Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sản xuất cam sành của các nông hộ ở xã

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 93)

SÀNH CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ ĐÔNG PHƢỚC VÀ PHÚ HỮU, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG

Từ những thuận lợi và khó khăn được phân tích như trên ta có một số giải pháp cơ bản sau nhằm nâng cao hiệu quả của việc sản xuất cam sành tại xã Đông Phước và xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang:

Về kỹ thuật sản xuất:

Khuyến khích nông dân tham gia thành lập các tổ hợp tác sản xuất cam sành để nông dân cùng nhau chia sẽ nhưng kinh nghiệm mà mình tích góp được trong quá trình cam tác trên chính mảnh vườn của họ.

Như phân tích ở trên chỉ có 40% nông hộ tham gia tập huấn kỹ thuật cho nên các nông hộ cần tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông, hội nông dân, hợp tác xã. Bên cạnh đó địa phương cần đẩy mạnh lên kết với các viện, trường và các tổ chức để đẩy mạnh việc tập huấn kỹ thuật cho nông dân và cùng với đó là thực hiện các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác cam sành tại địa phương để có được kỹ thuật canh tác phù hợp nhất với địa bàn. Điều đó sẽ giúp nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, kiến thức mới, khoa học nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất của từng nông hộ. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học.

79

Nông dân đẩy mạnh sản xuất theo mô hình VietGap để tạo ra sản phẩm có chất lượng xây dựng thương hiệu cho cam sành của Đông Phước và Phú Hữu, điều mà bưởi Năm roi Phú Hữu đã làm được.

Như kết quả ở mục 4.3.2, mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ chỉ đạt mức trung bình là 65,90% mức hiệu quả này tuy không thấp nhưng nếu đem so sánh với mức hiệu quả kỹ thuật của các mô hình khác thì đây là một con số thấp. Chính vì thế trong thời gian tới cần phải cải thiện được mức hiệu quả kỹ thuật của nông dân nhằm để đạt năng suất cao nhất, cùng với đó là khuyến khích và tập huấn kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào trong mô hình trồng cam sành một các có hiệu quả để tiết kiệm chi phí vì hiệu nay nông dân sử dụng yếu tố đầu vào quá lãng phí nhưng kết quả mang về thấp từ đó dẫn đến thu nhập của người nông dân bị mất đi một phần đáng kể do chi phí. Nếu làm được các điều trên thì lợi nhuận mà cam sành mang lại cho nông dân trồng cam ở xã Đông Phước và Phú Hữu sẽ tăng cao, để tạo nên nhiều ngôi làng tỷ phú cam sành trên vùng quê này.

Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất:

Các cơ quan, ban ngành quan tâm đầu tư cho việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đê bao thủy lợi hơn nữa để vừa đảm bảo nguồn nước tưới tiêu vào mùa khô, vừa đảm bảo an toàn khi bị lũ, không để tình trạng ngập lụt xảy ra dẫn đến việc nông dân mất mùa do ngập úng.

Cần nâng cấp hệ thống giao thông đặc biệt là khu vực ấp Đông Bình của xã Đông Phước vì nơi đây có một con sông lớn chảy qua mà chỉ có phà trọng tải nhỏ làm phương tiện qua lại nên xe tải không thể qua để chở cam đi tiêu thụ được, nếu có một cây cầu bắt qua và thiết kế để cho xe có trọng tải lớn đi qua thì việc này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vận chuyển cam sành đi tiêu thụ nhằm giảm chi phí vận chuyển, tăng thêm lợi nhuận cho nông hộ và tạo ra một con đường liền mạch không bị gián đoạn cho địa phương.

Về khâu tiêu thụ sản phẩm:

Cần đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác liên kết các hộ nông dân lại với nhau bằng hình thức hợp tác xã, hội nông dân, hội thảo…để cùng cung cấp thông tin về giá cả kịp thời cho nhau, tránh tình trạng bị các thương lái liên kết với nhau để ém thông tin về giá cả nhằm thu lợi cho mình, đẩy mạnh việc quản bá cam sành của huyện Châu Thành nói chung và xã Đông Phước, Phú Hữu nói riêng để tìm hướng tiêu thụ mới ngoài việc tiêu thụ trong nước như hiện nay.

80

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 93)