cam sành ở lần thu hoạch đầu tiên 0,498 một con số khá thấp so với những bài nghiên cứu về loại cây khác với độ lệch chuẩn là 0,249. Độ rộng tương ứng là 0,148 – 1,000; độ rộng rất lớn thể hiện trình độ kỹ thuật canh tác cam sành giữa các hộ tương đối xa nhau, hộ có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất là 0,148. Mức kém hiệu quả kỹ thuật do chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa có thể do trình độ học vấn, cách tiếp cận KHKT và do các yếu tố ngẫu nhiên ngoài tầm kiểm soát của nông hộ như: thời tiết, sâu bệnh, lũ lụt…. Các yếu tố này dẫn đến độ rộng lớn cho thấy cùng một cây trồng như sự ảnh hưởng của cách chăm sóc, thời tiết và địa chất là rất lớn giữa các nông hộ. Tuy nhiên đây chỉ là kết quả cho lần thu hoạch đầu tiên, đối với loại cây lâu năm như cam sành thì đánh giá mức hiệu quả kỹ thuật ngay trong lần thu hoạch đầu tiên sẽ cho kết quả không chính xác, vì vào thời