Chi phí sản xuất cam sành cho lần thu hoạch hiện tại

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 72)

Cũng giống như chi phí cho lần thu hoạch đầu tiên, chi phí cho việc sản xuất cam sành cho lần thu hoạch hiện tại cũng bao gồm các chi phí như: LĐGĐ, lao động thuê, phân bón, thuốc BVTV, khấu hao cơ bản, nhiên liệu và chi phí thuê đất. Các khoản chi phí cơ bản này sẽ được thể hiện cụ thể qua bảng 4.28:

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

58

Bảng 4.28: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch hiện tại trên 1.000m2

ĐVT: 1.000 đồng/1000 m2 Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí thuốc BVTV 166,67 3.500,00 858,52 564,02 Chi phí LĐGĐ 610,00 4.050,00 2.176,23 836,18 Chi phí phân bón 586,67 13.320,93 4.305,97 2.393,42 Chi phí lao động thuê 0,00 1.631,25 420,59 388,53 Chi phí nhiên liệu 38,50 552,36 225,56 119,52 Chi phí khấu hao cơ bản 14,46 365,71 121,15 87,42 Chi phí thuê đất 2.700,00 3.200,00 3.040,00 96,02 Tổng chi phí có LĐGĐ 5.982,24 20.974,86 11.148,02 3.079,44 Tổng chi phí không có LĐGĐ 4.798,41 18.637,66 8.971,79 2.714,19 Tổng chi phí không có LĐGĐ và thuê đất 1.998,41 15.637,66 5.931,79 2.708,02

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 9/2013)

Trong lần thu hoạch hiện tại thì cơ cấu chi phí đã có sự thay đổi hẳn so với cơ cấu chi phí của lần thu hoạch đầu tiên, từ bảng 4.28 ta có được:

Đối với LĐGĐ: Trong tổng chi phí cho việc sản xuất cam sành ở lần thu hoạch đầu tiên thì chi phí LĐGĐ chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đến lần thu hoạch gấn nhất thì chi phí LĐGĐ chỉ đứng ở vị trí thứ ba chiếm chiếm 19,52% tổng chi phí với chi LĐGĐ thấp nhất là 610.000 đồng, cao nhất là 4.050.000 đồng và trung bình là 2.176.230 đồng. Chi phí lao động gia đình được giảm đi là do thời gian chăm sóc cây ngắn hơn so với lần thu hoạch đầu tiên, trong lần thu hoạch đầu tiên thì phải đợi từ 2 – 3 năm thì nông hộ mới có thể thu trái được, nhưng lần hiện tại khoảng thời gian này được rút ngắn rất nhiều nên các chi phí chăm sóc cây được giảm đáng kể. Cụ thể:

+ LĐGĐ sử dụng cho việc bón phân chiếm một tỷ trọng tương đối, chiếm 13,45% trong chi phí LĐGĐ, trung bình là 292.640 đồng, thấp nhất là 37.500 đồng và cao nhất là 1.066.670 đồng.

+ Tương tự như bón phân, LĐGĐ sử dụng cho việc phun thuốc trong lần thu hoạch này chiếm tỷ trọng cao thứ hai với 20,62% trong tổng cơ cấu chi phí, trung bình là 448.970 đồng, cao nhất là 1.000.000 đồng và thấp nhất là 50.000 đồng.

+ Một khoản chi phí khác phải nhắc đến là chi phí chăm sóc (làm cỏ, tỉa nhánh, tỉa trái, buộc nhánh...) mà LĐGĐ bỏ ra. Theo khảo sát chi phí này

59

chiếm 13,68%, trung bình là 297.610 đồng, thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 1.000.000 đồng.

+ Một khoản chi phí mà chiếm tỷ trọng trong cơ cấu chi phí LĐGĐ lớn nhất là chi phí tưới tiêu và trong lần thu hoạch này cũng vậy. Chi phí tưới tiêu chiếm 40,43% trong tổng cơ cấu chi phí LĐGĐ, thấp nhất là 150.000 đồng, cao nhất là 1.800.000 đồng và trung bình là 877.810 đồng.

+ Một chi phí nữa phải kể đến đó là chi phí thu hoạch, trong lần thu hoạch này chi phí thu hoạch chiếm một tỷ trọng cao hơn nhiều so với lần thu hoạch đầu tiên vì cây cho trái nhiều, cây lớn và cao, tán rộng nên việc thu hoạch khó khăn hơn, lần này chi phí thu hoạch chiếm 11,91%, mức trung bình là 259.200 đồng, thấp nhất là 75.000 đồng, cao nhất là 800.000, cũng như lần trước lúc thu hoạch thì LĐGĐ chỉ đi theo và bẻ những trái còn xót lại, việc hái trái chính là do lao động mà thương lái đem theo.

Đối với lao động thuê: cũng như lần thu thoạch đầu tiên, nông hộ rất ít khi thuê lao động để làm vườn nên khoản chi phí này chiếm tỷ trọng thấp, chỉ chiếm 3,77% trong tổng cơ cấu chi phí, trung bình là 420.590 đồng, cao nhất là 1.631.250 đồng và thấp nhất là 0 đồng. Cụ thể:

+ Đối với khâu làm cỏ chăm sóc chi phí bỏ ra mà nông hộ thuê lao động trung bình là 46.020 đồng chiếm 10,94% tổng chi phí lao động thuê.

+ Đối với khâu thu hoạch: đây cũng là một khoản chi phí đối với tiền thuê lao động nhưng do khi thu hoạch chủ yếu là thương lái lại cắt trái nên nông hộ không cần thuê thêm nhiều lao động, chi phí trung bình là 294.660 đồng chiếm 70,06%, chi phí thuê lao động cho thu hoạch cao nhất là 1.000.000 đồng và thấp nhất là 0 đồng.

+ Đối với khâu tưới nước: hầu như toàn bộ các lần tưới nước thì LĐGĐ đều làm cả, rất ít người thuê lao động để tưới nước cho vườn cam của mình, chi phí này chỉ chiếm 5,33% với mức trung bình là 22.390 đồng, cao nhất là 557.140 đồng và thấp nhất cũng là 0 đồng.

+ Đối với khâu bón phân: Trong khâu này một số gia đình có thuê lao động là do nông hộ bận việc hay muốn làm gấp nên mới thuê thêm lao động để phụ giúp mình nhưng ở lần thu hoạch này thì cây đã lớn và nông dân có thời gian nhàn rỗi nhiều nên họ sẽ làm tự làm chứ rất ít khi thuê thêm lao động, chi phí này chiếm 4,56% với mức trung bình là 19.180 đồng, thấp nhất là 0 đồng và cao nhất là 342.860 đồng.

+ Đối với khâu phun thuốc: trong lần thu hoạch này thì nông hộ sẽ phun thuốc là chủ yếu, nếu cần thì họ sẽ nhờ anh em hay bà con đến phụ giúp nên

60

chi phí thuê lao động cũng thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 9,11% trong tổng cơ cấu chi phí, thấp nhất vẫn là 0 đồng, cao nhất là 600.000 đồng và trung bình là 38.330 đồng.

Chi phí phân bón: trong lần thu hoạch hiện tại, khoản chi phí này đã chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí, chiếm 38,63%, mức trung bình cho chi phí phân bón là 4.305.970 đồng, thấp nhất là 586.670 đồng và cao nhất là 13.320.930 đồng. Cũng tương tự như ở lần thu hoạch đầu, nông dân cũng sử dụng các loại phân như: NPK 20 – 20 – 15, NPK 20 – 20 – 5, NPK 16 – 16 – 8, DAP, URÊ và URÊ+TE, trong lần này thì phân hữu cơ được sử dụng nhiều hơn, và một số hộ dân còn sử dụng phân vi sinh, sử dụng nấm đối kháng như Trichodema, Stretomyces để phần trừ bệnh thối rể ở cam sành. Nhưng trong lần này thì phân được bón với lượng nhiều hơn rất nhiều vì cây đã lớn và phải nuôi trái nên đòi hỏi phải cung cấp cho cây một lượng dinh dưỡng khá lớn.

Chi phí thuê đất: cũng như đợt thu hoạch đầu tiên đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi phí của việc trồng cam sành lần thu hoạch hiện tại, chiếm 27,27% với mức trung bình là 3.040.000 đồng, thấp nhất là 2.700.000 đồng và cao nhất là 3.200.000 đồng, cũng giống như lần thu hoạch đầu tiên, tất cả các nông hộ điều không thuê đất để canh tác nhưng phần chi phí này vẫn phải tính vào chi phí cho việc trồng cam sành, vì nếu nông hộ không trồng cam sành mà cho người khác thuê đất thì số tiền đem lại cho họ cũng là một khoản lớn và trở thành thu nhập của họ, nên dù đất nhà thì khoản mục chi phí thuê đất vẫn phải được tính vào để biết được sự lời, lãi của nông hộ.

Chi phí thuốc BVTV: chi phí này cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí cho lần thu hoạch hiện tại, trung bình là 858.520 đồng, chiếm 7,70% trong cơ cấu tổng chi phí, thấp nhất là 166.670 đồng và cao nhất là 3.500.000 đồng. Tuy trong đợt thu hoạch hiện tại nông dân phun thuốc ít lần hơn so với đợt thu hoạch lần đầu tiên nhưng mỗi lần phun thuốc thì liều lượng điều tăng lên, rất nhiều loại thuốc được sử dụng như thuốc trừ sâu, trừ nấm bệnh, thuốc dưỡng cây, dưỡng trái, thuốc kích thích ra bông, thuốc làm cho trái sáng bóng,…

Tiếp đó là khoản chi phí nhiên liệu và chi phí khấu hao cơ bản cả hai loại chi phí chiếm một tỷ trọng thấp cơ cấu tổng chi phí. Chi phí khấu hao cơ bản cho lần thu hiện tại thấp hơn so với lần thu hoạch đầu tiên vì thời gian từ lúc chỉ là 1 năm chứ không phải 2 – 3 năm như lần đầu tiên, mức trung bình là là 121.150 đồng chiếm 1,09%. Chi phí nhiên liệu cho lần thu hoạch hiện tại

61

trong năm nay cũng là xăng, dầu chiếm chủ yếu với mức trung bình là 225.560 đồng, chiếm 2,02%, thấp nhất là 38.500 đồng và cao nhất là 552.360 đồng.

Từ các khoản mục chi phí, để thấy rõ cơ cấu chi phí của cam sành trong lần thu hoạch hiện tại ta có hình 4.5 sau:

Qua hình 4.5 cơ cấu chi phí của lần thu hoạch hiện tại được tính từ lúc kết thúc đợt trái năm 2012 và được tính từ ngày 20/08/2012 cho đến tháng ngày 20/9/2013, hầu hết các nông hộ đã thu hoạch xong trái và cũng bắt đầu cho vụ mới nên đây là thời điểm thích hợp để tất toán chi phí. Như hình 4.5 ta thấy khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất đó chính là phân bón, chiếm 38,63% trong tổng cơ cấu chi phí, tiếp đến là chi phí thuê đất chiếm 27,27%, kế đến là chi phí LĐGĐ chiếm 19,52%, các chi phí khác lần lượt là chi phí thuốc BVTV chiếm 7,70%, chi phí thuê lao động chiếm 3,77%, chi phí nhiên liệu chiếm 2,02% và cuối cùng là chi phí khấu hao cơ bản chiếm 1,09%.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)